Chán nghề tiếp viên hàng không ‘tẻ nhạt’, cô gái 25 tuổi chạm đến ước mơ trở thành một phi công máy bay

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một cô gái trẻ từng là một nữ tiếp viên hàng không làm việc trong khoang hành khách. Nhưng vì cảm thấy công việc quá tẻ nhạt và thích mạo hiểm, cô đã quyết định xin nghỉ việc, thay vào đó, cô gái đã cố gắng học để trở thành một phi công trong khoang lái máy bay.

Suzie McKee (25 tuổi) đến từ Portsmouth, Hampshire (Anh), đã dành một năm làm tiếp viên cho hãng hàng không British Airways, nhưng cô tiết lộ rằng bản thân cảm thấy mệt mỏi khi phải thực hiện những công việc lặp lại thường ngày, bao gồm hướng dẫn an toàn, phục vụ đồ ăn và rót đồ uống cho hành khách. Suzie cho biết, cô đang tìm kiếm một công việc mạo hiểm và vui vẻ hơn.

Tôi đã có một khoảng thời gian tuyệt vời khi trở thành một nữ tiếp viên hàng không, nhưng tâm trí của tôi luôn xuất hiện hình ảnh được ngồi trên ghế phi công vào một ngày nào đó.
Tôi đã có một khoảng thời gian tuyệt vời khi trở thành một nữ tiếp viên hàng không, nhưng tâm trí của tôi luôn xuất hiện hình ảnh được ngồi trên ghế phi công vào một ngày nào đó.

Tờ Metro dẫn lời của Suzie:

“Tôi đã có một khoảng thời gian tuyệt vời khi trở thành một nữ tiếp viên hàng không, nhưng tâm trí của tôi luôn xuất hiện hình ảnh được ngồi trên ghế phi công vào một ngày nào đó. Tôi biết bản thân không có đam mê làm phục vụ mì ống cho hành khách ở khoang phía sau. Thực sự, tôi muốn ở phía trước máy bay, nơi diễn ra hành động".

Suzie tỏ ra rất nhiệt tình khi tình nguyện mang trà vào buồng lái cho các phi công và hỗ trợ một số công việc cho họ.

Cảm thấy hứng thú với việc theo đuổi ước mơ của mình, cô gái tốt nghiệp khoa ngôn ngữ học đã quyết định bỏ việc tại British Airways và bắt đầu quá trình trở thành phi công. Để được tham gia khóa đào tạo tại một trường dạy phi công trị giá 120.000 bảng Anh (153.000 USD), Suzie đã quyết tâm vừa làm nhân viên phục vụ vừa làm lễ tân nhà xe. Sau một thời gian, cô kiếm được 30.000 bảng Anh (38.234 đô la Mỹ) và vay phần còn lại từ cha mẹ.

Cảm thấy hứng thú với việc theo đuổi ước mơ của mình, cô gái tốt nghiệp khoa ngôn ngữ học đã quyết định bỏ việc tại British Airways và bắt đầu quá trình trở thành phi công.
Cảm thấy hứng thú với việc theo đuổi ước mơ của mình, cô gái tốt nghiệp khoa ngôn ngữ học đã quyết định bỏ việc tại British Airways và bắt đầu quá trình trở thành phi công.

Vào tháng 2 năm 2019, Suzie gia nhập Flybe Group, nhưng thật không may, chỉ một tháng sau, hãng hàng không khu vực lớn nhất của Châu Âu bị phá sản, khiến 2.000 nhân viên rơi vào tình cảnh thất nghiệp. Tuy nhiên, điều đó không ngăn được Suzie theo đuổi ước mơ của mình. Cô tiếp tục học tại trường bay FTEJerez ở Jerez, Tây Ban Nha.

Ám ảnh với ước mơ trở thành phi công, Suzie kể rằng khi cô ấy còn là một tiếp viên hàng không, mỗi lần nghe các phi công thông báo với hành khách rằng họ sắp hạ cánh an toàn sau một chuyến bay dài, Suzie cũng muốn có thể tự mình làm được điều đó trong tương lai.

Suzie còn giải thích rằng với tư cách là một phi công, cô có cơ hội được nhìn ra cửa sổ, chiêm ngưỡng và trải nghiệm tận mắt những cảnh đẹp của bầu trời và cảnh vật bên dưới.
Suzie còn giải thích rằng với tư cách là một phi công, cô có cơ hội được nhìn ra cửa sổ, chiêm ngưỡng và trải nghiệm tận mắt những cảnh đẹp của bầu trời và cảnh vật bên dưới.

Suzie còn giải thích rằng với tư cách là một phi công, cô có cơ hội được nhìn ra cửa sổ, chiêm ngưỡng và trải nghiệm tận mắt những cảnh đẹp của bầu trời và cảnh vật bên dưới.

Đối với Suzie, đó sẽ là một cuộc phiêu lưu khám phá đầy thú vị khi đưa hành khách của mình đến một nơi lần đầu tiên mà họ đặt chân tới, hoặc bay hàng ngàn dặm chỉ để giúp những người thân xa cách có cơ hội được gặp nhau sau một thời gian dài, theo tờ DailyMail.

Tuy nhiên, “ý nghĩa lớn nhất” của việc trở thành một phi công, như Suzie chia sẻ, là có thể “cảm thấy được niềm hạnh phúc khi bạn đã đưa hành khách hạ cánh thành công”.

Tuy nhiên, “ý nghĩa lớn nhất” của việc trở thành một phi công, như Suzie chia sẻ, là có thể “cảm thấy được niềm hạnh phúc khi bạn đã đưa hành khách hạ cánh thành công”.
Tuy nhiên, “ý nghĩa lớn nhất” của việc trở thành một phi công, như Suzie chia sẻ, là có thể “cảm thấy được niềm hạnh phúc khi bạn đã đưa hành khách hạ cánh thành công”.

Về quá trình đào tạo của mình, Suzie chắc chắn đã trải qua một chặng đường dài. Vào tháng 11 năm 2020, cô đã tham gia kỳ thi lấy Giấy phép Phi công Vận tải Hàng không (ATPL) để được chứng nhận trở thành một phi công thực thụ.

Suzie nói:

“Tôi nhìn lại và nghĩ rằng thật kỳ lạ khi tôi từng là người phục vụ mọi người bữa ăn trên chuyến bay. Và bây giờ tôi lại trở thành người lái những chiếc máy bay mà họ đang ngồi”.

“Tôi nhìn lại và nghĩ rằng thật kỳ lạ khi tôi từng là người phục vụ mọi người bữa ăn trên chuyến bay. Và bây giờ tôi lại trở thành người lái những chiếc máy bay mà họ đang ngồi”.
“Tôi nhìn lại và nghĩ rằng thật kỳ lạ khi tôi từng là người phục vụ mọi người bữa ăn trên chuyến bay. Và bây giờ tôi lại trở thành người lái những chiếc máy bay mà họ đang ngồi”.

(*) Ảnh đăng dưới sự cho phép của Carters News.

Hoàng Tuấn
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Chán nghề tiếp viên hàng không ‘tẻ nhạt’, cô gái 25 tuổi chạm đến ước mơ trở thành một phi công máy bay