Chiếc chìa khoá vạn năng của một nhà giáo

Giúp NTDVN sửa lỗi

Người xưa có câu: “Thầy già, con hát trẻ", quả đúng như vậy. Trải lòng của một người thầy già có nhiều năm tháng đứng trên bục giảng, từng trải qua thăng trầm sinh tử của bệnh tật. Một chút lắng đọng trong tâm sự của ông xin gửi tới đồng nghiệp đang ươm trồng các thế hệ tương lai cho đất nước nhân ngày 20 tháng 11.

Nhà giáo Phạm Huy Thấng từng tham gia giảng dạy 5 năm tại Trường cấp 3 Mai Châu, Hoà Bình. Sau ông về Hà Nội giảng dạy 10 năm tại trường cấp 3 Nguyễn Trãi, rồi chuyển sang trường cấp 3 Trần Hưng Đạo tiếp tục ‘cầm phấn gõ đầu trẻ’ 13 năm. Sau 28 năm đứng lớp ông nghỉ hưu ở tuổi 60, khép lại những năm tháng gắn bó với học trò.

Người thầy già mái tóc đã nhuốm bạc, 28 năm từng phủ bụi phấn trầm mặc suy tư về tương lai của thế hệ trẻ hôm nay. Câu hát thắm đượm hình ảnh và nỗi lòng của người thầy trong mắt học trò vẫn còn vang vọng:

“Khi thầy viết bảng,
Bụi phấn rơi rơi
Có hạt bụi nào rơi trên bục giảng
Có hạt bụi nào rơi trên tóc thầy…”

Ở tuổi 75, ông từng trải qua các biến cố lịch sử, đọc và nghiên cứu nhiều văn tịch truyền thống, ông ngưỡng vọng một quá khứ mà mối quan giao giữa thầy - trò luôn là sự tôn nghiêm.

Kế thừa những tinh hoa truyền thống: "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư". Người thầy không những làm tròn chức trách của người thầy, mà còn có tấm lòng bao dung của người cha.

Người xưa đặt trọng vào chữ ‘tâm’ rồi mới đến chữ ‘tài’. Đại thi hào nổi tiếng Nguyễn Du trong Truyện Kiều từng viết:

"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài".

Chứng kiến sự ‘trượt dốc’ của cả thầy và trò

Nhà giáo Phạm Huy Thấng tâm sự: Những lời giáo huấn của người xưa, ngày nay đã không còn được xem trọng. Thời hiện đại này, chứng kiến nhiều sự vụ như bảo mẫu đánh đập trẻ mầm non, thầy trở thành ‘yêu râu xanh', cô ‘làm khó’ để trò đi học thêm… Rồi thầy ‘tống tiễn' cô ra khỏi lớp một cách bạo lực không thèm đếm xỉa tới hình ảnh ‘tôn sư trọng đạo' trước mặt toàn thể học trò… rồi phụ huynh bắt hiệu trưởng quỳ gối xin lỗi… Đủ loại hình thái khiến người ta phải giật mình.

Còn trò, đánh nhau không còn dành cho nam sinh nữa mà nữ sinh cũng túm tóc, giật đầu, đấm đá như xã hội đen ngay với bạn cùng lớp, quay video tung lên mạng, hạ thấp, sỉ nhục nhân phẩm người khác. Chém giết chỉ vì khó chịu với một cái nhìn của “đứa khác" dù không thù hằn hay quen biết.

bao hanh.png
Hành vi của những đứa trẻ sẽ méo mó bắt đầu bằng trải nghiệm đầu đời đau lòng này. Bài báo đăng trên tờ vnExpress.
bao hanh2.png
Khi mạng sống bị coi rẻ và cái ác lên ngôi. Bài báo đăng trên tờ Tuổi trẻ ngày 17/07/2022

Ông đau đáu một nỗi niềm mỗi khi nhìn thấy trên mặt báo xuất hiện việc đau lòng, có lẽ ‘bản năng’ của một nhà giáo vẫn ngấm ở trong ông. Ông chia sẻ: tâm hồn đứa trẻ sẽ tổn thương thế nào nếu lần đầu tới lớp chúng đã tiếp xúc với một bảo mẫu độc ác và tàn bạo. Lớn hơn nữa, bậc tiểu học, bủa vây xung quanh đều là những mời gọi của games, hàng quán rồi “bệnh” ganh đua “thành tích” học tập bắt đầu ngấm vào những tuy duy non nớt. Đây là tiền đề của nhân tố tranh đấu, đố kỵ, thiệt hơn, thiếu đi lòng trắc ẩn và bao dung…

Quá nhiều thứ khiến cha mẹ mất phương hướng, đôi khi bất lực không biết bảo vệ con trẻ ra sao. Nhiều gia đình hiện tại cũng không còn là gia đình thuần tuý truyền thống nữa. Cha mẹ mải kiếm tiền không dạy dỗ được con cái, giao phó toàn bộ cho trường học. Trẻ hư thì xung đột gia đình. Con trẻ oán hận bố mẹ không quan tâm, cha mẹ bực tức con hư hỏng, một cái vòng luẩn quẩn hệ lụy cho xã hội ngày càng tụt dốc về đạo đức.

Con đường cứu nguy duy nhất - trở về truyền thống

Ông nghiền ngẫm, cái gì đã làm thay đổi nhân cách và đạo đức xuống cấp nhanh như vậy? Người Việt xưa từ vỡ lòng đã học: "Nhân chi sơ, tính bản thiện", người ta sinh ra vốn tính bản thiện. Vậy mà ngày nay nhiều người già thiếu nhân cách, thiếu tự trọng… ông Thấng nói: “Tôi đọc một cuốn sách khá nổi tiếng trong đó viết ‘không phải người lớn trở nên xấu đi, mà là thế hệ người xấu đã lớn lên'. Câu nói này thật là đúng”.

Chín năm trước, một ngày ông đã tìm thấy lời giải đáp cho số phận của chính mình và đáp án giúp xoay chuyển vấn nạn đạo đức đang băng hoại hôm nay. Ông phát hiện ra: nhân phẩm, nó phải được ươm trồng từ giá trị tinh thần và nuôi dưỡng trong những gia đình còn lưu tồn văn hoá truyền thống.

Văn hoá truyền thống lưu truyền ‘trên đầu ba thước có Thần linh' khuyến khích con người sống hành Thiện tích đức. (Tranh: Locmingduong)

Khi giá trị tín Thần còn tồn tại trong tâm trí và khi giáo lý thiện ác hữu báo của văn hoá truyền thống quay trở lại, điều đó sẽ khiến con người giữ gìn được phẩm hạnh và không dám làm điều ác. Lời giải bài toán hóc búa của toàn thể xã hội đang tụt dốc này chính là phải đưa văn hoá truyền thống quay trở lại.

Mẹ ông từng dạy: “tâm động quỷ thần tri”, tức là: “ta nghĩ gì Thần Phật đều biết". Bà dặn dò con cái hãy cố gắng sống cho trung thực và thiện lương.

Vẫn câu chuyện của chín năm về trước, năm 2013, khi ông đang ở tận cùng của tuyệt vọng cả về thể chất lẫn tinh thần, lúc lâm vào tuyệt lộ, ông bỗng tìm thấy chân lý giúp ông vượt qua cánh cửa tử thần.

Mọi bế tắc vì bệnh tật, những suy nghĩ tiêu cực và cái nhìn bi quan với xã hội đã tan biến khi ông đọc được cuốn sách Chuyển Pháp Luân. Cả một đời đứng trên bục giảng, từng đào tạo nhiều thế hệ học trò, ông thấy tiếc vì đã không còn cơ hội trao truyền lại cho các thế hệ giá trị sống của Chân Thiện Nhẫn.

Đây là giá trị phổ quát chân chính nhất của nhân loại. Giá trị cốt lõi này có thể cải biến nhân tâm người ta hướng thiện và tốt lên từng ngày. Đây là chiếc chìa khoá vạn năng mà mỗi giáo viên cần có để ươm trồng lên những mầm sống thiện lương cho tương lai.

Chân Thiện Nhẫn đã thay đổi ‘bản tính khó dời' của một người già

Ông cho biết: “Người già rất khó thay đổi. Những gì tích lũy cả đời của họ đã thành thâm căn cố đế. Già rồi đầu óc còn trì trệ, bảo thủ. Một ông lão cứng đầu như tôi đã thay đổi vô cùng lớn sau khi chân chính tu học theo Chân Thiện Nhẫn của Pháp Luân Công".

Nhà giáo Phạm Huy Thấng đang chuẩn bị đọc cuốn Thiên thư Chuyển Pháp Luân. (Ảnh: NTDVN)

Ông nói tiếp: “Tinh thần tôi đã thay đổi, tôi vốn là người có tư tưởng hẹp hòi, ích kỷ đầu não chứa đầy bức xúc, lại không mấy có lòng tin với bản thân hay ai đó. Khi tu tập Pháp Luân Công tôi thấy mình như được mở ra nhiều cánh cửa tri thức mới. Những hiểu biết trước kia trở nên quá nhỏ bé và đáng thương. Tôi mở lòng hơn, tận tâm giúp đỡ người khác”.

“Hiện tại tôi đã hoàn toàn trở thành một con người khác. Pháp Luân Công đã điều chỉnh thân thể cho tôi từ một ông lão bệnh tật, hư hoại toàn diện trở thành một chàng trai 75 tuổi khỏe mạnh tràn đầy sức sống”.

“Từ một người huyết áp cao, mạch vành, loạn nhịp tim và tắc tĩnh mạch, tiểu đường, u xơ tiền liệt tuyến. Hệ tiêu hóa: ăn không tiêu, đại, tiểu tiện khó kiểm soát. Hệ thần kinh: trí nhớ giảm sút trầm trọng. Mắt đã xuất huyết đáy mắt và bong võng mạc, nhìn không rõ, đọc không được. Tai ù 24/24 giờ, có biểu hiện của điếc. Đi lại rất khó khăn”.

“Thuốc tây cứ 10 phút uống một lần. Toàn tâm, trí đặt vào việc tìm phương thuốc để chữa trị. Khi đó tôi đã hết hy vọng, tôi hoàn tất dần các công việc để chuẩn bị kết thúc cuộc đời”.

Nhà giáo Phạm Huy Thấng đang luyện bài công pháp thứ 5 - Thần thông gia trì pháp của Pháp Luân Công. (Ảnh: NTDVN)

Ông vui vẻ nói tiếp:Pháp Luân Công thật vô cùng tuyệt diệu, Tôi đã vĩnh biệt mọi loại bệnh, mọi loại thuốc, thậm chí đại dịch Covid-19 vừa rồi cũng không thể ảnh hưởng gì tới tôi”.

Đã gần 15 năm “gác bút" không còn đi gõ đầu trẻ, hiện tại đắc được chân Pháp ông Thấng tâm đắc: Xét cá nhân một con người, nếu có ‘Chân’ thì không vòng vo giảo biện, luôn mộc mạc chất phác, sống không để ai phải cảnh giác và cũng không phải cảnh giác ai. Người đó sẽ luôn ăn ngon ngủ tốt. Lại có ‘Thiện' luôn giúp đỡ và sống vì người khác sẽ nhận được sự yêu thương quý mến của những người xung quanh. ‘Nhẫn' là sự bao dung vị tha cho lỗi lầm của người khác, trở thành một người cao thượng, không oán không hận… làm được vậy thì người đó sẽ có được cuộc sống bình yên và thanh thản, nhất định không cầu nhưng sẽ được sống trong sự đằm thắm yêu thương.

Ông nói: “Đây cũng là một cảnh giới trong Chân Thiện Nhẫn của Pháp Luân Công”.

Ông hy vọng rằng bài viết này sẽ truyền cảm hứng tới các thầy cô giáo hiện đang đứng trên bục giảng, có thể một ngày nào đó họ sẽ đặt tâm tìm hiểu đặc tính Chân Thiện Nhẫn, giá trị phổ quát cao nhất trong mọi chuẩn mực của nhân loại.

Ông cũng hy vọng ánh dương Chân Thiện Nhẫn sẽ ngày một lan toả, ban phúc lành tới từng sinh mệnh và toàn xã hội, đưa đạo đức quay trở về.

Tuệ Chân
(Ghi theo lời kể của Nhà giáo Phạm Huy Thấng ngày 10/11/2022)

 



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Chiếc chìa khoá vạn năng của một nhà giáo