Chiến dịch ‘đả hổ diệt ruồi’ của ông Tập: ‘Siêu hổ’ Giang Trạch Dân bao giờ sa lưới? 

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong ba năm đầu tiên lên nắm quyền, ông Tập Cận Bình đã khiến cả thế giới ngạc nhiên với chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi, săn cáo” (ĐH-DR-SC). Trong 3 năm đầu tiên nắm quyền, Tập Cận Bình đã phơi bày lối sống vô luân, nghiện tình dục, ma túy, rửa tiền và thậm chí giết người bịt miệng của một số lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ. 

Tập Cận Bình bị ám sát vì mạnh tay “diệt hổ”?

Từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền tới nay, do liên tiếp có những hành động mạnh tay chống tham nhũng, nên bị ám sát và âm mưu chính biến liên tiếp. Có tin cho rằng, ông Tập Cận Bình đã ít nhất 10 lần gặp nguy hiểm, phần lớn liên quan tới âm mưu ám sát.

Trong đó có ít nhất 5 lần liên quan đến ăn uống. Tháng 12/2017, ông Tập Cận Bình bị đau bụng phải nhập viện cũng là do liên quan đến ăn uống. Ngoài ra, khi ông Tập Cận Bình xuất hành gặp phải ít nhất 4 vụ tai nạn giao thông, chủ yếu là tai họa ngầm xảy ra từ các chuyến bay.

Tạp chí Tranh Minh số ra tháng 10/2017 đưa tin, trước lúc kế nhiệm, ông Tập Cận Bình đã gặp phải ám sát nguy hiểm, khi đó ông Hồ Cẩm Đào nửa đêm hay tin, đã gấp rút thông báo cho ông Tập ở trong nhà không được ra ngoài.

Trong chiến dịch Đả hổ Diệt ruồi Săn cáo của ông Tập, những con hổ lớn như Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, cựu Phó chủ tịch nước Tăng Khánh Hồng đều sa lưới. Tất cả đều phải ngồi tù hoặc quản thúc nội bộ.

Đây có thể là nước cờ của ông Tập để dứt điểm ung nhọt từ vụ “âm mưu đảo chính, soán Đảng, đoạt quyền” của nhóm người Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Lệnh Kế Hoạch và Tôn Chính Tài vào tháng 3/2012.

Ngày 11/6/2015, Chu Vĩnh Khang bị kết án chung thân, tịch thu tài sản (Ảnh chụp màn hình video)
Ngày 11/6/2015, Chu Vĩnh Khang bị kết án chung thân, tịch thu tài sản (Ảnh chụp màn hình video)

Ngoài ra, hàng ngàn quan chức lớn nhỏ đều bị điều tra và ngồi tù, tính ra số lượng ruồi này bị bắt đông không kể hết. Chỉ trong năm 2013 có hơn 6.500 quan chức mất tích, hơn 8.000 quan chức trốn ra nước ngoài, và khoảng 1.500 người tự sát.

Tính đến nay đã có hơn 1 triệu Đảng viên ĐCSTQ bị trừng phạt, bao gồm các tướng lĩnh, các quan chức cấp cao cho đến cấp thấp.

Và cuối cùng, một con hổ lớn nhất được gọi là “siêu hổ”: Đó chính là Giang Trạch Dân đang bị đồn đoán sẽ rơi vào tầm ngắm.

Vậy chiến dịch săn “siêu hổ” này đang diễn biến ra sao?

Những ngày gần đây, một loạt những sự kiện gây chấn động như ngôi sao Triệu Vy và một loạt các nghệ sĩ bị phong sát, cựu Bộ trưởng Tài chính ĐCSTQ Kim Nhân Khánh chết cháy một cách kỳ lạ tại nhà riêng, các tập đoàn như Fantasia, Evergrande Group, China Huarong đều gặp khủng hoảng nợ nần. Tất cả những sự kiện trên liệu có liên quan gì đến chiến dịch vây bắt “siêu hổ” này hay không?

Bộ trưởng Bộ Tài chính của ĐCSTQ chết cháy kỳ dị

Cuối tháng 8 vừa qua, ngôi sao điện ảnh Triệu Vy trở thành tâm điểm chú ý của dư luận khi cô bị phong sát và biến mất một thời gian. Ngay sau đó, Kim Nhân Khánh, cựu Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc, đã bị chết cháy một cách kỳ lạ tại nhà riêng.

Sự việc Kim Nhân Khánh bị chết cháy trên ban công khá kỳ lạ. Truyền thông Trung Quốc đưa tin rằng, khi ông Kim đốt giấy trên ban công cho người vợ mới qua đời, ngọn nến đổ đã gây ra hỏa hoạn. Nhưng điều kỳ lạ là ông ta đã trải qua một cuộc phẫu thuật tim và chỉ có thể ngồi trên xe lăn, xung quanh không có nhân viên phục vụ, diện tích cháy chỉ vỏn vẹn 2m2.

Ông Dương Quang, cựu tổng biên tập tạp chí "Outpost" của Hồng Kông, nói rằng sự việc của Triệu Vy và Kim Nhân Khánh đều có liên quan đến Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng.

Kim Nhân Khánh là nhân vật chủ chốt về tài chính của gia tộc họ Giang, nắm rõ các bí mật rửa tiền của tập đoàn Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng; sau khi Triệu Vy bị phong sát, Giang và Tăng sợ ông Tập tra ra nội tình nên đã giết Kim để diệt khẩu.

Kim Nhân Khánh từng là Bộ trưởng Bộ Tài chính của ĐCSTQ từ năm 2003 đến năm 2007, cùng thời điểm Tăng Khánh Hồng giữ chức vụ phó chủ tịch Ủy ban Thường vụ Trung ương ĐCSTQ.

Hình ảnh ông Tăng Khánh Hoài chụp ảnh chung cùng các nghệ sĩ nổi tiếng Trung Quốc, trong đó nữ diễn viên Triệu Vy đang ôm tay ông này. (Nguồn ảnh Weibo)
Hình ảnh ông Tăng Khánh Hoài chụp ảnh chung cùng các nghệ sĩ nổi tiếng Trung Quốc, trong đó nữ diễn viên Triệu Vy đang ôm tay ông này. (Nguồn ảnh Weibo)

Với trường hợp Triệu Vy, vợ chồng ngôi sao này có số tài sản lớn hơn cả tỷ phú Jack Ma. Triệu Vy có tham vọng quyền lực rất lớn, điều này có thể thấy sau khi cô và người chồng Hoàng Hữu Long kết hôn vì chính trị xong thì liên tục đầu cơ cổ phiếu, rửa tiền cho Giang Trạch Dân ở trong và ngoài nước. Ở Hong Kong, cô ta có Tăng Khánh Hoài, em trai của cựu Phó chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tăng Khánh Hồng hậu thuẫn”.

Đây là nỗ lực của ông Tập Cận Bình nhằm làm sáng tỏ và một mẻ hốt gọn ‘vòng tròn nhỏ quyền quý’ do tập đoàn Giang Trạch Dân hình thành trong giới chính trị và giải trí.

Oanh tạc các tập đoàn “sân sau” của Giang Trạch Dân

Thời gian Giang Trạch Dân nắm chính quyền, một loạt các tập đoàn kinh tế lớn được coi là sân sau của ông ta và Tăng Khánh Hồng xuất hiện. Những tập đoàn này được hưởng mọi ưu ái về chính sách, tiền bạc, thậm chí là rửa tiền.

Fantasia gặp khủng hoảng

Fantasia là công ty của cháu gái Tăng Khánh Hồng - Tăng Bảo Bảo. Tháng 11/2009, Fantasia chính thức được niêm yết trên thị trường chứng khoán Hồng Kông, và chỉ trong vòng 3 năm đã phát triển thành một công ty dịch vụ tài chính kinh doanh đa dạng.

Tuy nhiên, Bloomberg News mới đây cho biết, các ngân hàng quốc tế như Credit Suisse và Citigroup đã ngừng nhận trái phiếu của Fantasia Group làm tài sản cam kết. Trái phiếu của Tăng Bảo Bảo được coi là không có giá trị, giới quan sát cho rằng các ngân hàng quốc tế đã đánh hơi thấy dấu hiệu khủng hoảng của gia đình họ Tăng.

Evergrande đang sụp đổ và số phận chông chênh của CEO

Dưới thời Giang Trạch Dân, năm 1996, Evergrande thành lập vào thời điểm BĐS Trung Quốc bắt đầu bùng nổ. Chính quyền giai đoạn này thoải mái vơ vét đất đai, dồn người dân vào đường cùng buộc phải mua nhà do các doanh nghiệp bất động sản có nhà nước hậu thuẫn cung cấp, ước tính, 3/4 thu nhập của người dân Trung Quốc là để dành mua bất động sản.

Với chiêu thức “hút máu” người dân, Evergrande đã trở thành trung tâm quyền lực trong một nền kinh tế dựa vào thị trường BĐS để tăng trưởng siêu tốc.

Evergrande được cho là lớn mạnh nhờ sự hậu thuẫn của phe Giang Trạch Dân. Năm 2007, tập đoàn này thoát khỏi khó khăn tài chính một cách ngoạn mục nhờ sự hỗ trợ của các tài phiệt Hong Kong có mối quan hệ mật thiết với thế lực của Giang Trạch Dân.

Tập đoàn Evergrande đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ nghiêm trọng. Ngày 13/9, tại Thành Đô, Tứ Xuyên,… người dân đã tập trung tại trụ sở của Evergrande và nhiều chi nhánh khác nhau để đòi nợ.

Một số nhà phân tích cũng cho rằng khoản nợ 2 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương với 305 tỷ USD) của Evergrande lớn hơn Lehman Brothers. Nếu Evergrande tuyên bố phá sản, nó có thể ảnh hưởng đến hơn 150 ngân hàng cho vay và trở thành phiên bản Trung Quốc của “Lehman Brothers”.

Phố Wall có nhiều công ty nắm giữ cổ phiếu của Evergrande như Citi, Goldman Sachs, Morgan Stanley, v.v.,. Một khi “quả bom nợ” này bùng nổ, không chỉ có sóng thần tài chính ở Trung Quốc mà các ngân hàng đầu tư quốc tế cũng có thể mất trắng. .

Tử hình cựu CEO của Huarong

China Huarong - một công ty xử lý nợ xấu được thành lập để ôm khối nợ xấu của Bắc Kinh sau khủng hoảng tài chính Châu Á 1997.

China Huarong nhanh chóng đóng gói lại nợ xấu, bán ra thị trường nợ trong nước, quốc tế kiếm về một lượng tiền tươi khổng lồ, hiện vào khoảng 42 tỷ USD. Lượng tiền này sau đó được tái đầu tư vào vô số lĩnh vực mà China Huarong không có kinh nghiệm. Đây được xem là lý do China Huarong sụp đổ.

Đứng đầu danh sách này là cựu Chủ tịch Lại Tiểu Dân của Công ty Quản lý Tài sản Hoa Dung Trung Quốc (China Huarong Asset Management). Ông này đã bị kết án tử hình hôm 5/1. (STR/AFP / Getty Images)
Cựu Chủ tịch Lại Tiểu Dân của Công ty Quản lý Tài sản China Huarong. Ông này đã bị kết án tử hình. (Ảnh: STR/AFP qua Getty Images)

Nhưng sự gắn bó của China Huarong với thế lực Giang Trạch Dân mới là nguyên nhân cốt lõi khiến tập đoàn này phải tái cấu trúc. CEO của China Huarong là Lại Tiểu Dân phải đứng trước vành móng ngựa. Các tội tham nhũng, hoang dâm của Lại Tiểu Dân bị chính quyền Tập Cận Bình phanh phui triệt để. Lại Tiểu Dân lãnh án tử hình, China Huarong rơi vào trạng thái ngủ đông.

Phong sát giới nghệ sĩ vì rửa tiền và hậu thuẫn cho thế lực Giang Trạch Dân

Quyền lực của tập đoàn Giang Trạch Dân lớn mạnh và có thể duy trì lâu như vậy nhờ nguồn tài chính dồi dào mà thế lực này đã tạo lập trong suốt thời gian ông Giang tại vị.

Gần đây, động thái đánh sập, thay đổi nhân sự, ‘diệt ruồi’ ở các DNNN, các tập đoàn kinh tế tư nhân thân với thế lực Giang, thậm chí phong sát cả giới giải trí vì rửa tiền cho thế lực này cho thấy, Tập Cận Bình đã đi một nước cờ cực kỳ khôn ngoan: Cắt đứt mạch máu tài chính tiếp tế cho tập đoàn Giang Trạch Dân.

Không có tài chính tiếp tế, thế lực này sẽ bị cô lập, các nhân sĩ trung thành sẽ nhanh chóng phản chủ và khả năng đả được con hổ lớn nhất là Giang Trạch Dân là hoàn toàn có thể.

Thế lực Giang Trạch Dân thường được người dân Trung Quốc gọi là tập đoàn ma quỷ vì đã tạo ra một hệ thống kiếm tiền khổng lồ từ các doanh nghiệp nhà nước để vơ vét tài nguyên, tham nhũng, bóc lột nhân công rẻ mạt, cùng một ngành công nghiệp mổ cướp và buôn bán nội tạng người Ngô Duy Nhĩ, người tu luyện Pháp Luân Công. Tập đoàn này được cho là cũng sẵn sàng kiếm tiền cho các đường dây mua bán trẻ em, đầu độc thực phẩm và vật liệu trong nhiều ngành nghề, v.v.

Phe Giang Trạch Dân đã lên kế hoạch ‘soán đảng, đoạt quyền’, và theo Đài truyền hình tiếng Trung bên ngoài Trung Quốc là NTDTV cho biết trong 5 năm tại vị, ít nhất 10 cuộc ám sát ông Tập đã diễn ra.

Cho đến nay, phe cánh của Giang Trạch Dân trong quân đội và chính quyền vẫn còn rất mạnh. Vì vậy, xem ra kế hoạch săn “siêu hổ” của Tập Cận Bình vẫn còn rất dài mà để làm được, ông Tập không chỉ cần những chiến dịch được tính toán kỹ lưỡng, mà đôi khi còn cần cả thần tích hiển linh.

Mộc Trà

 



BÀI CHỌN LỌC

Chiến dịch ‘đả hổ diệt ruồi’ của ông Tập: ‘Siêu hổ’ Giang Trạch Dân bao giờ sa lưới?