Chúng ta có thể làm gì về vấn đề gia tăng bệnh trầm cảm ở trẻ em

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tôi vừa mới trở về từ một lễ tang của một bệnh nhân đã qua đời vì dùng thuốc quá liều. Tôi là một bác sĩ nhi khoa, không phải bác sĩ nội khoa. Cô bé này đã qua đời khi còn quá nhỏ và đã bị mắc chứng trầm cảm.

Cuộc sống của cô bé chứa đầy thử thách nhưng cô bé có những người cha mẹ tuyệt vời và những người anh chị em luôn ủng hộ cô. Và tôi muốn nói rất rõ ở đây rằng: Bố mẹ cô đã làm mọi điều rất đúng đắn. Họ là những người cha mẹ tuyệt vời nhưng không có cách nào chịu trách nhiệm cho cái chết của cô con gái. Và đây là sự thật rất đáng sợ. Buồn thay đây là câu chuyện ngày càng trở nên quá phổ biến.

Tôi đã hành nghề nhi khoa trong 32 năm và chưa bao giờ thấy tỉ lệ bệnh trầm cảm ở trẻ em lớn như chúng tôi thấy hiện nay. Chúng ta có thể đổ lỗi cho Covid và chỉ thị cách ly như một nguyên nhân gây ra sự gia tăng bệnh trầm cảm và lo lắng, trong phần này nó hoàn toàn đúng. Nhưng trước khi Covid xảy ra, rất nhiều bạn thanh thiếu niên chúng ta đã biết trước về nỗi khổ này bởi rất nhiều yếu tố trong công việc.

Sự cô đơn đáng sợ

Đầu tiên, trẻ em của chúng ta đang dần bị dẫn dụ vào sự cô lập của tình cảm và thể chất trong thập kỷ qua. Nếu chúng ta tin rằng mỗi người trong chúng ta được sinh ra với mục đích có được mối quan hệ với Chúa và những người thân yêu, thì sự cô lập là điều vô cùng tàn khốc - đặc biệt là đối với trái tim non nớt của trẻ.

Nhu cầu kết nối thực sự của chúng ta rất sâu sắc. Sự xâm chiếm ngấm ngầm của màn hình đã cho chúng thấy một cách khác và dễ dàng hơn để liên hệ với bạn bè. Chúng ta có thể nghĩ rằng trẻ em được kết nối nhiều hơn bằng tin nhắn và mạng xã hội nhưng đây là một mánh khóe và chúng ta cũng như chúng đều biết điều đó. Những chiếc màn hình gây ra sự cô đơn sâu thẳm!

Chúng ta không thể đánh giá quá cao điều này. Trẻ em quay sang điện thoại để tìm kết nối, nhưng đó không phải là giải pháp. Nó khiến trẻ em cảm thấy tồi tệ hơn.

Sau đó đến dịch COVID, cuộc đấu tranh để tìm kiếm kết nối thực sự mà trẻ em có trước COVID đã tăng lên đáng kể. Các vùng cách ly đã phóng đại vấn đề lên gấp 10 lần. Một số trẻ em chỉ đơn giản là không thể đối phó với tình huống này. Chúng đã cố gắng kết nối nhiều hơn bằng cách dành nhiều thời gian hơn cho điện thoại nhưng khi điều này không thành công, nhiều trẻ chỉ đơn giản là rút lui khỏi cuộc sống.

Sự cô đơn đáng sợ. Những chiếc màn hình gây ra sự cô đơn sâu thẳm! (Ảnh: pexels)

Chúng ta dạy trẻ em những điều gì

Ngoài những chiếc màn hình, chúng ta dạy trẻ em tính độc lập, tính độc đáo hay duy nhất và tự chủ là những phẩm chất đáng khen ngợi. Nhìn từ quan điểm chính đáng, nó đúng là như vậy. Nhưng chúng ta không dạy những điều đó? Vậy chúng ta dạy gì?

Chúng ta dạy những đứa trẻ rằng thành công đạt được là khi có được những điều này mà không có sự cân bằng của sự lệ thuộc, sự giống nhau và sự tương tác cộng đồng.

Khi những đứa trẻ mới lớn từ chối lời khuyên từ cha mẹ, ăn mặc lố lăng hết mức có thể và liên tục từ chối lắng nghe lời khuyên của cha mẹ, chúng ta có thể nói rằng chúng có ý chí mạnh mẽ và thành công.

Nhưng chúng ta biết rõ hơn và chúng cũng vậy, đó là sự độc lập khi còn quá nhỏ khiến trẻ tách biệt khỏi những người khác; tính độc nhất đẩy chúng vào một vùng đất kỳ dị và khiến chúng cảm thấy xấu hổ; và quyền tự chủ dạy chúng rằng chúng không cần ai - thậm chí không cần cha mẹ tốt hay những người thân yêu quan tâm. Kết quả là chúng cảm thấy bị tổn thương và hỗn loạn.

Sự độc lập khi còn quá nhỏ khiến trẻ tách biệt khỏi những người khác. (Ảnh: pexels)

Trái tim non nớt của trẻ

Những gia đình tan vỡ thường gây ra nỗi đau khổ suốt đời cho trẻ em. Không ai muốn nghe điều này nhưng trẻ em muốn nói điều đó. Chúng không "làm tốt" trong khi bố mẹ chúng ly hôn hoặc nhiều tổn thương khác. Chúng không "kiên cường" như chúng ta nghĩ. Vì sao?

Vì chúng là những đứa trẻ có trái tim mềm yếu phụ thuộc vào người lớn để cuộc sống của chúng được an tâm. Khi ly hôn, COVID, chết chóc, hoặc thậm chí quá nhiều phương tiện truyền thông xã hội tấn công, tinh thần non nớt của chúng sẽ bị xé toạc. Nếu không có sự giúp đỡ của cha mẹ, chúng chỉ đơn giản là không biết hạ cánh ở đâu. Một số không hạ cánh. Chúng trở nên chán nản.

Hãy hiểu rằng, tôi không có ý chèn ép bệnh trầm cảm ở trẻ lên trách nhiệm của bố mẹ vì nguyên nhân căn bệnh này quá phức tạp. Di truyền, môi trường, các mối quan hệ, nỗi đau và tính cách đều góp phần gây ra căn bệnh này.

Khi một đứa trẻ bắt đầu cuộc sống với những điều khó khăn, thêm một nỗi đau, sự hoang mang, hoặc thậm chí những người bạn sai trái có thể đưa trẻ đến bờ vực. Điều tốt nhất mà chúng ta làm cho con mình là cố gắng kiểm soát những thứ trong môi trường có khả năng đẩy chúng đến chỗ trầm cảm.

Điều này chúng ta có thể làm. Chúng ta có thể mạnh dạn xác định những gì có tác dụng xấu và loại bỏ. Thật không may, nhiều bậc cha mẹ lại ái ngại điều này. Chúng ta cúi đầu trước câu thần chú rằng: “Tất cả trẻ em đều có điện thoại, dành nhiều thời gian trên mạng xã hội, chơi điện tử trong phòng của chúng, uống rượu và hút thuốc, chúng ta không thể làm gì để giải quyết vấn đề đó, vì chúng ta sẽ gây cho các con cảm giác bị ruồng bỏ”.

Người lớn dùng những cái cớ kia như lời bào chữa mà chúng ta tự đúc kết ra để không phải trở thành kẻ xấu. Tôi hiểu. Con trai tôi và tôi đã từng xảy ra mâu thuẫn vì trò chơi điện tử khi nó còn học trung học. Chúng tôi không cho phép trò chơi điện tử trong nhà. Khi vào đại học, con trai đã cảm ơn chúng tôi. Con trai đã chứng kiến ​​quá nhiều bạn bè dành hàng giờ trong phòng tối để chơi trò chơi điện tử với số tiền 45.000 USD mỗi năm.

Khi cha mẹ ly hôn, COVID, chết chóc, hoặc thậm chí quá nhiều phương tiện truyền thông xã hội tấn công, tinh thần non nớt của chúng sẽ bị xé toạc. (Ảnh: pexels)

Đừng bào chữa

Trẻ em của chúng ta đang sống trong một nền văn hóa độc hại đối với sức khỏe tinh thần chúng. Nó diễn ra từ từ theo thời gian. Một số thay đổi chúng ta chịu trách nhiệm và một số thay đổi thì không. Nhưng bây giờ chúng ta không có lý do gì để không tiếp tục làm những gì chúng ta biết là tốt nhất cho con mình.

Là cha mẹ và ông bà, tôi biết điều này khó khăn như thế nào. Nhưng đó không phải là lý do để bất kỳ ai trong chúng ta quay lưng lại với việc làm những điều phù hợp cho con mình.

Cuối cùng, chúng ta phải đưa ra một số quyết định rất khó khăn và sau đó có đủ can đảm để hành động. Làm những gì bạn có thể để giúp con bạn không bị cô lập về mặt cảm xúc. Giảm dần thời gian sử dụng thiết bị cho trẻ em và cho chính bạn, đồng thời tăng thời gian gặp mặt trực tiếp với chúng. Khuyến khích con bạn gặp gỡ trực tiếp bạn bè. Dạy chúng rằng chúng cần gia đình, bạn bè và Chúa. Chỉ cho chúng cách kết nối thực sự với gia đình - dành thời gian vào cuối tuần cùng nhau, dành thời gian không sử dụng màn hình cho mọi người trong gia đình và trò chuyện với con bạn. Lắng nghe chúng, cười với chúng và chơi trò chơi.

Những điều này có thể không xua đuổi được hết trầm cảm nhưng chúng chắc chắn là một khởi đầu tốt. Trong tâm trí tôi chắc chắn rằng cha mẹ chúng ta có quyền thay đổi cuộc sống của con cái chúng ta.

Lắng nghe chúng, cười với chúng và chơi trò chơi. Những điều này có thể không xua đuổi được hết trầm cảm nhưng chúng chắc chắn là một khởi đầu tốt. (Ảnh: pexels)

Vì vậy, chúng ta hãy tin rằng chúng ta có thể. Tôi đã thấy các bậc cha mẹ ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của con cái họ trong 30 năm qua. Khi các bậc cha mẹ bắt đầu một cách hiệu quả, đó là cơ hội để con cái của họ kết thúc ở một nơi tốt hơn, chứ không phải là một nơi tồi tệ sẽ tăng lên theo cấp số nhân.

Đông Phong

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Chúng ta có thể làm gì về vấn đề gia tăng bệnh trầm cảm ở trẻ em