Chủng tộc có phải là một sự lựa chọn?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Kamala Harris là Phó tổng thống đời 49 của nước Mỹ. Cha mẹ bà Harris là những người nhập cư Jamaica và Ấn Độ. Trong các cuộc tranh luận sơ bộ bà luôn kể với Tổng thống Joe Biden về việc: “Hàng xóm của tôi luôn cấm con cái họ chơi với tôi, chỉ bởi vì chúng tôi là người da đen”. Nhưng trong một phỏng vấn, khi được hỏi trực tiếp về bản sắc cá nhân, bà Harris chỉ đơn giản nói “Tôi chính là tôi”. Kamala Harris rõ ràng đã không đồng nhất quan điểm của mình về chủng tộc.

Khi được chọn làm Phó tổng thống của Tổng thống Joe Biden, bà Harris đã điều hành một chiến dịch truyền thông nhấn mạnh về nguồn gốc người Mỹ gốc Á của mình.

Trong suốt cuộc vận động tranh cử Tổng thống năm 2020, bà Harris luôn nhấn mạnh mình là người da đen và đặc biệt là việc bà từng học tại Đại học Howard, trường Đại học chuyên nghiên cứu về lịch sử người da đen.

Nhưng khi được truyền thông phỏng vấn, bà Phó tổng thống đơn giản mô tả mình là “một người Mỹ”, trích tờ Washington Post.

Kamala Harris rõ ràng đã không đồng nhất quan điểm của mình. Khái niệm “đa chủng tộc” của người Mỹ có khả năng thay thế khái niệm “khác chủng tộc”.

Đa chủng tộc

Trong một nghiên cứu năm 2018 về chủ nghĩa đa chủng tộc, nhà tâm lý học Jacqueline Chen phát hiện ra rằng “có rất ít sự đồng thuận trong cách phân loại cụ thể về chủng tộc” - đối với chủng tộc của các cá nhân đa chủng tộc.

Ví dụ, người Mỹ gốc Á được (người da trắng) coi là thiên về người Châu Á hơn, nhưng người Châu Á lại nhìn nhận là mình là người phương Tây nhiều hơn.

Người Mỹ đa chủng tộc đã chứng minh một quan điểm rằng chủng tộc không phải là một “nhận thức” không thể thay đổi trong cuộc sống, mà là một khái niệm liên quan nhiều hơn đến thái độ cá nhân của người nhận thức và người được nhận thức.

Chủng tộc tác động đến nhận thức

Có thể sẽ có rất nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này. Đầu tiên chúng ta hãy nói đến chủng tộc tác động đến nhận thức. Đúng là như vậy. Tuy nhiên, việc nhận định ngoại hình của một người và thậm chí mối liên hệ của nó với các định kiến về chủng tộc, rất dễ bị bẻ cong. Chủng tộc hầu như không phải là yếu tố chi phối nhận thức của một cá nhân.

Mối quan hệ giữa nhận thức của con người với chủng tộc là rất khác biệt. Một vài thống kê cho thấy, mặc dù “người da đen nghèo” có nhận thức kém về cả mức độ đáng tin cậy và năng lực; những “người da đen trung lưu” lại đạt mức độ tốt trong cả hai tiêu chí, thậm chí còn cao hơn “người da trắng” về mức độ đáng tin cậy.

Người Mỹ da đen, giống như tất cả người Mỹ khác, có khả năng điều chỉnh và liên kết tuyệt vời với xã hội.

Hơn nữa, nhận thức thường được thay đổi bằng cách tương tác với người khác. Một nghiên cứu năm 2018 của nhà Tâm lý học xã hội Lian Satchell đã kết luận rằng, nhận thức sẽ thay đổi đáng kể sau một tương tác ngắn. Ngay cả khi chỉ sau 5 phút trò chuyện với một người, đánh giá ban đầu của người này về người kia sẽ nhanh chóng phát triển và trở nên đa dạng hơn.

Một nghiên cứu như vậy chỉ ra rằng ấn tượng không chỉ đơn giản là cảm nhận thông qua một bức ảnh, mà còn phát triển ngoài đời thực - trong những cuộc hội thoại và tương tác lẫn nhau.

Nếu một người lo ngại về việc liệu “bề ngoài” của mình có làm ảnh hưởng đến cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp hoặc cuộc sống xã hội của họ không, thì họ nên chú trọng hơn đến việc xây dựng hình ảnh bản thân thông qua cách giao tiếp, tỏ ra thân thiện hoặc khiêm tốn để tránh tạo ra xung đột.

Mối liên hệ giữa cái chết của lực lượng sĩ quan và sắc tộc

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y tế Dự phòng Hoa Kỳ năm 2016 đã nghiên cứu đến chủ đề: “Mối liên hệ giữa cái chết của lực lượng sĩ quan và sắc tộc”, chỉ ra rằng:

  • 52% nạn nhân là người da trắng;
  • 32% là người da đen.

Trên thực tế có thể có những sự thiên vị về chủng tộc trong việc kiểm soát chính sách, nhưng những dữ liệu cho thấy chủng tộc hầu như không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến đánh giá của cảnh sát.

Chủng tộc mặc dù cũng là một yếu tố để nhận biết một con người, nhưng đó không phải là duy nhất. Rất nhiều những câu chuyện, tiểu thuyết hay phim ảnh đã dẫn dắt chúng ta nhìn nhận một cách không công bằng về màu da hay sắc tộc của một cá nhân.

Mỗi cá nhân đều có khả năng làm thay đổi nhận thức của người khác về bản thân, dựa trên cách họ chọn thể hiện bản thân mình với thế giới.

Mọi cá nhân đều có thể thể hiện bản sắc cá nhân, nhưng vẫn tuân theo những khuôn mẫu liên quan đến thân thế, chủng tộc. Và điều đó không làm cản trở sự nhìn nhận của mọi người về một cá nhân mang sắc tộc khác.

Liệu có ai đã từng nghĩ rằng “Chủng tộc là một sự lựa chọn!?”

Từ Tịnh

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Chủng tộc có phải là một sự lựa chọn?