Có phải tất cả các loại sữa đều chứa chất bảo quản? Uống sữa có độc và gây ung thư?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sữa, một chất được mệnh danh là “vàng lỏng” - có chứa các chất dinh dưỡng gần như hoàn hảo. Nó không chỉ có thể bổ sung đầy đủ protein mà còn cung cấp cho cơ thể lượng canxi dồi dào và chất lượng cao. Bởi vì sữa rất tuyệt vời, sẽ luôn có những "bình luận bùng nổ" về nó: Các loại sữa đều chứa chất bảo quản? Sữa có độc và gây ung thư?...

Còn thêm nhiều câu hỏi trên “chiến trường về sữa”, như là: Sữa được vắt ra có tốt cho sức khỏe hơn không? Sữa uống vào buổi sáng hay buổi tối? Cần lưu ý gì đến hạn sử dụng của sữa? Sữa có thể để được bao lâu? Sữa nào chứa nhiều chất bảo quản hơn?

Hạn sử dụng của các loại sữa khác nhau khá nhiều, chủ yếu là do phương pháp tiệt trùng và cách đóng gói khác nhau, và không liên quan gì đến “chất bảo quản”. Sữa tiệt trùng có thể bảo quản trên 6 tháng.

Nhiều người nghĩ rằng một số loại sữa có thể để được một tháng, và nó phải chứa nhiều chất bảo quản. Nhưng trên thực tế, sữa có thể bảo quản được một thời gian khá dài - không phải vì nó chứa nhiều chất bảo quản hơn, mà vì việc sản xuất sữa áp dụng phương pháp tiệt trùng khoa học và cách đóng gói độc đáo.

Nói về phương pháp tiệt trùng, một là phương pháp tiệt trùng tức thời bằng nhiệt độ cực cao (UHT) 135-150 ℃ để tiệt trùng sữa trong khoảng 4-15 giây, vì vậy có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng - còn được gọi là "sữa nhiệt độ thường" khi bảo quản trên 6 tháng.

Cách khác là thanh trùng, thường là khử trùng ở nhiệt độ thấp 63-65 ℃, giữ trong 30 phút; hoặc khử trùng ở nhiệt độ cao 72-76 ℃, giữ trong 15 giây; hoặc khử trùng ở 80-85 ℃ trong 10-15 giây. Sữa tiệt trùng có thời hạn sử dụng tương đối ngắn, thường từ 2-7 ngày và cần được bảo quản lạnh.

Nói cách khác, hạn sử dụng của các loại sữa khác nhau rất khác nhau, chủ yếu là do sự khác biệt về phương pháp tiệt trùng và phương pháp đóng gói, và không có mối quan hệ gì với “chất bảo quản”.

Uống sữa có độc và có thể gây ung thư?

Có nhiều tin đồn đoán rằng sữa có chứa hai chất “thúc đẩy ung thư” là yếu tố tăng trưởng giống insulin (IGF-1) và tyrosine, nên uống sữa vào sẽ làm tăng nguy cơ ung thư cho cơ thể người.

Đầu tiên, đối với "IGF-1": Sữa có chứa chất này. Nó là một yếu tố điều chỉnh cơ thể con người. Nó không có hại cho cơ thể nếu không dùng quá nhiều và nó cũng sẽ thúc đẩy sự phát triển của cơ thể.

Ngoài ra, khi nói đến "IGF-1", bản thân nó là một chất protein. Khi đi vào đường tiêu hóa, nó sẽ dễ dàng bị phân hủy bởi các men tiêu hóa. Vì vậy, uống sữa sẽ không làm tăng nồng độ IGF-1 trong máu chút nào, và tất nhiên là không gây ung thư.

Thứ hai, chúng ta hãy nói về “tyrosine”: Tuyên bố rằng tyrosine là chất gây ung thư chủ yếu là từ một thí nghiệm khoa học trước đây. Tế bào ung thư ở những con chuột được cho ăn 20% tyrosine phát triển nhanh hơn. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là trong thí nghiệm này, chuột đã bị ung thư do được cho ăn aflatoxin, do đó không thể xem chất tyrosine là nguyên nhân gây ra ung thư.

Những nhận xét cho rằng uống sữa gây nhiễm độc cơ thể và ung thư là những lời đồn thổi thuần túy, không có cơ chế khoa học (Ảnh của Mario Villafuerte / Getty Images)
Những nhận xét cho rằng uống sữa gây nhiễm độc cơ thể và ung thư là những lời đồn thổi thuần túy, không có cơ chế khoa học (Ảnh của Mario Villafuerte / Getty Images)

Ngoài ra, lượng tyrosine có trong mỗi 100 gam sữa chỉ là 0,159 gam. Theo hàm lượng tyrosine trong thức ăn được thí nghiệm, thì chúng ta cần uống khoảng 9 lít sữa mỗi ngày để đáp ứng liều lượng tyrosine trong thí nghiệm. Nó có thể được thực hiện an toàn cho một người bình thường.

Vì vậy, những nhận xét cho rằng uống sữa gây nhiễm độc cơ thể và ung thư là những lời đồn thổi thuần túy, không có cơ chế khoa học. Hãy xem xét nó một cách thận trọng và uống sữa một cách tự tin.

‘Sữa vắt ra’ bổ dưỡng hơn?

Hiện nay có có rất nhiều cơ sở kinh doanh “sữa tươi”. Nhiều người cho rằng loại sữa này nguyên chất và bổ dưỡng hơn; nhưng mọi thứ không đơn giản như vậy.

Sữa tươi vắt ra không qua xử lý tiệt trùng dễ khiến cơ thể bị nhiễm vi sinh vật như Salmonella và Escherichia coli.

Ngoài ra, những loại sữa như vậy có thể dễ dàng làm tăng rủi ro về an toàn thực phẩm do các yếu tố bên ngoài, chẳng hạn như bản thân người vắt sữa, thiết bị sử dụng của người vắt sữa có được tiệt trùng hay không, con bò có khỏe mạnh không (kháng sinh tiêu chuẩn), và liệu môi trường trong quá trình vắt sữa có đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh hay không... những lý do này đều làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm ở người.

Làm thế nào để chọn và mua sữa an toàn, chất lượng cao?

Trước hết, hãy xác định nhà sản xuất khi mua sữa. Sữa được sản xuất bởi các nhà sản xuất chính thức và đáng tin cậy tương đối an toàn hơn và chất lượng có thể được đảm bảo.

Thứ hai, đối với sữa, bạn nên chọn “sữa tiệt trùng” bảo quản trong tủ lạnh, có nhiệt độ tiệt trùng thấp hơn và khả năng giữ lại chất dinh dưỡng cao hơn.

Hơn nữa, hãy cẩn trọng "sữa giảm giá" và "đồ uống có sữa" khi mua sữa. Các sản phẩm này là sữa hoàn nguyên - được làm từ nguyên liệu là sữa bột hoặc một lượng nhỏ sữa (≥30%) - được thêm nước, phụ gia và các chất khác. Thức uống như vậy không có độ tinh khiết cao.

Cuối cùng, hãy chú ý đến “xuất xứ” và “hình thức” của sữa. Nên chọn sữa nội. Nguồn sữa địa phương ít lưu thông hàng hóa và ít phải bảo quản hơn, đồng thời chất lượng sữa tương đối đáng tin cậy hơn.

Uống sữa như thế nào để khỏe mạnh hơn?

Uống bao nhiêu?

Theo một số khuyến nghị, người lớn nên tiêu thụ 300 gam sữa và các sản phẩm từ sữa mỗi ngày để bổ sung canxi tốt hơn. Đối với những nhóm đối tượng đặc biệt như trẻ em, phụ nữ mang thai, người già... thì nên tăng cường uống sữa một cách hợp lý.

Uống khi nào?

Một số người nói rằng uống sữa vào buổi sáng có thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn; những người khác cho rằng uống sữa vào ban đêm có thể giúp ngủ ngon. Trên thực tế, dù uống sữa vào thời điểm nào thì sự khác biệt cũng không lớn lắm.

Bạn có thể uống vào buổi sáng để bổ sung dinh dưỡng và năng lượng, hỗ trợ cho một ngày học tập (làm việc). Vào buổi tối uống một ly sữa ấm cũng có thể làm ấm bụng, bổ sung dinh dưỡng và thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Tuy nhiên, nên uống trước khi đi ngủ 1-2 tiếng để tránh tăng gánh nặng cho dạ dày và thận (giảm số lần thức dậy đi vệ sinh).

Ngoài ra, nếu bạn không mắc chứng “không dung nạp lactose” thì nên uống sữa trước bữa ăn 30 phút. Uống sữa vào thời điểm này dễ hấp thụ hơn và cũng có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Đó là một lợi ích cho những người muốn giảm cân, vì sữa sẽ chiếm một phần trong dạ dày.

Để bổ sung canxi tốt hơn, bạn nên uống 300 gam sữa hoặc dùng các sản phẩm từ sữa mỗi ngày (Ảnh: Tim Boyle/Getty Images)
Để bổ sung canxi tốt hơn, bạn nên uống 300 gam sữa hoặc dùng các sản phẩm từ sữa mỗi ngày (Ảnh: Tim Boyle/Getty Images)

Một số chi tiết nhỏ về việc uống sữa:

Sữa ấm (35-40°C) là thích hợp nhất cho đường tiêu hóa, không dễ gây kích ứng, và tạo cảm giác thoải mái nhất cho con người.

Sữa không đường khá tốt, giúp cơ thể bạn khỏe mạnh hơn, tránh xa các bệnh sâu răng, béo phì, tiểu đường và các bệnh khác. Ngoài ra, hương vị tự nhiên nhất là tốt hơn, nếu bạn thực sự cảm thấy rằng mùi vị đơn điệu, bạn có thể thêm vài giọt mật ong, nhưng không nên cho quá nhiều.

Việc bảo quản sữa sau khi uống sẽ rất bất tiện và dễ bị vi sinh vật tấn công, vì vậy bạn nên mua một gói sữa nhỏ, uống hết một lần.

Nên để sữa tránh xa ánh sáng; bản thân sữa có chứa các chất nhạy cảm với ánh sáng như riboflavin và porphyrin, dễ ảnh hưởng đến hương vị của sữa sau khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời; do đó, sữa cần được bảo quản tránh ánh sáng.

Phải làm gì nếu uống sữa và bị tiêu chảy?

Một số người bị đau bụng và tiêu chảy ngay khi uống sữa. Đây là chứng “không dung nạp lactose” điển hình, nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể thiếu men lactase. Bạn nên làm gì để khắc phục?

  • Hãy uống một ngụm sữa nhỏ và tăng lượng từ từ để giúp cơ thể nâng cao khả năng dung nạp đường lactose.
  • Ăn một số thức ăn và sau đó uống sữa
  • Chọn sữa chua hoặc sữa không có lactose.

Thanh Vân

Theo aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Có phải tất cả các loại sữa đều chứa chất bảo quản? Uống sữa có độc và gây ung thư?