Con đường tâm linh của một cựu tín đồ Giáo Hữu Hội

Giúp NTDVN sửa lỗi

Jennie Sheeks, 45 tuổi, giám đốc truyền thông của một tổ chức phi lợi nhuận, đã quan tâm đến nỗi đau khổ của người khác từ khi còn nhỏ. Cô nói với The Epoch Times: "Điều đó làm trái tim tôi tan nát. Tôi không thể thoải mái theo đuổi hạnh phúc riêng của mình, khi biết người khác đang đau khổ".

Cô gái giàu tình thương với hoài bão lớn

Ở trường trung học ở Philadelphia, cô thường mua thêm một chiếc bánh sandwich cho người đàn ông vô gia cư ở địa phương tên là John. Cô ấy nói rằng, cô không thể phớt lờ sự hiện diện của ông ấy. Tuy nhiên, cô biết rằng những cử chỉ nhỏ như thế này sẽ không thực sự giải quyết được vấn đề. Cô muốn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa trong cuộc sống của những người khác.

Jennie Sheeks cho biết, cô nhớ rất rõ ngày mà cô 17 tuổi, "ở Philadelphia, tôi đang đi bộ trên một vỉa hè yên tĩnh gần nhà, tôi dừng lại ở góc phố, nhìn lên bầu trời và cầu xin Chúa chỉ dẫn cho tôi. Tôi hứa sẽ dâng hiến cuộc đời mình nếu Ngài chỉ đường cho tôi”.

Jennie lớn lên trong một gia đình tín đồ Giáo Hữu Hội. Cô cho biết, tâm linh và mối liên hệ với Chúa luôn là cốt lõi trong cuộc sống của cô.

Jennie tìm cách giúp đỡ người khác và nghiên cứu sự giao thoa giữa tâm linh và hoạt động tích cực. Với bằng đại học về thay đổi xã hội tại trường đại học, cô ngày càng tham gia nhiều hơn vào hoạt động tích cực và tham gia các cuộc biểu tình bất bạo động. Tuy nhiên, cô không chắc mình đã tìm ra giải pháp. Cô hoài nghi, chỉ thay đổi cấu trúc hoặc luật pháp không phải là phương pháp giải quyết, nhưng cô vẫn luôn đi trên một con đường để tìm câu trả lời.

Cuối cùng, Jennie thậm chí còn nghiên cứu sách "Hồng bảo thư" của nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Mao Trạch Đông với các cựu thành viên Đảng Báo đen, các tổ chức chính trị theo chủ nghĩa Mác-Lênin và Quyền lực Đen. Cô lắng nghe những luận điểm về cách mạng bạo lực.

Cũng trong khoảng thời gian đó, Jennie gặp chồng và họ kết hôn vào năm 2006. Mặc dù là người Mỹ gốc Phi, nhưng anh ấy không chia sẻ quan điểm cấp tiến, anh cho rằng chủ nghĩa hành động và kháng nghị là vô nghĩa.

Trong những năm đầu của cuộc hôn nhân, họ đã thảo luận rất nhiều điều. Jennie thấy rõ rằng chủ nghĩa hành động và kháng nghị là không hiệu quả trong việc đạt được điều thực sự cần thiết, mà điều cần thiết nhất là lòng người hướng thiện.

Cho đến lúc đó, cô đã biết mình đang tìm kiếm thứ gì, nhưng không chắc làm thế nào để tìm thấy nó. Trong khi đó, cô đã có ba đứa con trong ba năm đầu tiên của cuộc hôn nhân, khiến cô bận rộn với việc chăm sóc con cái và công việc toàn thời gian.

Jennie cho biết, cô đã cố gắng từ bỏ ước muốn cả đời là biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn. "Tôi đã cố tin rằng cuộc sống chỉ là theo đuổi hạnh phúc của bản thân và chăm sóc gia đình. Nhưng điều đó đã để lại một khoảng trống lớn và tôi cảm thấy xa Chúa hơn bao giờ hết".

Tìm kiếm đáp án sinh mệnh

Jennie ngày càng trở nên căng thẳng, lên đến đỉnh điểm vào mùa thu năm 2011. Cảm nhận được nỗi buồn của cô, chồng cô đã đưa cho một số cuốn sách tôn giáo để đọc.

Jennie cho biết, những cuốn sách đã giúp ích, nhưng cô cũng cần một số cách luyện tập để đối phó với căng thẳng về thể chất. Cô nghĩ đến khí công, một phương pháp luyện tập cơ thể cổ xưa của Trung Quốc, là một phần của y học cổ truyền Trung Quốc. Nhiều năm trước, một người bạn đã đưa cho cô một video về các bài tập khí công.

Sau đó, Jennie đã tìm kiếm "Khí công Philadelphia" trên Internet. Cô tìm thấy một số lớp học khí công trả phí, trải khắp các trường võ thuật, nhưng có một nơi - Pháp Luân Đại Pháp, hay còn gọi là Pháp Luân Công, có một điểm luyện công miễn phí vào mỗi sáng cuối tuần trong một công viên gần Chuông Tự Do.

Vào tháng 7 năm 2021, Jenny Hicks luyện công tại điểm tham quan Liberty Bell ở Philadelphia, Pennsylvania. (Lý Chấn Đình/ Epoch Times)

Jennie cho biết, cô cảm thấy rằng nếu nó miễn phí thì đó là những người tu luyện thực sự chứ không phải những người làm việc đó vì tiền. Vì vậy, cô ấy đã đến Liberty Bell vào một buổi sáng tháng Giêng lạnh giá năm 2012.

Các tình nguyện viên ở đó đã hướng dẫn Jennie các bài công pháp miễn phí, chỉ cho cô biết nơi để tìm các sách dạy Pháp Luân Đại Pháp trên mạng. Cô cũng biết, một bác sĩ tại Đại học Thomas Jefferson đang dạy các lớp Pháp Luân Đại Pháp miễn phí, vì vậy cô đến đó hàng tuần vào giờ ăn trưa.

Ở nhà, cô bắt đầu đọc sách Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp. Jennie nhớ lại: “Tôi cảm thấy đây chính là thứ mà tôi đang tìm kiếm - một phương pháp tu luyện thân và tâm, trong đó những lời dạy tinh thàn giúp tôi ứng xử với các lựa chọn trong cuộc sống, các bộ Công Pháp khiến cơ thể khỏe mạnh, giúp tôi hài hòa giữa cơ thể và tâm trí của mình”.

Bằng cách học các bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp, Jennie cho biết cô đã có được những đáp án cho những câu hỏi của mình như, làm thế nào để tôi có thể biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn. “Tôi phải bắt đầu từ chính bản thân mình, tôi phải suy ngẫm từ tận đáy lòng mình và trở thành một người chân thật, từ bi và bao dung hơn”; "Tôi đã hiểu rằng bằng cách tập trung vào việc cải thiện bản thân, sẽ có hiệu ứng lan tỏa. Tôi không chỉ tăng thêm Chân-Thiện-Nhẫn vào cuộc sống của mình, bằng làm gương qua cách tôi đối xử với người khác, ngày càng làm gia tăng Chân-Thiện-Nhẫn trên thế giới".

"Điều quan trọng nhất là niềm tin của tôi vào sự an bài của Chúa dành cho cuộc sống của chúng tôi đã được phục hồi. Điều này mang đến một niềm an ủi khó tả. Ngay cả khi điều tồi tệ xảy đến, tôi cũng không lo lắng hay phiền muộn nhiều, vì tôi biết tất cả chỉ là một phần của kế hoạch mà thôi, phải là một điều tốt hoặc có lý do chính đáng" - Jennie chia sẻ. "Tôi từng cảm thấy căng thẳng và choáng ngợp trước những thử thách liên tục của cuộc sống, giờ đây có thể chấp nhận bất cứ điều gì xảy đến với mình, là niềm an ủi lớn nhất".

Jennie cho biết, cô từng lo lắng về việc nuôi dạy con cái - sức khỏe của con cái và liệu cô có đưa ra những lựa chọn đúng đắn cho chúng hay không, nhưng giờ thì không còn lo lắng nhiều nữa. Jennie đã chia sẻ các nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp với cả gia đình. Mặc dù, không phải tất cả các thành viên trong gia đình đều trở thành học viên Pháp Luân Đại Pháp, nhưng họ đã chấp nhận một số nguyên tắc của Đại Pháp để hướng dẫn cuộc sống hàng ngày của họ.

Jennie có hai con trai 13 và 16 tuổi, cùng một cô con gái 15 tuổi. Cô tự hào về con gái mình, khi cô nói với con gái rằng TikTok có liên quan đến ĐCSTQ, con gái đã xóa ứng dụng này. Cô cũng nói với bạn bè và giáo viên của mình về mối liên hệ nguy hiểm của TikTok với ĐCSTQ, sự thiếu tôn trọng quyền riêng tư và nhân phẩm của mọi người.

Jennie cùng con trai ở Puerto Rico vào tháng 4 năm 2019. (Ảnh do Jennie cung cấp)

Treo cờ Mỹ ở Tòa nhà Quốc hội vào Ngày Pháp Luân Đại Pháp để vinh danh Đại sư Lý Hồng Chí

Con gái của Jennie cũng nói với bạn bè và giáo viên của mình về các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã bị ĐCSTQ bức hại kể từ tháng 7 năm 1999. Trong 8 năm hồng truyền, Pháp Luân Đại Pháp đã thu hút hơn 100 triệu người tập luyện. Vì sự phổ biến của Pháp Luân Đại Pháp và tín ngưỡng khác với chủ nghĩa cộng sản, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phát động một cuộc đàn áp trên toàn quốc bao gồm tra tấn, hành hạ tinh thần và giết hại các học viên để lấy nội tạng của họ.

"Đôi khi điều đó gây khó khăn cho con bé, bởi vì con bé khác với đám đông và mọi người nghĩ thật kỳ lạ khi quan tâm đến những gì Đảng Cộng sản Trung Quốc đang làm. Nhưng con bé vẫn tiếp tục vì cảm thấy thật sai lầm khi không nhắc nhở mọi người, hoặc ít nhất là cố gắng cung cấp thông tin liên quan". Jennie tự hào, ca ngợi con gái mình. "Tôi cũng nói với con bé rằng, con không cần phải lo lắng về hành vi của người khác, lòng trắc ẩn của con dành cho người khác là không thể ngăn cản. Tôi lấy đó làm nguồn cảm hứng và cố gắng can đảm hơn trong việc chia sẻ sự thật mà tôi biết, thậm chí có thể là đôi khi không được chào đón".

Jennie cũng nói với những người khác về cuộc bức hại của ĐCSTQ. Đối với bà, điều đó đang giúp đỡ những người đang đau khổ ở Trung Quốc và là một phần của việc hồng dương Chân-Thiện-Nhẫn trên thế giới. Vào năm 2020, Nghị sĩ Brian Fitzpatrick ở khu vực bầu cử của bà đã bày tỏ sự sẵn lòng giương cao lá cờ Mỹ vào Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới (13 tháng 5), và để vinh danh người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp - Đại Sư Lý Hồng Chí.

Trên giấy chứng nhận lá cờ, Ủy viên Hội đồng Fitzpatrick bày tỏ sự đánh giá cao và sự ngưỡng mộ đối với các nguyên lý cốt lõi Chân Thiện Nhẫn do Ngài Lý Hồng Chí giảng dạy.

Trước khi gặp một người phụ nữ bị ĐCSTQ bức hại vì tu luyện Pháp Luân Công, trốn khỏi Trung Quốc để xin tị nạn ở Philadelphia, Jennie không biết ý nghĩa sâu rộng của việc giương cao quốc kỳ Hoa Kỳ, nghĩ rằng đó chỉ là một hành động mang tính biểu tượng rất tốt. Trước sự ngạc nhiên của Jennie, người phụ nữ này cho biết, cô ấy biết về việc kéo cờ từ những người họ hàng bên ngoài Trung Quốc. Jennie nói, "Vẻ mặt hào hứng của cô ấy cho tôi biết rằng, sau khi trải qua nỗi đau trong nhà tù Trung Quốc, việc giương cao lá cờ có ý nghĩa rất lớn đối với cô ấy".

Vào tháng 7 năm 2020, Nghị sĩ Fitzpatrick đã tham dự bữa tiệc sinh nhật thịt nướng của con trai Jennie và mang cho đứa trẻ một lá cờ Mỹ khác.

Đối với Jennie, lá cờ Mỹ là "biểu tượng của các giá trị và truyền thống của Mỹ, chủ yếu là biểu tượng của tự do hoặc độc lập, nghĩa là tự do khỏi chế độ chuyên chế".

Jennie cho biết, cô cảm động trước cử chỉ tử tế của Dân biểu Fitzpatrick, Pennsylvania trong quá khứ đã cung cấp nơi ẩn náu cho những người thuộc mọi tín ngưỡng đã bị đàn áp ở Châu Âu.

Vào ngày 13 tháng 5 năm 2020, để kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới và ngày sinh của Ngài Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, hai lá cờ Mỹ đã được phép kéo lên Điện Capitol Hoa Kỳ. (Ảnh do Jennie cung cấp)

Năm nay, Jennie đã đưa ra yêu cầu và Nghị sĩ Fitzpatrick đã bày tỏ sự ủng hộ của ông đối với việc treo cờ quốc gia tại Điện Capitol Hoa Kỳ nhân Ngày Pháp Luân Đại Pháp và sinh nhật Đại sư Lý Hồng Chí.

Sự hồi sinh của một phong trào tinh thần

Năm nay, "The Epoch Times" đã đăng các bài viết của Đại sư Lý Hồng Chí, những bài giảng này trước đây chỉ được bảo lưu trên nền tảng của cộng đồng Pháp Luân Đại Pháp.

Bài viết của Đại sư Lý Hồng Chí đã thu hút sự hưởng ứng rộng rãi từ độc giả của The Epoch Times. Nhiều người thấy các bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp có điểm chung với tín ngưỡng của họ. Một trong những chủ đề phổ biến là mọi người yêu thích sự tự chủ về tinh thần, được đề cập bởi câu hỏi “Tại sao?” điều này cho phép họ hiểu các động lực cơ bản, đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm về lựa chọn của mình. Độc giả nói người sáng lập Pháp Luân Công giải thích mà không ép buộc người khác cải đạo.

Frank Cellucci, một người tự xưng là người có tôn giáo và tâm linh, là một trong những người đã đọc bài viết của Đại sư Lý Hồng Chí Vì sao có nhân loại vào đầu năm nay.

“Qua nhiều năm, tôi đã nhận ra tầm quan trọng về tín ngưỡng tinh thần và tâm linh của Pháp Luân Đại Pháp”, ông nói với The Epoch Times, đồng thời cho biết thêm rằng ông bắt đầu coi đây là một hình thức rèn luyện thể chất. Khoảng mười năm trước, ông biết đến Pháp Luân Đại Pháp qua một người bạn. Vào thời điểm đó, cả hai đều đang học khiêu vũ.

Cellucci nói: “Từ việc đọc các bài báo trên Internet và xem video trên YouTube, tôi rút ra kết luận rằng, Pháp Luân Đại Pháp đã có từ rất lâu, rất lâu rồi”. Ông đã dành hơn 30 năm theo đuổi hành trình tự phát triển tâm linh, ông cho biết: "Khí công là một phần mở rộng của Pháp Luân Đại Pháp. Nếu là như vậy, thì nó là một phiên bản ít tâm linh hơn nhiều. Khi Đảng Cộng sản tiếp quản Trung Quốc, họ đã cố gắng tiêu diệt và xóa sổ tất cả các tôn giáo, bao gồm Pháp Luân Đại Pháp".

Cellucci biết Pháp Luân Đại Pháp đã được truyền ra công chúng vào năm 1992. Tuy nhiên, ông nói: “Tôi có ấn tượng Pháp Luân Đại Pháp đã tồn tại trước đó. Có thể nó không được gọi là Pháp Luân Đại Pháp mà tồn tại dưới hình thức khác nhau”.

“Một điều gì đó đặc biệt, một điều gì đó thiêng liêng trong văn hóa Trung Quốc đã kết hợp với nhau để tạo thành Pháp Luân Đại Pháp” - Cellucci nói thêm, môn tu luyện tinh thần này đang dẫn đến một sự thay đổi cơ bản về văn hóa và một số hình thức hồi sinh tinh thần, "từ tiếng gọi bên trong nội tâm của người dân Trung Hoa”.

"Họ muốn quay trở lại văn hóa truyền thống Trung Hoa. Họ thất vọng với chủ nghĩa cộng sản nói chung. Họ không thấy mọi người được lợi như thế nào từ nó".

Cellucci nói, Pháp Luân Đại Pháp có thể giúp đỡ người Mỹ về mặt tinh thần. Ông thấy trước rằng nó sẽ trở thành một tín ngưỡng tinh khác của Mỹ.

Người phát ngôn của Pháp Luân Đại Pháp Trương Nhĩ Bình nói, bất chấp cuộc bức hại, triển vọng về thập kỷ thứ tư của Pháp Luân Đại Pháp trước mắt công chúng vẫn rất tươi sáng.

Ông Trương Nhĩ Bình nói với The Epoch Times: “Đây là kỷ niệm 31 năm Pháp Luân Đại Pháp được giới thiệu ra công chúng vào năm 1992, cũng là sinh nhật lần thứ 72 của nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, Đại sư Lý Hồng Chí. Pháp Luân Đại Pháp đã hồng truyền đến hàng trăm triệu học viên tại hơn 120 quốc gia trên thế giới”.

Ông Trương Nhĩ Bình nói thêm: "Các nguyên lý 'Chân-Thiện-Nhẫn' của Pháp Luân Đại Pháp được công nhận rộng rãi như các giá trị nhân văn phổ quát, đã có tác động tích cực đến phước lành của các học viên và xã hội. Chúng tôi tin rằng một ngày nào đó Pháp Luân Đại Pháp sẽ được chào mừng ở Trung Quốc, có lẽ sẽ giống như ở phần còn lại của thế giới".

Theo Dương Khiết - Epochtimes
Nguyên Anh biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Con đường tâm linh của một cựu tín đồ Giáo Hữu Hội