Cộng đồng người Hoa tìm thấy hy vọng và ý nghĩa trong thông điệp Tết Nguyên đán của người sáng lập Pháp Luân Công

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong quá khứ, khi người Trung Quốc thắc mắc về ý nghĩa của cuộc sống, họ thường tìm đến kinh điển Nho giáo hoặc mang câu hỏi của họ đến các tu viện và đền chùa.

Nhà sáng lập Pháp Luân Công công bố bài viết
‘Vì sao có nhân loại’ -
(Xem ở đây)

Nhưng truyền thống này đã bị mai một, kết quả của chiến dịch kéo dài hàng thập kỷ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhằm xóa bỏ các tín ngưỡng truyền thống và thay thế chúng bằng các hệ tư tưởng chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa vô thần của chủ nghĩa Mác-Lênin. Ngày nay, nhiều người ở Trung Quốc đã bác bỏ các giá trị truyền thống và tập trung vào việc tìm kiếm lợi ích cá nhân, dựa trên niềm tin tuyệt đối vào chủ nghĩa duy vật và khoa học.

Li Mianying, một triết gia và doanh nhân Trung Quốc mới chuyển đến Hoa Kỳ, cho biết: “Nhưng đối với sự thật thực sự mà chúng ta đang tìm kiếm, thật khó để tìm thấy nó từ khoa học".

Ông nói: “Việc theo đuổi khoa học và công nghệ đã đẩy loài người đến bờ vực của sự hủy diệt". Li cho biết thêm, khoa học hiện đại đã dẫn đến việc bác bỏ các tín ngưỡng và giá trị đạo đức truyền thống. “Khi khoa học và công nghệ phát triển, chúng ta có thể tự hủy diệt mình trước khi trái đất bị hủy diệt”.

Vậy con người có thể tìm thấy mục đích của cuộc sống ở đâu? Người nhập cư Trung Quốc đã tìm thấy cái nhìn sâu sắc từ một bài viết gần đây, “Vì sao có nhân loại” của Đại sư Lý Hồng Chí, người sáng lập môn tu luyện tinh thần truyền thống Pháp Luân Công. Bài viết đã được phát hành như một thông điệp cho Tết Nguyên đán vào tháng trước.

“[Bài viết] không chỉ có ý nghĩa đối với văn hóa Trung Quốc mà còn đối với toàn nhân loại”, ông Li Mianying, người không có quan hệ gì với tác giả bài viết, cho biết.

“Tại sao Mác lại khẳng định bản chất của thế giới là vật chất mà phủ nhận thế giới tinh thần? Đó không phải là vấn đề khoa học hay triết học. Marx muốn sử dụng [chủ nghĩa duy vật] để phủ nhận lòng trắc ẩn, tâm linh và Chúa” - ông Li giải thích.

Nhiều thập kỷ thực hiện cá cuộc vận động, các chiến dịch của ĐCSTQ khiến nhiều người không còn chút kính trọng nào đối với Thần linh. Người ta bây giờ đi chùa cầu tài lộc hơn là suy ngẫm về lỗi lầm của mình bằng tấm lòng thành kính hướng Phật. “Ý nghĩa bên trong của tôn giáo đã bị thay đổi” - ông Li nói.

Vì điều này, theo ông Li, việc giới thiệu Pháp Luân Công ở Trung Quốc vào năm 1992 là “một bước ngoặt rất quan trọng” đối với đất nước, và giúp mang lại sự phục hưng của văn hóa và văn minh Trung Hoa.

Ảnh Đại Kỷ Nguyên
Những người ủng hộ môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công tham gia diễu hành ở Hồng Kông vào ngày 27 tháng 4 năm 2019. (Dale de la Rey/AFP qua Getty Images)

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, bắt nguồn từ các hệ thống tín ngưỡng truyền thống của Trung Quốc liên quan đến việc đề cao đạo đức dẫn đến giác ngộ tâm linh. Bao gồm các bài công pháp nhẹ nhàng, mang tính thiền định cùng với các bài giảng đạo đức dựa trên nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn, môn tu luyện nhanh chóng thu hút mọi người từ mọi thành phần, từ người dân nông thôn đến các giáo sư đại học.

Đến năm 1999, bảy năm sau khi bộ môn này được truyền bá lần đầu tiên, ước tính có khoảng 70 đến 100 triệu người tập luyện trên khắp đất nước Trung Quốc.

Mặc dù ông Li Mianying không tu luyện, triết gia Hoa kiều này nói rằng, ông hiện đang đọc các sách của Pháp Luân Công, và rất ngạc nhiên trước cái nhìn sâu sắc của Đại sư Lý về vũ trụ.

Ý nghĩa của những khó khăn trong cuộc sống

Tammy, một người Hồng Kông và đồng thời là một người mẹ hiện đang sống ở Toronto, thường thấy hàng trăm học viên Pháp Luân Công diễu hành qua các đường phố của đô thị Đông Á thịnh vượng.

Tammy biết họ đang kêu gọi chấm dứt cuộc đàn áp đang diễn ra ở Trung Quốc. Năm 1999, lãnh đạo Trung Quốc lúc bấy giờ là Giang Trạch Dân, người cho rằng sự phổ biến mạnh mẽ của Pháp Luân Công là mối đe dọa đối với sự kiểm soát của Đảng, đã ra lệnh thực hiện một chiến dịch tàn khốc nhằm xóa bỏ môn tu luyện này, dẫn đến hàng triệu học viên bị tống vào ngục giam, nơi họ bị tẩy não, tra tấn, hoặc thậm chí bị giết để lấy nội tạng.

Nhưng cuộc bức hại đã không đến được Hồng Kông - một thuộc địa cũ của Anh từng được hưởng các quyền tự do và quyền tự trị chưa từng có ở Trung Quốc - nơi mọi người được tự do tập luyện Pháp Luân Công.

Ảnh Đại Kỷ Nguyên
Một cuộc diễu hành do đoàn nhạc Thiên Quốc của Pháp Luân Công dẫn đầu tại Hồng Kông vào ngày 10 tháng 5 năm 2015. (The Epoch Times)

Mặc dù Tammy thường thấy các học viên phản đối cuộc bức hại một cách ôn hòa ở Hồng Kông, nhưng cô cho biết cô không hiểu môn tu luyện này là gì, cho đến năm ngoái khi cô định cư ở Canada, cô được giới thiệu với một học viên Pháp Luân Công, người này là phu huynh của bạn học của con trai cô.

Sau khi đọc bài viết của người sáng lập Pháp Luân Công, Tammy, người không phải là một học viên của môn tu luyện này, cho biết bài viết của Đại sư Lý đã giải đáp được nhiều câu hỏi mà cô luôn muốn tìm ra giải đáp.

“Tại sao có những khó khăn trong cuộc sống con người? Đó là bởi vì mọi người được rèn luyện bản thân thông qua những trải nghiệm đó và do đó họ có thể thăng hoa” - Tammy trình bày sự hiểu biết của cô về bài viết.

Tammy - mẹ của một cậu bé 6 tuổi - đã nói chuyện với The Epoch Times chỉ sử dụng tên của mình vì sợ bị chính quyền ĐCSTQ trả thù.

Trong bài viết, Đại sư Lý nói rằng vũ trụ trải qua quá trình “thành, trụ, hoại, diệt”, giống như con người trải qua “sinh, lão, bệnh, tử”, và rằng thế giới con người hiện đang ở thời kỳ cuối cùng của giai đoạn diệt.

Những mô tả về vũ trụ của Đại sư Lý đã gây ấn tượng mạnh mẽ với Tammy, người đã trải nghiệm cách thức mà ĐCSTQ trong những năm gần đây đã biến Hồng Kông thành một thành phố khác của Trung Quốc. Vào năm 2019, trong nhiều tháng diễn ra các cuộc biểu tình rầm rộ ủng hộ dân chủ, Tammy đã chứng kiến ​​cảnh sát đánh đập, bắn đạn cao su và hơi cay vào những người biểu tình không vũ trang theo chỉ thị của Bắc Kinh.

Ảnh Đại Kỷ Nguyên
Cảnh sát chống bạo động tấn công khi họ bắn hơi cay trên đường phố để giải tán người biểu tình ở Hồng Kông vào ngày 11 tháng 11 năm 2019. (Anthony Kwan/Getty Images)

Những cảnh đẫm máu như vậy khiến cô rất buồn. Tammy nói: “[Tôi nghĩ] cảnh sát phải bảo vệ công lý. Đó là lý do tại sao tôi thấy rất thất vọng. Tôi thậm chí còn cảm thấy rằng chính nghĩa dường như bị phá hủy”.

Nhưng Tammy đã có thể tìm thấy hy vọng trong bài viết của Đại sư Lý, cô nói rằng, cô cảm thấy nhẹ nhõm sau khi biết được những nguyên nhân sâu xa đằng sau sự đau khổ của con người.

“Mọi thứ đều được sắp đặt bởi các đấng thiêng liêng. Bằng cách vượt qua gian khổ, chúng ta có thể tích đức và đề cao bản thân thông qua tu hành, từ đó rời bỏ tầng thứ thấp kém của con người” - cô nói.

'Niềm khao khát duy nhất' của loài người

Lời giải thích của Đại sư Lý về lý do đằng sau thành công hay thất bại trong cuộc sống cũng để lại ấn tượng đối với Huang Yong-he, chủ một phòng khám Đông y ở thành phố Đài Nam của Đài Loan.

Trong quá khứ, ông Huang thường tự hỏi trí huệ của mình đến từ đâu. Năm 13 tuổi, khi tốt nghiệp tiểu học, ông Huang bắt đầu giúp cha mình, một bác sĩ Đông y thành đạt, chăm sóc phòng khám.

Bước đầu là phải tìm hiểu hàng trăm cây thuốc và vị thuốc, một công việc vô cùng khó khăn. Nhưng ông Huang đã tiếp nhận nó như "cá gặp nước". Ông cảm thấy như thể tên và tác dụng của nhiều loại thảo mộc khác nhau đã ngấm vào não của ông, vì vậy ông có thể ghi nhớ thông tin nhanh hơn nhiều so với những người khác.

“Tài năng cũng là một loại ‘phúc đức’ được tạo dựng từ kiếp trước” - ông Huang nói, đề cập đến lời giải thích của Đại sư Lý trong bài viết về nguyên nhân tạo nên sự giàu có và tài phú của một người.

Ảnh Đại Kỷ Nguyên
Ông Huang Yong-he làm cao thảo dược. (The Epoch Times)

Nhìn lại cuộc đời mình, ông Huang nhận ra rằng các vị Thần đã chăm sóc ông trong một thời gian rất dài. Ông Huang nói, những bệnh nhân trong phòng khám của ông cũng có thể được sắp đặt bởi Trời.

Ông Huang rất vui vì ông đã tiếp tục làm việc thiện và giúp đỡ người khác trong suốt những thập kỷ qua. Dù không mong đợi phần thưởng, nhưng ông Huang cho biết, ông rất thích cảm giác hoàn thành công việc. “Tôi từng nghĩ ý nghĩa của cuộc sống là làm việc chăm chỉ, tận hưởng sự thỏa mãn, kiếm tiền và chuẩn bị cho việc nghỉ hưu” - ông Huang nói.

“Sau khi đọc bài viết của ông Lý, tôi thực sự tin rằng cho dù chúng ta có tài sản và sức ảnh hưởng lớn đến đâu trên thế giới này, nhưng nếu chúng ta không thể trở về Thiên đường thì có ích gì?"

“Trong thế gian này, nhân loại chịu khổ, chuộc tội đồng thời giúp đỡ người khác và tích đức. Nhưng gây dựng những thứ này không phải là mục đích của chúng ta. Trở về Thiên đường mới là niềm khao khát duy nhất của chúng ta!”.

Theo Dorothy Li - The Epoch Times

Thanh Hương biên dịch

Dorothy Li là phóng viên của The Epoch Times có trụ sở tại Châu Âu.



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Cộng đồng người Hoa tìm thấy hy vọng và ý nghĩa trong thông điệp Tết Nguyên đán của người sáng lập Pháp Luân Công