Cựu giáo viên: Tìm thấy sự cộng hưởng về đức tin trong bài viết ‘Vì sao có nhân loại’

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bà Eileen Guss là một giáo viên tiểu học người Mỹ đã nghỉ hưu. Sau khi đọc bài viết “Vì sao có nhân loại” của người sáng lập Pháp Luân Công, Ngài Lý Hồng Chí, bà nhận ra rằng so với các tín ngưỡng, tôn giáo mà bà từng tiếp xúc trong đời, bài viết này khiến bà đồng cảm sâu sắc hơn cả.

Bà Guss được nuôi dạy trong một gia đình Thiên Chúa giáo (Công giáo), nhưng về sau đã đi theo Giáo hội Giám nhiệm và Baptist. Chồng của bà là người Do Thái. Thời gian trôi đi, bà cũng học được nhiều hơn về đức tin của người Do Thái. Tuy vậy, bà vẫn còn rất nhiều câu hỏi chưa tìm được lời giải đáp.

“Điều thực sự cộng hưởng với tôi là tôi có niềm tin của riêng mình vào vũ trụ và niềm tin rằng tất cả chúng ta đều là một phần của bức tranh rộng lớn hơn, có thể nói, chúng ta là một phần của vũ trụ này” - bà nói với NTD trong một cuộc phỏng vấn - “Và đó là điều thực sự gây được sự đồng cảm với tôi, bởi vì không có giáo phái tôn giáo nào nói về vũ trụ và về cách tất cả chúng ta kết nối với nhau”.

Bà thấy rằng, bất kỳ câu hỏi nào mà bản thân từng đặt ra trong đời cũng thường bị các giáo sĩ gạt bỏ, đến mức bà cảm thấy như bị trừng phạt. Các linh mục đôi khi không quan tâm đến sự tò mò, ham tìm hiểu của bà, và buộc tội bà là thiếu đức tin.

“Rất nhiều tôn giáo dựa trên đức tin. Và tôi hiểu điều đó, bạn biết đấy, tôi hiểu điều đó. Nhưng khi bạn đặt câu hỏi, hoặc bạn nghi ngờ, có linh mục từng nói với tôi, 'Bà sẽ xuống địa ngục, bởi vì bà không tin'. Vấn đề không phải ở chỗ tôi không tin, chỉ là nó không thỏa mãn sự tò mò của tôi cũng như sự hiểu biết của tôi” - bà bày tỏ.

Bà Guss nói rằng, mặc dù có một số khác biệt với đức tin của chính mình, nhưng bằng cách nào đó, bà luôn cảm thấy có mối liên hệ sâu sắc với các bài giảng Pháp Luân Công của Ngài Lý. Bà nói rằng, không có tôn giáo hay hệ tư tưởng nào khác mà bản thân từng gặp lại có thể truyền cảm hứng cho bà, và mang tới cảm giác kết nối như vậy.

“Tôi cũng tin rằng, giống như Ngài Lý nói về quá trình thành - trụ - hoại - diệt đó, bạn có thể thấy nó ở khắp mọi nơi trên trái đất này, và đó là một phần của vũ trụ. Và tôi tin rằng vạn vật là một phần của vũ trụ” - bà nói thêm.

“Bạn có thể đã nghe về 'thời kỳ tận thế' và 'ngày tận thế', hay bất kỳ điều gì tương tự. Tôi không tin đó là sự kết thúc. Tôi tin rằng đó là một sự tái sinh” - bà cho hay.

Pháp Luân Công mà bà Guss nhắc tới ở trên, là một môn tu luyện dựa trên nguyên lý cốt lõi Chân - Thiện - Nhẫn. Môn tập kết hợp năm bài công pháp với các động tác nhẹ nhàng, trong đó có một bài thiền định.

Pháp Luân Công, lần đầu tiên được giảng dạy công khai tại Trung Quốc vào năm 1992, đã trở nên phổ biến ở nước này trong suốt những năm 1990 với 70 tới 100 triệu người theo tập chỉ trong vài năm ngắn ngủi. Nhưng tới năm 1999, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc lúc bấy giờ là Giang Trạch Dân đã phát động một cuộc bức hại tàn bạo đối với môn tu luyện này. Cuộc bức hại vẫn tồn tại cho đến ngày nay.

Bà Guss nói rằng bà cảm thấy có mối liên hệ nội tại với nhân loại, thiên nhiên, cũng như vũ trụ.

“Tôi cảm nhận được mối liên hệ này từ rất sớm” - bà nói - “Khi tôi nói ‘từ rất sớm’, ý tôi là khi ấy có lẽ tôi đang ở độ tuổi 30. Và một lần nữa, [tôi lại cảm nhận được điều đó] khi tôi 68 tuổi. Đây thực sự là niềm tin mà tôi vẫn giữ kể từ đó. Với tôi, đó là một điều đúng đắn”.

Sống tử tế, nhân ái và thiện lương với người khác luôn là điều đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của bà Guss. Bà nói, nhất là khi lòng tốt của bà không được đáp lại, điều ấy là một thử thách rất khó chịu.

“Tôi nghĩ rằng chúng ta ở trong những tình huống đó là để học hỏi, học cách trở thành một người tốt và học cách không làm những điều [xấu] với người khác” - bà nói với NTD.

Bà Guss cũng cảm thấy rằng, nên có nhiều người hơn nữa ở Hoa Kỳ được nghe về tội ác của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bà hy vọng rằng trong tương lai, thông điệp này sẽ đến được với nhiều người hơn nữa.

Theo Kos Temenes - NTD

Nam Phương biên dịch



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Cựu giáo viên: Tìm thấy sự cộng hưởng về đức tin trong bài viết ‘Vì sao có nhân loại’