Đám cưới truyền thống nhiều nơi trên thế giới: Tôn vinh Đấng thiêng liêng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tuy khác nhau về văn hóa và vùng miền địa lý, nhưng đại đa số các dân tộc khắp nơi trên thế giới đều muốn hôn phối của người dân dân tộc mình được các vị Thần thừa nhận và chứng giám. Các buổi hôn lễ đều được tổ chức một cách trang trọng và linh thiêng nhằm tôn vinh các Đấng thiêng liêng, hy vọng phước lành sẽ đến bên cô dâu và chú rể, giúp họ có cuộc sống hạnh phúc lâu bền.

Hôn lễ không chỉ là sự kết hợp của hai con người trưởng thành mà còn là một dịp thiêng liêng và trang trọng được thiết lập dựa trên niềm tin và gắn kết hai gia đình với nhau.

Từ thời cổ đại, những người có đức tin đã quan niệm rằng hôn phối về bản chất là thánh thiện và cần được tôn trọng.

Mỗi nền văn hóa và dân tộc đều có những truyền thống về thời gian cưới riêng để tôn vinh Đấng thiêng liêng và tìm kiếm sự thừa nhận của Ngài về mối ràng buộc trọn đời giữa vợ và chồng: một cam kết kéo dài cho đến hết cuộc đời.

(Ảnh: Ivan Galashchuk/ Shutterstock)
(Ảnh: Ivan Galashchuk/ Shutterstock)

Phong tục linh thiêng của các đám cưới

Trong văn hóa phương Tây, lời thề thiêng liêng là nền tảng và trung tâm của các nghi lễ cưới hỏi; lời thề báo hiệu giây phút cô dâu và chú rể trở thành vợ chồng.

Những từ ngữ đặc biệt ẩn chứa sự thánh thiện và đức hạnh, được cặp đôi nói với nhau trước sự chứng kiến của một người làm lễ để thể hiện lời hứa, tình yêu và ý định kết nối trọn đời với nhau bất kể hoàn cảnh cuộc sống - giàu nghèo, bệnh tật, hoặc sức khỏe có thế nào.

Sau khi long trọng tuyên bố đồng ý hôn phối này, cặp đôi trao nhẫn cho nhau như sự nguyện giữ lời hứa vĩnh viễn. Những chiếc nhẫn không chỉ biểu thị tình yêu đích thực của họ dành cho nhau mà còn là sự tận tâm chân thành của họ để tôn vinh Đức Chúa Trời - Đấng Tạo Hóa - với sự thiêng liêng trong hôn nhân của họ.

(Ảnh: KirylV/ Shutterstock)
(Ảnh: KirylV/ Shutterstock)

Đến với phương Đông, các nghi thức lễ cưới có nhiều khác biệt, nhưng bản chất đều giống nhau: Tôn vinh mối quan hệ thiêng liêng theo cách đặc biệt của riêng họ.

Theo nền văn hóa cổ đại của Trung Hoa, hôn nhân là mối quan hệ tiền định được sắp đặt bởi các vị Thần. Vì vậy, trong văn hóa truyền thống Trung Hoa, một cuộc hôn nhân phải tuân theo sự sắp đặt của trời đất.

Vì vậy, đôi vợ chồng mới cưới trước hết phải lạy Trời Đất, lạy cha mẹ, rồi mới lạy nhau. Họ thừa nhận rằng nếu người này phản bội người kia, họ sẽ bị Thần Thánh trừng phạt.

Đối với người Trung Hoa, lễ “dâng trà” là một nghi thức quan trọng khác trong lễ cưới nhằm thể hiện lòng hiếu thảo của cô dâu, chú rể đối với cha mẹ của cả hai bên đàng trai và đàng gái. Toàn bộ lễ hôn phối đều xoay quanh việc tân lang-chú rể và tân giai nhân-cô dâu thể hiện sự hiếu kính với tổ tiên, ông bà, cha mẹ, người lớn tuổi trong dòng họ; đồng thời cô dâu, chú rể cũng mong mỏi nhận được những món quà, những lời chúc may mắn, phước lành từ họ.

(Ảnh: Chayathorn Lertpanyaroj/ Shutterstock)
(Ảnh: Chayathorn Lertpanyaroj/ Shutterstock)
Một cặp vợ chồng mới cưới trao nhau những chiếc nơ trong lễ cưới tập thể kiểu Hán tại quảng trường phía bắc của Chùa Đại Nhạn vào ngày 3/10/2007 ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. (Ảnh: China Photos/ Getty Images)
Một cặp vợ chồng mới cưới trao nhau những chiếc nơ trong lễ cưới tập thể kiểu Hán tại quảng trường phía bắc của Chùa Đại Nhạn vào ngày 3/10/2007 ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. (Ảnh: China Photos/ Getty Images)

Trong văn hóa Nhật Bản, có một nghi thức đặc biệt trong lễ cưới, đó là lúc cô dâu và chú rể uống rượu sake, ba lần, mỗi lần từ ba chiếc cốc có kích thước khác nhau được gọi là sakazuki. Sau đôi uyên ương, bố mẹ cô dâu và chú rể cũng nhấp từng ngụm, thể hiện tình cảm giữa hai bên gia đình đã được gắn chặt.

Theo phong tục, từng ngụm có những ý nghĩa đặc biệt riêng.

Ba ngụm đầu tiên tượng trưng cho ba cặp đôi; loạt ngụm thứ hai đại diện cho những thói xấu của con người là căm ghét, đam mê và ngu dốt; và tập hợp các ngụm cuối cùng biểu thị sự vượt qua được ba sai sót đó.

(Ảnh: Aya2018/ Shutterstock)
(Ảnh: Aya2018/ Shutterstock)

Trong văn hóa Việt Nam, nghi lễ cưới hỏi truyền thống bắt nguồn từ tư tưởng Phật giáo và Nho giáo, tôn vinh sự gắn bó giữa hai người tri kỷ bằng cách cầu xin sự phù hộ của tổ tiên.

Một buổi gặp gỡ chính thức giữa hai gia đình được tổ chức để chờ đợi sự đồng ý từ cô dâu và gia đình nhà gái trước khi tiến tới hôn lễ. Trong lễ cưới, ngoài việc mang quà đến nhà gái, cha mẹ chú rể còn cầu nguyện trước mặt tổ tiên của cô dâu, xin phép cho con cái họ được ở bên nhau. Đôi vợ chồng sẽ cúi đầu trước cha mẹ của họ để bày tỏ lòng biết ơn vì cha mẹ đã nuôi dạy họ; sau đó hai vợ chồng cúi đầu chào nhau, thể hiện sự tôn trọng nhau.

Sau lễ đính hôn và lễ cưới, tiệc trà được tổ chức để chúc mừng đôi uyên ương đến với nhau. Đôi vợ chồng mới cưới cũng lạy bàn thờ tổ tiên để cầu mong hạnh phúc và may mắn trong cuộc sống hôn nhân.

(Ảnh: Quang nguyen vinh/ Shutterstock)
(Ảnh: Quang nguyen vinh/ Shutterstock)

Mặc dù đám cưới của người Ấn Độ có nhiều nghi lễ, nhưng chúng đều tập trung tương tự nhau xung quanh việc tạo nên một “nút thắt” thiêng liêng giữa áo cô dâu và chú rể, nhằm thể hiện sự gắn kết bền lâu. Đây cũng được coi là một nghi lễ dựa trên tín ngưỡng của người Ấn Độ, phản ánh di sản văn hóa phong phú của quốc gia này.

Trong một đám cưới truyền thống của Ấn Độ, cặp đôi thực hiện bảy lời thề cùng với việc đi xung quanh ngọn lửa thánh, biểu thị sự hiện diện của Thần Thánh. Mỗi lời thề nguyện như một chiếc neo thiêng liêng để giữ cho đôi lứa vượt qua mọi giai đoạn tốt đẹp và khó khăn cùng nhau.

Sau lời thề, đôi tân hôn chạm vào chân cha mẹ và người lớn tuổi của mình để cầu xin sự chúc phúc và bày tỏ lòng biết ơn. Cử chỉ chạm chân tượng trưng cho sự buông xuôi bản ngã của một người để trở nên xuất sắc trong cuộc sống, bằng cách cúi đầu trước những người lớn tuổi, tôn trọng trí tuệ của họ và tôn vinh tình yêu thương, sự vị tha của cha mẹ.

(Ảnh: AliAshraf/ Shutterstock)
(Ảnh: AliAshraf/ Shutterstock)

Một câu chuyện cổ về duyên tiền định

Dưới đây là một câu chuyện từ thời cổ đại của Trung Quốc được ghi chép lại trên Minghui.org, kể lại một sự việc lịch sử cho thấy mối lương duyên trong đám cưới là do trời định.

Học sĩ viện Thái Học Trịnh Hoàn Cổ thời trị vì của Hoàng đế Đường Văn Tông - nhà Đường, đã đính ước với con gái của hình bộ thượng thư Lưu Công.

Tuy nhiên, ngay trước lễ cưới, Trịnh Hoàn Cổ nằm mộng thấy rằng mình đang ở trong một chiếc xe ngựa đi qua ba cây cầu nhỏ trước khi đến một ngôi nhà phía sau một ngôi chùa, nơi anh đã kết hôn với một cô gái trẻ. Rõ ràng, người chủ hôn mang họ Phòng.

Sau khi tỉnh dậy, Trịnh Hoàn Cổ kể lại giấc mơ của mình cho một đạo sĩ tên là Khấu Chương. Sau đó, Trịnh Hoàn Cổ kết hôn với người con gái mà mình đã đính ước là Lưu thị. Không may Lưu thị đã qua đời không lâu sau đó.

Vài năm trôi qua, Trịnh Hoàn Cổ kết hôn với cô nương họ Lý đến từ Đông Lạc. Đáng ngạc nhiên là đám cưới diễn ra trong một ngôi nhà ngay sau một ngôi chùa ở huyện Chiêu Ứng, và Trịnh Hoàn Cổ thực sự đi ngang qua ba cây cầu nhỏ. Người chủ trì hôn lễ mang họ Phòng Trực Ôn.

Lúc đó Phòng Trực Ôn đảm nhiệm chức quan huyện Đông Lạc, ông cũng là một người bạn cũ của gia đình nhà họ Lý. Nghi thức hôn lễ đều do Phòng Trực Ôn đứng ra chủ trì. Trịnh Hoàn Cổ lúc bấy giờ mới hiểu ra giấc mộng của mình năm xưa là dự báo cho hôn sự ngày hôm nay. Cuối cùng thì Trịnh Hoàn Cổ nhận ra rằng cô gái mà mình nhìn thấy trong giấc mơ hóa ra là người vợ lần này!

Hoa Long

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Đám cưới truyền thống nhiều nơi trên thế giới: Tôn vinh Đấng thiêng liêng