ĐCS Trung Quốc hô hào ‘trỗi dậy’ bá chủ thế giới, thế hệ trẻ ‘nằm yên’, mặc kệ sự đời

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngày càng nhiều người trẻ ở đất nước tỷ dân chọn lối sống buông xuôi - nói Không với nỗ lực thăng tiến, mua nhà, mua xe, kết hôn và sinh con, hoặc tiêu dùng… họ chỉ duy trì các tiêu chuẩn tối thiểu để tồn tại, và từ chối trở thành cỗ máy sinh lợi và nô lệ bị bóc lột của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Lối sống này phổ biến đến mức được đúc kết thành "triết lý nằm thẳng".

"Triết lý nằm thẳng" xuất phát từ một bài đăng hiện đã bị xóa trên diễn đàn Tieba. Chủ nhân bài đăng này đề cập đến thuật ngữ "tang ping" - hành động quyết tâm bỏ qua mọi nỗ lực để hoàn thành một công việc, mục tiêu nào đó.

Người này mô tả mình đã thất nghiệp hai năm nhưng không bận tâm về điều này. Anh ta đã duy trì cuộc sống của mình bằng cách làm những công việc lặt vặt và giảm chi tiêu. Thay vì cố gắng theo đuổi những kỳ vọng của xã hội, anh ta chọn cách "nằm yên".

"Vì chưa bao giờ có một xu hướng đề cao tính tự chủ của con người ở đất nước chúng tôi, nên tôi sẽ tạo ra một xu hướng cho riêng mình: Nằm yên mặc kệ sự đời. Chỉ khi nằm xuống, con người mới có thể trở thành thước đo của vạn vật", người này viết.

Điều này đã khơi dậy sự đồng tình của nhiều bạn trẻ. Thậm chí, có người còn thẳng thừng cho rằng phải làm nhiều thứ thế để làm gì, và bạn có thể sống cuộc sống nhàn hạ mà không cần lo nghĩ cho ai cả.

Một trong những bài đăng phổ biến nhất của nhóm có tiêu đề "Hướng dẫn cách nằm xuống", liệt kê các bước để chấp nhận lối sống buông xuôi bao gồm: chấp nhận những khuyết điểm của bản thân thay vì cố gắng thay đổi, không đánh đồng tiền bạc với hạnh phúc và từ chối nỗ lực vô ích.

Cuộc biểu tình thầm lặng

​​"Học thuyết nằm xuống" nhanh chóng phát triển thành một loại biểu tình "im lặng" trong dân chúng ở Trung Quốc đại lục, các phương tiện truyền thông chính thức vội vàng hợp lực và hét lên rằng "Bạn có thể chấp nhận số phận của mình, nhưng bạn không thể nằm xuống".

"Nhật báo Nanfang" xuất bản vào ngày 20/5 cho rằng điều này thật đáng xấu hổ, ý thức về trách nhiệm và công lý đâu mất rồi? Bài báo kêu gọi các bạn trẻ cần phấn đấu chứ không nên "chọn cách 'nằm xuống" trước áp lực. “Những món 'súp gà độc' như vậy không có giá trị gì".

"Dù thế nào đi nữa, những người trẻ tuổi phải có niềm tin vào tương lai. Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới, với nguồn lao động dồi dào và lợi thế thị trường khổng lồ… Cuộc sống chỉ có thể hạnh phúc nếu chúng ta chăm chỉ", bài báo chỉ ra.

Tờ “Nhật báo Quảng Minh” cùng ngày cũng đăng một bài báo cho rằng một số thanh niên ngày nay “nằm yên trước khi làm giàu”, cho rằng điều này rất tiêu cực: "Cộng đồng 'nằm thẳng' rõ ràng là không tốt cho sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước".

Trong khi đó, trang Caixin Global gọi "triết lý nằm thẳng" của giới trẻ Trung Quốc là "cuộc biểu tình im lặng".

Tuy nhiên, cơn lốc “nằm yên” này vẫn chưa dừng lại bởi những lời nhận xét của truyền thông nhà nước, đến ngày 27/5, Đoàn Thanh niên ĐCSTQ lại sử dụng hình ảnh nhân viên y tế trong vùng dịch, binh lính đóng quân nơi biên cương và các nhà nghiên cứu từ trung tâm vũ trụ làm ví dụ, kêu gọi giới trẻ “sống hết mình vì sứ mệnh, sống có ích cho quê hương” chứ đừng chọn cách “nằm yên”.

Kết quả là, nhiều cư dân mạng chế giễu Đoàn Thanh Niên về "tinh thần tư sản tăng lên, làm mất quyền lực và uy tín của giai cấp vô sản", hiện tại các bình luận chính thức trên blog của Đoàn Thanh niên đã được đóng lại.

Một số cư dân mạng cho biết: "Tôi có quyền lựa chọn đấu tranh và quyền được nằm yên";

"Chào, tôi chọn nằm yên... Dù gì thì bệnh viện cũng có số bệnh nhân cố định".

Người dân ‘nằm yên’ trước màn phô trương ‘trỗi dậy bá chủ thế giới' của ĐCSTQ

Vậy, "học thuyết nằm yên" thực sự đại diện cho điều gì?

Học giả tài chính Trung Quốc He Jiangbing đã chỉ ra với Châu Á Tự do rằng "chủ nghĩa nằm yên" đại diện cho một loạt các vấn đề xã hội, bao gồm sự thu hẹp của các doanh nghiệp tư nhân, sự già hóa dân số, đòi hỏi mức độ làm việc của người trẻ và chi phí gia đình ngày càng tăng. Văn hóa làm việc lâu đời “996” (12 giờ/ngày từ 9h sáng đến 9h tối, 6 ngày/tuần) cũng không thể khiến những người trẻ tuổi thành công.

Xie Tian, ​​một giáo sư chủ nhiệm tại Trường Kinh doanh Aiken thuộc Đại học Nam Carolina, Hoa Kỳ, tin rằng việc người dân Trung Quốc "nằm yên" thực sự là một cuộc đấu tranh "tích cực" chống lại ĐCSTQ.

ĐCSTQ cần thúc đẩy “sự trỗi dậy của một cường quốc”, và nó cần hàng trăm triệu công nhân nhập cư làm việc cả ngày lẫn đêm, củng cố hoạt động của các nhà máy trên thế giới và tạo ra của cải cho ĐCSTQ.

Người dân ‘nằm yên’ có nghĩa là không làm việc cho ĐCSTQ, không kiếm tiền cho ĐCSTQ, không tạo ra giá trị đầu ra cho ĐCSTQ, cũng không làm thịnh vượng thị trường tiêu thụ của ĐCSTQ.

Các nhà phê bình dự đoán rằng nếu "học thuyết nằm yên" lớn mạnh hơn, ĐCSTQ có thể có biện pháp đối phó và bắt họ phải làm việc. Bắc Kinh sẽ tăng chi phí sinh hoạt để những người nằm yên không thể “nằm mãi” vì không có đủ tiền. Nhưng nếu làm như vậy, ĐCSTQ sẽ cần tiếp tục in nhiều tiền và gia tăng lạm phát, điều này có thể khơi dậy sự phẫn nộ của công chúng và đẩy nhanh sự sụp đổ của nó.

Giáo sư Xie Tian nói rằng "những người nằm yên" và "sự trỗi dậy của ĐCSTQ" đã bước vào một cuộc đối đầu chính thức. Phong trào nằm yên của người dân Trung Quốc là sự bất hợp tác, phản kháng thụ động và là một cuộc tấn công không có người tổ chức vào chính quyền Trung Quốc.

Thanh Vân

Theo Apollo



BÀI CHỌN LỌC

ĐCS Trung Quốc hô hào ‘trỗi dậy’ bá chủ thế giới, thế hệ trẻ ‘nằm yên’, mặc kệ sự đời