ĐCSTQ gặp khó khăn, ban lãnh đạo mới của ông Tập chỉ có thể chống đỡ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các chuyên gia cho rằng ĐCSTQ đang gặp nhiều khó khăn trong đối nội và đối ngoại, đang chống đỡ các mặt, bởi một khi lùi bước và nhượng bộ thì sẽ sụp đổ.

Dưới bầu trời u ám của đại dịch COVID-19, tình hình chính trị của Trung Quốc chuyện xấu tăng nhiều. ĐCSTQ sẽ tổ chức Lưỡng hội (Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc và Hội nghị hiệp thương chính trị toàn quốc) vào tháng 3, và đội ngũ chính phủ mới của Tập Cận Bình sẽ ra mắt.

Học giả: Về đối ngoại, ĐCSTQ cố gắng chống đỡ, một khi lùi bước và nhượng bộ liền sụp đổ

Trần Khuê Đức, Chủ tịch điều hành của Viện Trung Quốc Princeton, Tổng biên tập của trang mạng "China In Perspective", nói với The Epoch Times vào ngày 30 tháng 1 rằng, ĐCSTQ hiện đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, chẳng hạn như kinh tế đang nhanh chóng tụt dốc, về ngoại giao bị chính quyền các quốc gia chủ đạo trên thế giới cô lập, v.v., tất cả đều là những vấn đề trí mạng.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Blinken dự kiến ​​​​sẽ đến thăm Trung Quốc vào cuối tuần này, ngoại giới chú ý quan hệ giữa Hoa Kỳ - Trung Quốc có thể được xoa dịu hay không. (Tuy nhiên, sự kiện Khinh khí cầu do thám của ĐCSTQ đã khiến ông Blinken rút lại chuyến đi, khiến quan hệ Mỹ-Trung đang hướng đến điểm đóng băng).

Vào ngày 20 tháng 1, trong một cuộc phỏng vấn với David M. Axelrod, giám đốc Viện Khoa học Chính trị tại Đại học Chicago, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Blinken một lần nữa cảnh báo tham vọng xâm chiếm Đài Loan của ĐCSTQ. Ông cũng cho biết số phận của Hồng Kông đã thu hút nhiều sự chú ý hơn đến Đài Loan.

Trần Khuê Đức tin rằng, không có khả năng phá băng trong quan hệ Trung-Mỹ, ĐCSTQ thực sự không thể nhượng bộ, nó sẽ chỉ thực hiện một số thay đổi về thái độ, muốn đột phá từ Hoa Kỳ. Bởi vì không có đột phá phía Hoa Kỳ, tình hình ngoại giao của ĐCSTQ sẽ mãi như vậy, bị toàn thế giới cô lập.

Ông nói rằng, ĐCSTQ đang phải đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau trên trường quốc tế, vì vậy nó chỉ có thể cầm cự, và không dám lùi bước. Ngoài vấn đề Hồng Kông, còn có các vấn đề nhân quyền ở Tân Cương, trách nhiệm giải trình quốc tế đối với việc che đậy sự bùng phát ở Trung Quốc và nguồn gốc của virus. "Đối với tất cả những vấn đề này, cái nào cũng không thể lùi, không thể lùi, nếu lùi, về cơ bản chính là sụp đổ".

Vào ngày 20 tháng 1, Tần Cương, Ngoại trưởng mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã có bài phát biểu trước các đặc phái viên của nhiều nước, nói rằng ông sẽ "kiên quyết thúc đẩy mở cửa cấp cao với thế giới bên ngoài". Đồng thời, Tần Cương đã yêu cầu các nhà ngoại giao của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở nước ngoài "dám chiến đấu".

Trần Khuê Đức nói rằng, bất kể ĐCSTQ nói gì, phương Tây sẽ không tin điều đó. "Họ cứ lặp đi lặp lại nhiều lần, mấy chục năm nay, đặc biệt kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền mười năm nay, đã có quá nhiều lời dối trá. Vừa mới nói sẽ không vũ trang Biển Đông, lập tức triển khai toàn diện vũ trang Biển Đông, vì vậy muốn xoa dịu quan hệ với phương Tây là không thể, trừ khi ông ấy (Tập) tự mình từ chức, vẫn có một chút khả năng có người khác lên, nhưng cơ bản là khó có thể tin tưởng vào các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản”.

Về vấn đề dịch bệnh cũng không dám lùi bước nhượng bộ , Tập Cận Bình vội vàng đàn áp những tiếng nói nghi vấn

Trong hai tháng qua, COVID-19 đã quét qua Trung Quốc, các bệnh viện và nhà tang lễ đã quá tải, các vùng nông thôn thêm nhiều những ngôi mộ mới. ĐCSTQ cũng đã đưa ra một định nghĩa nghiêm ngặt về cái chết di dịch bệnh CIVID-19, và yêu cầu các bác sĩ tránh viết từ "COVID-19" trên giấy chứng tử, để che đậy mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh. Cộng đồng quốc tế, bao gồm cả WHO, tin rằng ĐCSTQ đã báo cáo thiếu nghiêm trọng về dữ liệu tử vong.

Ủy ban Y tế Quốc gia của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào ngày 30 tháng 1, tuyên bố tình hình dịch bệnh nói chung trên cả nước đã tiến vào mức dịch thấp, tình hình dịch bệnh ở nhiều nơi đã duy trì mức giảm ổn định.

Nhưng cùng ngày, Tổ chức Y tế Thế giới cho biết COVID-19 vẫn là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu, mức báo động cao nhất. Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, số người chết ở Trung Quốc "hoàn toàn cao hơn nhiều".

Mặc dù các quan chức tuyên bố rằng dịch bệnh không bùng phát đáng kể trong dịp Tết Nguyên đán, nhưng trang web của Hiệp hội Tư vấn về Quan hệ đối ngoại Think Global Health của Mỹ, đã đăng một bài báo vào ngày 27 tháng 1, nói rằng họ đã thấy nhiều rạp tang lễ được dựng dọc theo đường đến các vùng nông thôn của tỉnh Hồ Bắc. Bài báo dẫn lời một người dân trong làng nói rằng, anh ta đang rất bận chuẩn bị cho đám tang của gia đình và bạn bè trong làng; nhiều người già ở nông thôn đã chết tại nhà vì dịch bệnh, và ngay cả các đạo sĩ thực hành các nghi lễ cũng quá bận rộn.

Học giả người Mỹ gốc Hoa Hồ Bình nói với The Epoch Times rằng, vào ngày 31 tháng 1, cuộc khủng hoảng của ĐCSTQ chủ yếu vẫn tập trung vào dịch bệnh. Bởi vì ai cũng biết số liệu của ĐCSTQ là không đáng tin cậy. ĐCSTQ chỉ tự nói với mình, bất kể người khác nói gì, nhất định kiên trì giọng điệu này và không dám lùi bước. Bởi vì một lời nói dối lớn như vậy, nếu lùi bước thì nó có thể sụp đổ.

Kể từ cuối năm ngoái, ĐCSTQ đã lên kế hoạch ngăn chặn việc lan truyền thông tin xác thực về dịch bệnh trong người dân. Trần Văn Thanh, Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương, đã tuyên bố tại một cuộc họp của Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương vào ngày 29 tháng 12 năm ngoái rằng, ông sẽ trấn áp “những hành vi lợi dụng dịch bệnh để xâm nhập và phá hoại, tung tin đồn thất thiệt và gây rối trật tự xã hội". Trước Tết Nguyên đán (ngày 18 tháng 1), Cơ quan quản lý không gian mạng của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã yêu cầu kiểm soát chặt chẽ việc công chúng lan truyền các bài viết “Hồi hương bút ký, Điều nghe nhìn thấy khi về quê” trên Internet, để tránh “xã hội nhuốm bầu không khí âm ám”.

Ông Hồ Bình cho rằng, một số lượng đáng kể người chết vì dịch bệnh, và việc thất bại trong công tác phòng chống dịch bệnh, đã tạo thành một thách thức nghiêm trọng đối với quyền lực của ông Tập Cận Bình. "Vì vậy, điều cấp bách nhất hiện nay của ông Tập Cận Bình là trấn áp thông tin và những tiếng nói có thể lật tẩy những lời dối trá của ông Tập về vấn đề dịch bệnh. Nếu không trấn áp nó, quyền lãnh đạo của ông ta sẽ bị thách thức nghiêm trọng và đe dọa trực tiếp đến địa vị của ông Tập, (vì vậy) đó là điều ông ấy quan tâm nhất".

Phân tích: Ban lãnh đạo mới không thể cứu được nền kinh tế, ĐCSTQ đang rơi vào bế tắc

Liên tục trong ba năm phòng chống dịch bệnh, GDP năm trước của Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong 40 năm qua. Các nhà chức trách đã báo cáo mức tăng trưởng GDP là 3% vào năm ngoái, con số tăng trưởng tồi tệ nhất kể từ năm 1976. Nhưng mức tăng trưởng 3% này cũng bị thế giới nghi ngờ. Tiến sĩ Sử Hạc Lăng, Phó giáo sư Trường Kinh doanh của Đại học Monash ở Úc, nói với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ vào ngày 22 tháng 1 rằng, các số liệu của ĐCSTQ là không đáng tin cậy, và mức tăng trưởng thực tế có thể còn thấp hơn.

Trong bối cảnh kinh tế suy thoái, ông Thái Kỳ, Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, tại Hội nghị Bộ trưởng Tuyên truyền Toàn quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào ngày 4 tháng 1, đã yêu cầu "hát ca về một nền kinh tế tươi sáng".

Ông Hồ Bình nói với The Epoch Times rằng, kể từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chế độ quân phiệt của gia đình ông Tập đã được thiết lập, vì vậy sẽ không có bất ngờ đặc biệt nào trong công tác nhân sự của kỳ họp Lưỡng hội.

Hiện tại, thế giới bên ngoài tin rằng, ban kinh tế của chính phủ sẽ được công bố trong kỳ họp Lưỡng hội, điều có thể khẳng định là Lý Cường sẽ là Thủ tướng, Đinh Tiết Tường sẽ là Phó thủ tướng thường trực, và Hà Lập Phong sẽ là Phó thủ tướng phụ trách kinh tế, họ đều được coi là thân tín của ông Tập Cận Bình.

Ông Trần Duy Kiện, Tổng biên tập của "Mùa xuân Bắc Kinh", nói với The Epoch Times vào ngày 31 tháng 1 rằng, cuộc khủng hoảng của ĐCSTQ đang ngày càng sâu sắc, ban lãnh đạo mới không hiểu nền kinh tế, và không có cách nào để khôi phục nền kinh tế.

"Những người này trước kia đều từ khe suối trong núi rừng đi ra, không có khái niệm về kinh tế vĩ mô. Khi nền kinh tế Trung Quốc suy thoái, những người này hoàn toàn không có khả năng khôi phục nền kinh tế. Ngay cả khi Lý Khắc Cường tiếp tục làm thì cũng không thể khôi phục được".

Ông Trần Duy Kiện cho biết, nhu cầu của các nước phương Tây đối với các sản phẩm Trung Quốc đã suy yếu, và một số lượng lớn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã di dời, nhu cầu trong nước của Trung Quốc thậm chí còn nhỏ hơn trước. ĐCSTQ thực thi chính sách phòng chống dịch bệnh 'zero COVID' trong 3 năm qua, khiến túi tiền của người dân Trung Quốc về cơ bản là đã cạn, cho dù còn dư một chút thì cũng không dám sử dụng. "Khi nền kinh tế xuất khẩu yếu đi, đầu tư nước ngoài rút đi, không kích thích được nhu cầu trong nước, thì không ai có thể cứu vãn được nền kinh tế suy thoái. Một ban lãnh đạo như ông Tập Cận Bình thế này thì không có cách nào".

Ông Trần Duy Kiện cho biết, mặc dù ông Tập Cận Bình đang nắm quyền và gần như không có sơ suất nào trong việc kiểm soát quyền lực, nhưng ĐCSTQ đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về nhận thức toàn cầu về bản chất của ĐCSTQ, hơn nữa nền kinh tế trong nước lại không tốt. Năm 2023 sẽ là một năm đầy sóng gió đối với ĐCSTQ.

Theo Ning Haizhong, Luo Ya - Epoch Times

Nguyên Anh biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

ĐCSTQ gặp khó khăn, ban lãnh đạo mới của ông Tập chỉ có thể chống đỡ