Để luôn vui vẻ trong công việc, hãy thay đổi cách suy nghĩ của bản thân mình

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chúng ta có thể làm gì khi buộc phải nhận một công việc mà mình cần để duy trì cuộc sống nhưng bản thân lại không mong muốn công việc đó chút nào? Liệu chúng ta có thể biến công việc đó trở nên tốt hơn? Câu trả lời là có, nhưng trước tiên bạn phải thay đổi cách suy nghĩ của mình...

Chúng ta không thể luôn kiểm soát được những gì sẽ xảy đến trong cuộc đời mình, điều duy nhất chúng ta có thể kiểm soát được là cách nghĩ của bản thân. Điều này sẽ tạo ra những nền tảng cảm xúc vững chắc giúp bạn tự thúc đẩy khả năng vượt qua khó khăn, và kiên trì cho đến khi tình huống xoay chuyển. Đó là những gì John đã làm, và bạn cũng có thể.

John đã học cách suy nghĩ có chủ ý, theo cách tránh những suy nghĩ tiêu cực để tạo ra cảm xúc hài lòng. Sau đó, anh đã sử dụng cảm xúc này để thay đổi quan điểm của mình đối với công việc không mong muốn của anh, và “biến” nó trở thành một công việc khá thú vị.

Đây là câu chuyện của John:

John bị sa thải sau nhiều năm làm việc cho một ông chủ. Anh phải nỗ lực tìm một công việc mới tương tự nhưng không thể tìm được việc nào phù hợp. Sau nhiều tháng thất nghiệp, John buộc phải chấp nhận bất kỳ công việc nào anh có thể tìm được. Tiền tiết kiệm của anh đã cạn, trong khi khoản trợ cấp thất nghiệp không đủ để anh chi trả các hóa đơn và chăm sóc cho gia đình. Anh còn phải đối mặt với nguy cơ mất nhà.

John đã nhận vị trí nhân viên bán hàng trong một trung tâm thương mại. Đây là một bước lùi lớn trong sự nghiệp của John. Đối với công việc mới này, anh không có cơ hội sử dụng các kỹ năng chuyên sâu của mình, anh không thích ông chủ và anh nghĩ rằng đồng nghiệp của mình thật kém thân thiện.

Đây là một bước lùi lớn trong sự nghiệp của John. Đối với công việc mới này, anh không có cơ hội sử dụng các kỹ năng chuyên sâu của mình
Đây là một bước lùi lớn trong sự nghiệp của John. Đối với công việc mới này, anh không có cơ hội sử dụng các kỹ năng chuyên sâu của mình. (Ảnh: Shutterstock)

Tệ hơn nữa, anh phải phục vụ những người đã từng là nhân viên cũ của mình khi họ đến cửa hàng này. Anh cảm thấy ngại ngùng, xấu hổ vì tình huống đó. Trong khi đó, anh vẫn đang tiếp tục tìm kiếm một công việc tốt hơn.

John đã yêu cầu sự giúp đỡ của một chuyên viên tư vấn nhân sự và nghề nghiệp. Cả hai làm việc cùng nhau trong ba tháng. Quá trình này đã cho thấy rõ ràng rằng những vấn đề của John trong quá trình tìm việc không phải là do sơ yếu lý lịch, thông tin hoặc kỹ năng tìm việc của anh ấy; mà chính bản thân John mới là vấn đề.

Anh đã sụp đổ và đau khổ vì bị sa thải, anh phàn nàn về công việc tạm thời, luôn lo lắng về việc hết tiền và nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ tìm được công việc mơ ước của mình. Mặc dù anh cố gắng tỏ ra tích cực và lạc quan, nhưng tất cả những suy nghĩ rắc rối trong đầu anh đang tạo ra những cảm xúc và ấn tượng tồi tệ nhất.

Vị chuyên gia có thể thấy sự tức giận và sợ hãi trong đôi mắt của John, cảm nhận được những nghi ngờ, thất vọng trong giọng nói của anh, và tư thế của anh nói lên rằng anh đang không ổn về mặt cảm xúc. Không người phỏng vấn nào muốn mạo hiểm danh tiếng của công ty để thuê một người như vậy. Cách John suy nghĩ đã khiến anh tự tạo ra chiếc rào chắn bao quanh mình. Và đó cũng là điều mà chuyên viên tư vấn đề nghị John thay đổi.

John đã bắt đầu quá trình này bằng việc nhận định rằng một công việc tạm thời cũng có thể giúp trang trải cuộc sống, và việc giúp đỡ gia đình là một mục đích cao cả. Mặc dù đây không phải là công việc lý tưởng, anh nhận ra rằng có luôn một khía cạnh về đạo đức và lòng tốt khi chúng ta làm mọi việc với nỗ lực tốt nhất có thể.

John bắt đầu tìm thấy ý nghĩa trong công việc mà anh từng cho rằng mình cần nhưng không muốn nó. Anh bắt đầu cảm thấy biết ơn về những gì anh có và ngừng phàn nàn về những gì anh thiếu. Khi John thay đổi, hoàn cảnh xung quanh anh cũng thay đổi.

John bắt đầu tìm thấy ý nghĩa trong công việc mà anh từng cho rằng mình cần nhưng không muốn nó. Anh bắt đầu cảm thấy biết ơn về những gì anh có và ngừng phàn nàn về những gì anh thiếu.
John bắt đầu tìm thấy ý nghĩa trong công việc mà anh từng cho rằng mình cần nhưng không muốn nó. Anh bắt đầu cảm thấy biết ơn về những gì anh có và ngừng phàn nàn về những gì anh thiếu. (Ảnh: Shutterstock)

Những khó khăn với ông chủ và đồng nghiệp dường như tan biến, và anh mong muốn gặp lại các nhân viên cũ của mình khi họ đến cửa hàng. Thật bất ngờ, trong vòng chưa đầy bốn tháng, John đã được đề nghị một công việc tuyệt vời giúp đưa anh trở lại con đường sự nghiệp ban đầu của mình.

Ông chủ mới của John nói với anh rằng anh được nhận việc vì họ ngưỡng mộ thái độ, sự khiêm tốn và khả năng phục hồi của anh. Họ thích cách anh đã đặt tâm làm hết sức mình trong công việc mà người khác có thể sẽ phàn nàn.

John ban đầu có thể không hài lòng với công việc anh phải làm, nhưng anh đã chọn cách chấp nhận, biết ơn, nỗ lực và vui lòng với công việc của mình, và đó không phải là tất cả.

Sau khi chấp nhận công việc mới, John vẫn sắp xếp để làm việc vào cuối tuần và các ngày lễ tại cửa hàng bán lẻ. Gần hai năm sau, anh vẫn làm công việc “tạm thời” mà anh đã từng “rất cần nhưng không muốn”. Và anh đã vui vẻ với điều đó.

Khi bạn chọn “không thay đổi” cách nghĩ của mình về tình huống, tức là bạn đang chọn “không chuyển đổi” hoàn cảnh của mình. Khi bạn phàn nàn và “rối tung” với những vấn đề không thể kiểm soát, bạn sẽ tự cảm thấy đau khổ và tự ti.

Nhưng hãy nghĩ xem, chúng ta sẽ không tốn một xu nào để thay đổi hoàn cảnh của mình bằng cách suy nghĩ có chủ ý theo cách tích cực. Và đó là những gì bạn hoàn toàn có khả năng kiểm soát.

My My
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Để luôn vui vẻ trong công việc, hãy thay đổi cách suy nghĩ của bản thân mình