Dịch giả Nhật Bản: Đọc bài viết của Đại sư Lý thu được lợi ích, nên đọc mỗi ngày

Giúp NTDVN sửa lỗi

Từ khi bài viết “Vì sao có nhân loại” của nhà sáng lập Pháp Luân Công - Đại sư Lý Hồng Chí, được công bố trên trang web Epoch Times, nó đã gây được tiếng vang lớn đối với độc giả khắp nơi trên thế giới. Một dịch giả đã nghỉ hưu sống ở Nhật Bản nói rằng “câu nào cũng có lợi ích”, và nhắn nhủ “nên đọc bài viết này hàng ngày”.

Bà Matsui Ikuko (bút danh), năm nay 68 tuổi, có mẹ là người Nhật và bố là người Trung Quốc. Sau khi tốt nghiệp một trường đại học danh tiếng của Nhật Bản, bà Ikuko trở thành một dịch giả chuyên nghiệp. Nhưng sau khi nghỉ hưu, bà cảm thấy cuộc đời không có gì gửi gắm. Vì vậy, năm 2012 bà đã đến Đài Loan, và ở lại đó trong một năm. Tại nơi này, bà đã tiếp xúc với Phật giáo và quy y vào cửa Phật. Bà cho biết, là một tín đồ Phật giáo, mục tiêu cuộc đời của bà là được vãng sinh về thế giới Cực Lạc và chấm dứt luân hồi chuyển sinh.

Đại sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công, đã đăng bài viết “Vì sao có nhân loại”. Sau khi đọc bài viết “Vì sao có nhân loại”, bà nói: “Đại sư Lý nói rằng trái đất là 'chỗ bỏ rác’ của vũ trụ. Khi tôi còn trẻ, tôi bận rộn với công việc. Ở tuổi này, khi hồi tưởng lại quá khứ, tôi cảm thấy rằng làm người thực sự rất khổ, có sinh lão bệnh tử, mà người Trung Quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ lại càng khổ hơn”.

Năm đó, sau khi cha của bà Ikuko tới Nhật Bản du học, và kết hôn với người Nhật Bản, năm 1952 ông nghe theo tuyên truyền của ĐCSTQ, từ bỏ công việc tại một viện nghiên cứu nổi tiếng của Nhật Bản và trở về nước. Năm 1957, vì cha bà đã nói một số lời mà ông cảm thấy không hiểu về chính sách của ĐCSTQ, ông đã bị coi là cánh hữu. Ba năm sau đó là nạn đói và Cách mạng Văn hóa, gia đình bà đã phải chịu rất nhiều sự đàn áp và khổ nạn ở Trung Quốc. Mỗi khi nghĩ về giai đoạn lịch sử đó, trong tâm bà lại dâng lên sự oán trách đối với cha.

Sau khi Nhật Bản và Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1973, bà Ikuko cùng mẹ là người Nhật trở về Nhật Bản. Sáu năm sau, cha và các chị em gái của bà cũng đến Nhật Bản, cả gia đình bà đã được đoàn tụ. Cho đến lúc qua đời, cha bà không bao giờ quay trở về Trung Quốc.

Từ những năm 1980, với tư cách là phiên dịch viên cho các phái đoàn Nhật Bản đến thăm Trung Quốc, bà Ikuko đã gặp nhiều các quan chức cấp cao của ĐCSTQ. Bà biết rõ về tội ác “lam kim hoàng” (xâm nhập vào nước ngoài) của ĐCSTQ. Cùng với việc gia đình bà đã từng bị bức hại ở Trung Quốc, bà nói rằng “ĐCSTQ là kẻ thù của toàn nhân loại”. Bà kể lại rằng khi gặp Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, bà cảm thấy ông ta là một người nham hiểm và xảo quyệt.

Bà nói: “Tôi đã tha thứ cho cha tôi sau khi đọc bài viết của Đại sư Lý. Đại sư nói rằng ‘Khổ có thể tiêu tội nghiệp', và trong quá trình này chúng ta còn có thể ‘bảo trì thiện lương’, giúp đỡ người khác, làm người cần lương thiện”.

Bà cho biết đã đọc bài viết của Đại sư Lý 7-8 lần, và bà đã được hưởng lợi từ mỗi câu viết trong bài. Mỗi lần sau khi đọc một lượt bài viết, tâm trạng của bà trở nên nhẹ nhàng hơn. “Tôi sẽ đọc bài viết này mỗi ngày. Tôi hy vọng một ngày nào đó tôi có thể thuộc lòng bài viết”.

Theo Lê Nại - Epoch Times

Minh An biên dịch



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Dịch giả Nhật Bản: Đọc bài viết của Đại sư Lý thu được lợi ích, nên đọc mỗi ngày