Đồ chơi công nghệ phát ra âm thanh gây tác hại cho trẻ như thế nào? Bố mẹ cần biết

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhiều loại đồ chơi cho trẻ nhỏ phổ biến trên thị trường có thể phát ra âm thanh, vì các bé dễ bị thu hút bởi dạng đồ chơi này. Tuy nhiên, bạn có biết loại đồ chơi này có thể mang lại những tác hại gì cho con trẻ không?

Tôi đề nghị hãy cho con trẻ sử dụng những thứ tự nhiên hơn, và sống ở một môi trường có thể tạo ra sự trau dồi nhiều mặt, để các bé có thể rèn luyện khả năng thực hành và khả năng tư duy logic.

Có phụ huynh lo lắng chia sẻ rằng: Tôi có một bé trai 5 tuổi đặc biệt thích thú với những đồ chơi có thể phát ra âm thanh như ô tô cảnh sát, xe cứu thương, máy bay, đại bác... Bố mẹ đã mua cho cháu rất nhiều loại đồ chơi này. Nhưng sau đó phát hiện ra rằng, khi cha mẹ cần sự yên lặng, thì trẻ em phát ra tiếng động lớn khi chúng chơi đồ chơi. Vậy, đồ chơi tạo ra âm thanh điện tử có tác dụng tai hại gì đối với con trẻ hay không?

Nhiều đồ chơi phát ra âm thanh điện tử tần số cao, dễ dẫn đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trở nên ồn ào náo nhiệt hoặc khó nghe lời cha mẹ. (Shutterstock)
Nhiều đồ chơi phát ra âm thanh điện tử tần số cao, dễ dẫn đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trở nên ồn ào náo nhiệt hoặc khó nghe lời cha mẹ. (Shutterstock)

Tôi nghĩ rằng, đó là do những đồ chơi này gây ra. Hệ thống thính giác của trẻ đã phát triển từ rất sớm khi bé còn trong bụng me. Sau khi được sinh ra, thậm chí trước 4 hoặc 5 tháng, thính giác của trẻ vẫn tiếp tục trưởng thành. Do đó, việc tiếp nhận âm thanh là rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ.

Các bé nghiện chơi điện thoại di động

Các dây thần kinh của các bé sẽ thay đổi theo môi trường sống của cha mẹ. Nếu phụ huynh cho con chơi quá nhiều đồ chơi có âm thanh điện tử, chúng đều có tần số cao nên sẽ gây hại cho thính giác của trẻ. Khi âm thanh tổng hợp và âm thanh điện tử tần số cao cùng xuất hiện, bé sẽ bị âm thanh điện tử thu hút ngay lập tức.

Sau khi so sánh với giọng nói của con người, người ta thấy rằng âm thanh điện tử rất có hại cho con trẻ. Hơn nữa, một khi bé bị thu hút bởi những âm thanh điện tử, các em sẽ thường bỏ qua giọng nói của con người, cũng sẽ không nghe ai gọi.

Khi cha mẹ muốn cưỡng chế lấy đi đồ chơi phát ra âm thanh hoặc iPad, trẻ sẽ cáu giận. Tôi đều đã tận mắt nhìn thấy một đứa trẻ gần như là khóc điên cuồng vì bị lấy món đồ mà mình đang dùng.

Mẹ của em bé nói rằng, cô không muốn con mình làm phiền người khác trên tàu điện ngầm. Cô nhận thấy rằng, chỉ cần mẹ đưa cho con một chiếc điện thoại di động hoặc iPad, bé liền rất im lặng. Nhưng nếu cưỡng chế lấy lại điện thoại di động hoặc iPad, bé liền khóc lóc không ngừng! Điều này buộc người mẹ không dám lấy đi món đồ con đang chơi.

Tôi đề nghị khi mẹ không đi đâu xa, mẹ nên giảm dần thời gian bé dành cho điện thoại di động, kể cả khi bé khóc cũng phải cố gắng chịu đựng. Nếu bạn không cắt đứt sự gắn bó của trẻ với điện thoại di động sớm, bạn vẫn sẽ bị ảnh hưởng những vấn đề này ở tương lai không xa.

Tôi luôn đề nghị các bậc cha mẹ nên cho bé nghe những bản nhạc nhẹ nhàng và cố gắng tránh những loại âm thanh điện tử có tần số cao. Âm thanh của những bộ gõ nếu được phát ra bởi các đồ dùng trên trống, tre, vật rỗng hoặc xoong nồi, đều là âm thanh của sự tự nhiên có ích cho trẻ khi nghe.

Bị thu hút không có nghĩa là yêu thích

Tôi đã có một kinh nghiệm ở Đài Loan. Một ban nhạc gồm những người mù, vì những người mù không thể nhìn thấy nên họ rất nhạy cảm với âm thanh. Khi biểu diễn, họ mời các em tự mang xoong, chảo tham gia. Mặc dù, những đồ vật này không phải là nhạc cụ thực sự, nhưng chúng có thể dễ dàng đạt được trạng thái hài hòa vì chúng là âm thanh từ các đồ vật thực tế. Trải nghiệm này đã cho tôi rất nhiều cảm hứng, các em đã có một khoảng thời gian tuyệt vời hội nhập cùng với các nhạc sĩ.

Các bậc cha mẹ cần lưu ý rằng, không phải trẻ thực sự thích xe cảnh sát và xe cứu hỏa, mà những âm thanh tần số cao mà chúng tạo ra sẽ thu hút trẻ.

Để làm một phép thử tương tự khác, chúng ta hãy lấy một thẻ màu để thử nghiệm. Nó có màu đỏ thú vị hơn và màu vàng nhạt hơn. Sau khi đi qua trước mặt người thử nghiệm, mọi người thường bị ấn tượng bởi màu đỏ. Do đó, trẻ bị thu hút bởi những đồ chơi ồn ào này không có nghĩa là trẻ thực sự thích chúng, mà là bị thu hút bởi những âm thanh tần số cao đó.

Cha mẹ nên tự hỏi con có thích âm thanh đó không trước khi mua đồ chơi cho con, không thích thì đừng mua cho con. Sau khi trẻ quen với những âm thanh sắc nhọn đó, chúng sẽ thường tạo ra những âm thanh đó, điều đó chẳng phải là gây phiền hà cho chúng ta hay sao?

Trẻ em nên nghe những âm thanh tự nhiên nhiều hơn. (Shutterstock)
Trẻ em nên nghe những âm thanh tự nhiên nhiều hơn. (Shutterstock)

Một môi trường có kỷ luật

Bạn có thể làm một thử nghiệm nhỏ, bạn có thể sử dụng một số phần mềm trên iPad để đọc to đoạn văn bản, và hãy xem mình có thích những âm thanh đó hay không. Nếu bạn không muốn rèn luyện con mình thành như vậy, thì bạn nên suy nghĩ kỹ xem mình nên mua đồ chơi gì cho con.

Nếu các bậc cha mẹ muốn trau dồi khả năng cảm thụ âm thanh của con mình, họ có thể mua cho các bé một chiếc đàn piano nhỏ. Các tiếng gõ của đàn piano là một dải âm thanh dễ chịu cho trẻ nhỏ. Hộp đựng khăn giấy (Tissue Box) đã qua sử dụng có thể lật úp để gõ. Những âm thanh này là âm thanh tự nhiên, có thể được sử dụng cho trẻ em để chơi.

Đừng nghĩ rằng, trẻ chơi với những thứ này sẽ trở nên ngu ngốc. Đừng lo lắng, điều này sẽ tạo ra một môi trường sáng tạo hơn cho trẻ.

Trẻ em cũng có thể vẽ nhà, sắp xếp đồ vật của riêng mình trên hộp các-tông. Chúng tôi khuyến khích các bậc cha mẹ cố gắng cung cấp cho trẻ em một môi trường thực hành có thể được tạo ra bằng chính đôi tay của bé.

Tận dụng nhiều hơn những vật dụng trong nhà làm đồ chơi cho con bạn. (Shutterstock)
Tận dụng nhiều hơn những vật dụng trong nhà làm đồ chơi cho con bạn. (Shutterstock)

Khi cho trẻ ăn bột, có thể để trẻ tự mình nhào bột và nhào ra thứ gì đó có thể dùng để rèn luyện khả năng vận động, xúc giác, tư duy logic của bé, v.v. Nếu đồ chơi bạn cho con là đồ chơi làm sẵn thì về cơ bản không thể thay đổi được, chỉ có hai khả năng: dùng được hoặc là đã hỏng. Về cơ bản không có cơ hội cho trẻ sử dụng não và tay.

Nếu bạn không huấn luyện con mình sử dụng bộ não của chúng để suy nghĩ thì khi chuyển sang môi trường học đường, một số trẻ sẽ dễ gặp vấn đề. Khi giáo viên toán học xem bài thi của bạn, họ thường nói rằng bạn không thể chỉ cho tôi đáp án mà còn phải xem cả quá trình giải bài tập.

Điện thoại di động dễ gây nghiện và ức chế kỹ năng giao tiếp

Một số nhà nghiên cứu cho rằng, một khi tiếp xúc với âm thanh tần số cao sẽ giống như người nghiện ma túy, rất dễ gây nghiện và có hiện tượng nghiện. Có nghiên cứu chỉ ra rằng, cảm giác khi yêu cũng giống như cơn nghiện. Thứ chúng phát ra khá giống nhau ở các vùng trong não bộ. Sự khác biệt là ở đâu? Khi yêu, vùng ngôn ngữ, khả năng biểu đạt, khả năng tự chăm sóc bản thân và khả năng yêu thích sự sạch sẽ cũng được kích hoạt.

Ngược lại, các sản phẩm điện tử như điện thoại di động, iPad, máy chơi game kìm hãm khả năng của trẻ và ức chế khả năng diễn đạt ngôn ngữ, khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ, khả năng giao tiếp xã hội và khả năng yêu thích sự sạch sẽ của trẻ. Nhiều trẻ nghiện iPad không thích tắm, không muốn nói chuyện với người khác, mặc kệ người khác. Nếu cha mẹ nói thêm một vài từ, trẻ sẽ nghĩ rằng bạn đang làm phiền bé và khiến bé khó chịu với bạn một cách vô cớ. Những khả năng này của bé sẽ bị dập tắt, đừng mong đợi bé sẽ lịch sự với bạn.

Cha mẹ có thể đưa con đi tìm hiểu, nghiên cứu những sự vật hiện tượng có thể thấy ở khắp mọi nơi, đây cũng là một cách giáo dục tốt. Ngày nay, mặc dù tất cả bọn trẻ đang ngồi cùng nhau, nhưng chúng vẫn lặng lẽ lướt điện thoại. Ngoài ra, nếu sử dụng điện thoại di động, iPad trong thời gian dài, người bệnh sẽ mắc các chứng bệnh về cổ, bạn sẽ cần nhờ đến các chuyên gia y tế để được tư vấn. Cha mẹ đừng nên đặt ra những quy tắc hoặc lời nói suông, mà hãy cùng bé vượt qua những triệu chứng này.

Giới thiệu về tác giả:

Tiến sĩ Trần Ngạn Linh (Chen Yanling) là chuyên gia giáo dục, nhà tư vấn giáo dục trẻ em với nhiều năm kinh nghiệm. Bà tham gia chương trình “Khóa học dành cho cha mẹ” của Đài truyền hình NTDTV với nhiều kiến thức và lời khuyên hữu ích dành cho các bậc cha mẹ.

Huy Hải
Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Đồ chơi công nghệ phát ra âm thanh gây tác hại cho trẻ như thế nào? Bố mẹ cần biết