Doanh nhân xóa đói nghèo ở châu Phi

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các vấn đề như quan liêu, tham nhũng và định kiến là trở ngại đối với các doanh nhân ở châu Phi, nhưng Magatte Wade vẫn quyết tâm xóa bỏ nó.

Đối với Magatte Wade, những khó khăn trên có quan hệ với nhau: người dân châu Phi nghèo. Họ nghèo vì họ không có tiền. Họ không có tiền vì họ không có việc làm. Họ không có việc làm vì không có công ty nào tuyển dụng họ. Không có công ty nào có thể thành lập vì chính phủ ban hành những thủ tục rườm rà.

Giải pháp cho những vấn đề trên? Chính phủ cần phải nới lỏng chính sách và thủ tục với doanh nghiệp và mọi thứ sẽ được giải quyết, người dân châu Phi sẽ trở nên giàu có hơn.

Tình trạng quan liêu và tham nhũng

Theo Wade, một doanh nhân không thể khởi nghiệp ở đó vì tình trạng quan liêu và tham nhũng là vô tận.

Một ví dụ về sự quan liêu mà cô đưa ra là ở Cộng hòa Congo, nơi có 18 tài liệu riêng biệt để nhập hoặc xuất bất cứ thứ gì, và mỗi tài liệu cần phải được công chứng, với mỗi chữ ký có giá 500 đô la.

Wade nói với The Epoch Times: “Ở đất nước Eritrea, phải mất 13 thủ tục, 84 ngày và 21% thu nhập bình quân đầu người cùng với 94% thu nhập bình quân đầu người trên số vốn góp của công ty để bắt đầu kinh doanh”.

Cô nhận thấy “tham nhũng ở hầu hết mọi cấp độ”, đây là kết quả của “luật pháp kém hiệu quả, rườm rà và nhiêu khê”.

Cô còn nói: “Thậm chí để có được hộ chiếu, bạn phải hối lộ nhiều người”.

Sự kết hợp của nhiều bộ máy rườm rà dẫn đến cái chết của nhiều doanh nghiệp địa phương trước khi thành lập.

Trong nhiều thập kỷ, Ngân hàng Thế giới đã nghiên cứu “Các chỉ số kinh doanh”, trong đó đã đưa ra bảng xếp hạng mức độ dễ dàng kinh doanh ở các quốc gia trên toàn thế giới. Năm 2017, New Zealand đứng đầu danh sách và Mỹ đứng thứ sáu.

Nhưng có khoảng 50 quốc gia ở châu Phi đứng cuối bảng, và quê hương Senegal của Wade xếp ở vị trí 140.

Wade nói trong một video được đăng trên trang web của cô ấy: “Tất cả, trừ năm quốc gia cận sa mạc Sahara, châu Phi không thân thiện bằng các nước xã hội chủ nghĩa như Nicaragua và Bolivia”.

Doanh nhân Magatte Wade. (Được sự cho phép của Magatte Wade)
Doanh nhân Magatte Wade. (Được sự cho phép của Magatte Wade)

Cô cho biết cô rất thất vọng vì Ngân hàng Thế giới không còn công bằng về bảng xếp hạng. Trung Quốc và các quốc gia khác đã hối lộ các quan chức để có những vị trí tốt hơn.

Cô nói: “Các bảng xếp hạng thực sự khiến các nhà đầu tư luôn chú ý đến các quốc gia khác, và giờ chúng tôi không có gì để khiến họ phải chú ý để đầu tư. Hoàn toàn không có gì”.

Vì không có cơ hội ở châu Phi, nhiều người cố gắng di cư đến châu Âu với hy vọng tìm được việc làm.

Nhiều lần, người dân vượt biên bằng cách băng qua Đại Tây Dương, nhưng các tàu thuyền nhỏ và quá đông người thường dẫn đến những cái chết hàng loạt trên biển. Tuyến đường bộ cũng có thể gặp nguy hiểm, với những người di cư bị bắt ở Libya và sau đó bị bán làm nô lệ, thường với giá vài trăm đô la một người.

Wade nói: “Một người như tôi, sẽ đi với giá từ 300 đến 500 đô la”.

Định kiến bất công

Wade tin rằng Châu Phi đã được gắn 3 mác định kiến như sau: “safari”, “bộ lạc” và “sự thương hại”. Khi người phương Tây nghĩ về châu Phi, họ nghĩ về những khuôn mẫu này và không bao giờ coi đây là đối thủ cạnh tranh trong thương mại thế kỷ 21.

Một ví dụ điển hình là có một nhà sản xuất giày nổi tiếng có trụ sở tại California, người này đã bán 1 tặng 1 khi ở Châu Phi.

Mặc dù nghe có vẻ là một nghĩa cử cao đẹp, nhưng theo quan điểm của Wade, điều đó khiến người dân châu Phi đau lòng hơn là biết ơn. Không ai muốn mua giày từ các nhà sản xuất châu Phi và động lực để thành lập một công ty giày ở đó đã bị bóp nghẹt.

Wade không tìm kiếm sự thương hại; cô ấy đang tìm kiếm các công ty châu Phi để cạnh tranh trên thị trường tự do.

Tinh thần doanh nhân

Wade cảm thấy rằng những người không sống ở phương Tây đều nhận thấy họ có “sự kém cỏi về văn hóa”, rằng bất cứ thứ gì họ ăn, uống hay mặc đều không ngon bằng những gì đến từ Châu Âu hoặc Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, cô cảm thấy rằng nếu có cơ hội, sẽ có các doanh nhân châu Phi để thúc đẩy và thành lập doanh nghiệp để tạo ra sự khác biệt, đặc biệt nếu sản phẩm của họ (hoặc các thành phần trong sản phẩm của họ) là bản địa của châu Phi.

Wade đã làm điều này. Công ty đầu tiên của cô, Adina, được thành lập vào năm 2004 và sản xuất đồ uống từ hoa dâm bụt và gừng.

Cô chia sẻ: “Đó là một công việc kinh doanh khả thi vì nhiều lý do khác nhau, nhưng đặc biệt là về mặt văn hóa”.

Cho đến khi bắt đầu thành lập Adina, châu Phi chỉ bán nguyên liệu thô làm hàng hóa cho phương Tây, nhưng Wade tin rằng Adina là công ty châu Phi đầu tiên sản xuất một sản phẩm tiêu dùng hoàn chỉnh được bán sang phương Tây.

Adina được Pepsi mua lại vào năm 2007 và Wade rời đi vào năm 2009.

Công ty thứ hai của Wade, Skin Is Skin, hiện đang sản xuất son dưỡng môi tại phòng thí nghiệm của cô ấy ở Senegal. Cô ấy sử dụng bơ hạt mỡ, loại cây bản địa của Châu Phi, và hiện những cây son dưỡng môi này đang được bán tại Whole Foods Markets ở Hoa Kỳ.

Phòng thí nghiệm được xây dựng từ đầu và sử dụng 12 người. Tại một địa điểm riêng biệt, Wade có một trường học miễn phí cho con em nhân viên của mình.

Các thành viên của nhóm phòng thí nghiệm Skin Is Skin ở Senegal. (Được sự cho phép của Magatte Wade)
Các thành viên của nhóm phòng thí nghiệm Skin Is Skin ở Senegal. (Được sự cho phép của Magatte Wade)
Nhân viên sản xuất Skin Is Skin ở Senegal. (Được sự cho phép của Magatte Wade)
Nhân viên sản xuất Skin Is Skin ở Senegal. (Được sự cho phép của Magatte Wade)
Wade đã mở một trường học cho con em nhân viên của mình. (Được sự cho phép của Magatte Wade)
Wade đã mở một trường học cho con em nhân viên của mình. (Được sự cho phép của Magatte Wade)
Son dưỡng môi Magatte Wade's Skin Is Skin được bán tại Whole Foods Market ở Long Island, New York. (Dave Paone / The Epoch Times)
Son dưỡng môi Magatte Wade's Skin Is Skin được bán tại Whole Foods Market ở Long Island, New York. (Dave Paone / The Epoch Times)

Wade có công ty thứ ba đang hoạt động, công ty mới này thiên về các sản phẩm chăm sóc da, dự kiến ​​ra mắt vào mùa thu năm nay.

Wade không chỉ có hoạt động kinh doanh hợp pháp ở Châu Phi, mà hành động của cô ấy cũng đã mang lại một số thay đổi tốt hơn.

Trong những gì cô ấy mô tả là "một sự cố ngoại giao", Wade công khai chỉ trích tổng thống về các chính sách của Senegal đối với doanh nghiệp.

Trái tim của loài báo gê-pa

Wade có một cuốn sách sắp ra mắt tên là “Trái tim của loài báo gê-pa”. Cô cảm thấy cô có trách nhiệm với danh hiệu "xây dựng thương hiệu safari", cô ấy nói rằng cô ấy chọn nó là có lý do.

Nhà kinh tế học người Ghana George Ayittey, người mà Wade coi là “người cha trí tuệ” của cô, từng nói về hai loại người châu Phi: hà mã và báo gê-pa. Hà mã là những quan chức cũ kỹ, tham nhũng, di chuyển chậm chạp và không có gì thay đổi, và báo gê-pa là những người nhanh nhạy, hiện đại, những người sẽ hoàn thành công việc.

Cô ấy diễn giải với Ayittey rằng cô ấy coi mình là một trong những con báo - "những người sẽ thay đổi lục địa".

Wade nói: “Về phần tôi, thật là táo tợn khi làm điều đó. Là loài báo, chúng tôi sẽ không đợi bất kỳ ai giải quyết bất cứ điều gì cho chúng tôi. Và một con báo gê-pa sẽ nhảy vọt qua được mọi thử thách".

An Nhiên

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Doanh nhân xóa đói nghèo ở châu Phi