Đừng nên ‘ăn tươi nuốt sống’: Ăn bạch tuộc sống và bị 'trọng thương'

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vào năm 2019, một video “kinh hoàng” đã lan truyền trên Internet: Một nữ vlogger ở Liên Vân Cảng, Giang Tô, Trung Quốc, đã livestream cảnh ăn con bạch tuộc sống. Tuy nhiên, con bạch tuộc đang “vật lộn” với cái chết đã chống cự lại - bằng cách dùng các xúc tu hút chặt nửa mặt bên trái của vlogger, khiến cô bị thương và vô cùng đau đớn.

Trước đó, các chuyên gia cũng đã cảnh báo rằng ăn hải sản sống tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe, đặc biệt cần lưu ý đến hải sản giả do Trung Quốc sản xuất và hải sản nhiễm kháng sinh, bao gồm cả cá hồi và tôm.

Thử thách ăn một con bạch tuộc sống và bị ‘trọng thương’

Trong một đoạn video quay vào ngày 4/3/2019 được phát hành trên nền tảng video đại lục Kaishou, nữ vlogger "Thiếu nữ ven biển Tiểu Thất" đã biểu diễn màn ăn sống một con bạch tuộc. Nhưng khi chuẩn bị cho con bạch tuộc vào mồm, con vật đã dùng xúc tu bám chặt lấy nửa mặt bên trái của cô. Ban đầu cô cũng không sợ lắm, nhưng khi cô muốn gỡ xúc tu của con bạch tuộc ra, con vật “gan lì” đã không hề nhúc nhích.

Giây tiếp theo, cô gái cố gắng kéo mạnh con bạch tuộc ra khỏi mặt mình, đồng thời gào khóc thảm thiết: "Ôi trời! Tôi không thể kéo nó ra được! Tôi không thể kéo nó ra được! Đau quá! Đau quá!". Quá hoảng sợ, cô nắm lấy con bạch tuộc và kéo mạnh. Con vật vùng vẫy kịch liệt, mặt và mí mắt dưới của cô bị kéo căng và biến dạng, cảnh tượng trông thật kinh hoàng.

Sau nhiều lần giằng co, con bạch tuộc cuối cùng cũng buông xúc tu ra, để lại nhiều vết thương trên mặt nữ vlogger khiến cô phải kêu lên: "Mặt hỏng rồi! Biến dạng rồi!".

Sau khi nữ vlogger đăng tải video, nhiều cư dân mạng đã để lại lời nhắn:

"Điều này sẽ dạy cho cô ấy một bài học: Đừng chơi với những con bạch tuộc. Đứa bé tội nghiệp (con bạch tuộc) hẳn phải khiếp sợ lắm khi bị ăn tươi nuốt sống”.

"Trời ạ! Sao cô ấy lại liều mình ăn thứ có thể hút mặt mình được?"

Các chuyên gia cho rằng, ăn hải sản sống, kể cả ăn bạch tuộc sống có thể gây ra nhiều bệnh tật. Năm ngoái, có thông tin cho rằng một người đàn ông Hàn Quốc 71 tuổi đã bị nhiễm trùng do vi khuẩn sau khi ăn sushi cá sống.

Đề phòng hải sản Trung Quốc giả

Ở Trung Quốc đại lục ngày nay, hàng giả và hàng kém chất lượng tràn lan, và hải sản cũng không ngoại lệ.

Năm 2018, Liên minh Tiếp thị và Chế biến Sản phẩm Thủy sản Trung Quốc (CAPPMA) đã phân loại cá hồi vân (rainbow trout) được sản xuất ở Thanh Hải là "cá hồi nước ngọt" (salmon). Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, mặc dù cá hồi vân và cá hồi đều thuộc bộ "Salmonidae" nhưng chúng lại thuộc "chi Trout" và "chi Salmon". Ngay tại Nhật Bản, cá hồi vân theo truyền thống phải được nấu chín, nếu ăn sống có thể gây hại cho miệng và có thể bị nhiễm các bệnh ký sinh trùng như sán lá gan.

Cá hồi nhảy trên sông Etterick ở Selkirk, Scotland, 27/10/2014. (Jeff J Mitchell / Hình ảnh Getty)
Cá hồi nhảy trên sông Etterick ở Selkirk, Scotland, 27/10/2014. (Jeff J Mitchell / Getty Images)

Lương Mỹ Nghi, giáo sư sinh thái thủy sinh và độc chất học tại Đại học Hồng Kông, nói với Minh báo: "Nuôi cá hồi vân trên các con sông ở Đan Mạch và Na Uy phát hiện ra rằng có hơn chục loại ký sinh trùng trong cá hồi, bao gồm cả sán lá gan, có thể gây tắc ống mật và xơ gan ở cơ thể người. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể gây vàng da mãn tính và ung thư đường mật".

Giáo sư Lương cho biết: “Ăn cá biển sống cũng có nhiều rủi ro và có thể bị ký sinh trùng xâm chiếm, nhưng ký sinh trùng nước ngọt thì đặc biệt nhiều”. Ngoài ra, ký sinh trùng phát triển ở nước ngọt có khả năng tồn tại trong cơ thể người cao hơn so với nước mặn.

Về ngoại hình, cá hồi vân có đặc điểm là trên thân có đường giữa màu đỏ tím, toàn thân có đốm đen, kích thước cũng nhỏ, tuy nhiên sau khi xẻ thịt thì rất khó phân biệt với cá hồi. Một nhà hàng Nhật Bản cao cấp ở Thượng Hải nói rằng họ sẽ không bao giờ chế biến cá hồi vân Thanh Hải thành món sashimi.

Video dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách phân biệt cá hồi vân với cá hồi:

Trung Quốc, với tư cách là nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất, liên tục bị phát hiện các sản phẩm tôm tươi của mình bị nhiễm tạp chất, những thương lái vô lương tâm sẽ tiêm gelatin vào tôm để tăng trọng lượng. Vụ việc xuất hiện sớm nhất vào năm 2005.

Không những thế, các trang trại nuôi tôm của Trung Quốc nói chung cũng thường lạm dụng thuốc kháng sinh, đe dọa an ninh toàn cầu.

Hầu hết tôm vào thị trường Mỹ được nhập khẩu từ châu Á. Năm 2012, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã kiểm tra các mẫu tôm tươi được mua từ 30 cửa hàng thực phẩm trên khắp Hoa Kỳ và phát hiện ra 3 loại tôm có chứa các chất kháng sinh bị cấm ở Hoa Kỳ, chẳng hạn như chất gây ung thư nitrofurazone, chloramphenicol và enrofloxacin.

Trung Quốc là nước xuất khẩu thủy sản (trong đó có tôm) lớn nhất thế giới nhưng lại gặp phải vấn đề rất lớn, đó là việc sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh, đe dọa an ninh toàn cầu. (Hình ảnh TEH ENG KOON / AFP / Getty)
Trung Quốc là nước xuất khẩu thủy sản (bao gồm cả tôm) lớn nhất thế giới, nhưng việc sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh đang đe dọa an ninh toàn cầu. (TEH ENG KOON / AFP / Getty Images)

Thanh Hương

Theo Epoch Times tiếng Trung



BÀI CHỌN LỌC

Đừng nên ‘ăn tươi nuốt sống’: Ăn bạch tuộc sống và bị 'trọng thương'