Dùng văn hóa sợ hãi để điều hành đất nước (Phần 2)

Giúp NTDVN sửa lỗi

'Vì vậy, ở một mức độ nào đó, mọi người đều đang nói dối người khác. Nói một cách chính xác, đây không phải là một lời nói dối, bởi vì mọi người không thực sự bị lừa dối, mọi người đều biết chừng mực đang ở đâu, họ biết đây là những gì anh muốn làm'.

Phần 1

Hệ thống sợ hãi của Tập Cận Bình không giống hệ thống của Mao Trạch Đông

Ông Perry Link nói với VOA rằng, Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình và Mao Trạch Đông là khác nhau. Có lẽ là vì ông Tập Cận Bình không học được cách mà chủ nghĩa toàn trị Mao đã làm.

"Tập Cận Bình muốn mượn một số phương pháp và chiến lược của Mao Trạch Đông. Nhưng ông ấy không phải là Mao. Ông ấy không thông minh hay cuốn hút như Mao. Xã hội ngày nay đã khác. Ngay cả khi có sự kiểm duyệt của Internet và trường học, xã hội bây giờ có đầy đủ thông tin, sống động và độc lập hơn so với thời của Mao Trạch Đông trong những năm 1950, 1960” - ông Link nói.

Richard Madsen - Giáo sư Xã hội học danh dự tại Đại học California, San Diego, nói với VOA rằng, Tập Cận Bình đang phải đối diện với một tình huống mà ít người tin vào hoặc hiểu được tư tưởng ‘quản trị nhà nước của chủ nghĩa Marx’ này. Vì vậy, Tập Cận Bình phải chơi con bài chủ nghĩa dân tộc.

“Ông ấy muốn tận dụng chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa chống Mỹ, nhưng ông ấy không muốn mất kiểm soát vì điều này. Vì vậy, ngoài việc trích dẫn tư tưởng của Marx và Lenin, ông cũng mạnh mẽ quảng bá Khổng Tử, Mạnh Tử và quảng bá sự vinh quang của văn hóa Trung Quốc 5.000 năm” - ông Madsen cho biết.

Perry Link tin rằng, cơn sốt bộ phim “Hồ Trường Tân” gần đây là một ví dụ điển hình về chủ nghĩa dân tộc mà bộ máy quan chức cấp cao của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thiết kế. Thế giới phương Tây mà đại biểu là Mỹ và Nhật Bản thường được ĐCSTQ sử dụng như một công cụ tuyên truyền để nhân dân Trung Quốc đứng về phía ĐCSTQ và chống lại kẻ thù nước ngoài.

Perry Link cho rằng, Hồ Trường Tân cũng giống trường hợp của Mạnh Vãn Chu, đều có hiệu quả tuyên truyền ở một mức độ nhất định. Đặc biệt là đối với những người trẻ tuổi, những người không được biết các nguồn thông tin khác về những sự kiện này.

Năm 2016, bộ phim tài liệu “Chiến dịch hồ Trường Tân” được sản xuất và phát hành tại Mỹ cho thấy, Sư đoàn Thủy quân lục chiến số 1 của Quân đội Hoa Kỳ không chỉ đột phá và gây thiệt hại nặng nề cho 9 Quân đoàn gồm 160.000 lính của Trung Quốc chi viện cho quân đội Kim Nhật Thành, mà còn che chắn cho 90.000 người dân tị nạn Triều Tiên âm thầm theo sau quân đội Mỹ khi lực lượng này rút lui thành công và thoát khỏi móng vuốt của gia tộc họ Kim.

Tuy nhiên, bộ phim "Hồ Trường Tân" của Trung Quốc sản xuất có diễn viên hạng A là Ngô Kinh đóng chính, đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của công chúng về câu chuyện lịch sử này để tuyên truyền về chủ nghĩa dân tộc. Chính văn hoá sợ hãi tinh vi đã len lỏi và truyền cảm hứng cho những người dân Trung Quốc tự kiểm duyệt và kích động sự bày tỏ lòng nhiệt thành chống Mỹ và chủ nghĩa dân tộc của công chúng. Dù truyền thông Mỹ đã dán nhãn bộ phim này là "phim tuyên truyền của Trung Quốc", vì nó mô tả cuộc chiến giữa Trung Quốc và Mỹ theo cách Mỹ là quân xâm lược. Nhưng truyền thông Trung Quốc vẫn ca ngợi cuộc chiến trong phim là một chiến thắng của họ.

Về vấn đề này, Perry Link bày tỏ lo lắng về chủ nghĩa dân tộc chống Mỹ được Tập Cận Bình kích động mạnh mẽ trong nhiều năm qua, và việc áp dụng tư tưởng mà Mao Trạch Đông đã sử dụng vào những năm 1960. Người dân đều đồng thuận về một “Trung Quốc mới”, một cuộc “Cách mạng văn hoá thời kỳ mới”. Ông Link nhận thấy rằng, cuộc họp “Đấu tranh cách mạng văn hoá trực tuyến” đã bắt đầu.

Ông Richard Madsen thì tin rằng, thế hệ trẻ ở Trung Quốc xem xét vấn đề đã trở nên phức tạp hơn, hàng nghìn hàng vạn người trẻ tuổi muốn đến Mỹ học tập, thích cách sống Mỹ, mặc dù họ vẫn tự hào về quốc gia mình. Trong khi các nhà hoạch định chính sách xem xét toàn bộ quốc gia, họ không thực sự quan tâm đến tâm tư, tình cảm của người dân, vì công chúng được xem như một phần của quốc gia.

Giáo sư Steve Tsang của Đại học London tin rằng, Trung Quốc là một nhà nước theo chủ nghĩa Lenin, không phải là một nhà nước chính thống - có nghĩa là Đảng Cộng sản kiểm soát toàn quyền làm chủ đất nước và tất cả quyền của người dân.

"Nói cách khác, cốt lõi của cái gọi là 'lợi ích quốc gia' là lợi ích của Đảng, và lợi ích cơ bản nhất của Đảng là duy trì khả năng điều hành của mình. Nếu anh đánh đồng lợi ích quốc gia và lợi ích của Đảng là một, thì theo định nghĩa, lợi ích tư nhân và lợi ích công cộng không có sự khác biệt. Tuy nhiên, nếu anh thực sự phân biệt và tách lợi ích của nhà nước ra khỏi lợi ích của Đảng cầm quyền giống như hầu hết người dân ở hầu hết các quốc gia khác, thì việc khăng khăng đặt lợi ích của Đảng lên hàng đầu cũng tương tự như việc anh theo đuổi quyền lực một cách tàn nhẫn vì lợi ích cá nhân” - ông Steve Tsang nói.

Giáo sư Steve Tsang tin rằng, báo cáo nghiên cứu của ông Perry Link chỉ ra rằng: “ĐCSTQ đã tạo ra một nền văn hóa sợ hãi, thứ văn hóa này thâm nhập vào mọi cấu trúc xã hội và dốc sức theo đuổi quyền lực vì lợi ích cá nhân”.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) cùng cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân dự lễ bế mạc Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 tại Đại lễ đường Nhân dân vào ngày 24/10/2017 ở Bắc Kinh, Trung Quốc. (Lintao Zhang / Getty Images)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) cùng cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân dự lễ bế mạc Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 tại Đại lễ đường Nhân dân vào ngày 24/10/2017 ở Bắc Kinh, Trung Quốc. (Lintao Zhang / Getty Images)

Người dân có thanh toán không?

Ông Perry Link đặt ra câu hỏi rằng: “Khi một hệ tư tưởng nào đó lan truyền từ trên xuống dưới, nó liệu có thể lan rộng đến đâu?”

"Trong một thời gian dài, thái độ của người Trung Quốc đối với thế giới phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, về cơ bản là tích cực. Rất khó để người dân tin rằng, Hoa Kỳ không phải là nơi bạn muốn đến. Luôn có những con thuyền nhỏ từ Phúc Kiến cố gắng đến được ‘bến cảng’ New York. Các nhà lãnh đạo cấp cao không ngừng gửi tài sản và vợ bé của họ đến Nam California nơi tôi đang sống. Vì vậy, trên thực tế, thái độ của người dân đối với Hoa Kỳ khác với sự tuyên truyền từ trên xuống của cái gọi là ‘Chiến thắng Hồ Trường Tân’” - ông Link cho biết.

Thông qua nghiên cứu dài hạn của mình về các vấn đề cơ bản ở Trung Quốc, ông Richard Madsen tin rằng, “văn hóa sợ hãi” không hoàn toàn thâm nhập vào ý thức của con người, cũng như không định hình mọi thứ họ làm. Mọi người luôn có thể tìm cách đối phó với nó.

Ông nói rằng, mặc dù Trung Quốc ngày nay sử dụng các phương pháp giám sát trực tuyến và ngoại tuyến mới rất mạnh mẽ, và Tập Cận Bình chủ động hơn trong việc định hình suy nghĩ và hành vi của người dân, nhưng mọi người vẫn chưa hoàn toàn chấp nhận điều đó. Họ biết là có nhưng họ có những giá trị riêng từ việc cân bằng cuộc sống gia đình đến công việc và đời sống chính trị. Họ phản ứng với nó theo nhiều cách khác nhau - Đôi khi họ sử dụng ngôn ngữ của Đảng để chống lại nó, đôi khi họ chỉ đơn giản là bình phẩm, nói suông về nó.

Madsen nói rằng những người bất đồng chính kiến ​​mà Perry Link đề cập, họ đã trực tiếp đứng lên và đã phải trả giá. Nhóm mà ông Madsen nghiên cứu không phải là những người bất đồng chính kiến ​​anh hùng như vậy, mà là những người nhỏ bé muốn tránh rắc rối. Những người này không phải hoàn toàn thụ động và ôm giữ lề lối cũ, mà họ bị mâu thuẫn và chỉ cố gắng đối phó với hoàn cảnh.

Madsen tin rằng, về lâu dài mọi người đã quen với cách sống giả tạo và nói dối. Những gì họ nói không giống như những gì họ nghĩ. Ví dụ, nhiều đảng viên ĐCSTQ đã đạo văn trong các báo cáo của họ từ Internet hoặc từ các ứng dụng, thay vì tự suy nghĩ nghiêm túc. ĐCSTQ rất thích nói dối, nói rằng, mọi việc làm là để đem lại hạnh phúc cho nhân dân, nhưng thực chất là duy trì quyền lực của chính họ.

"Vì vậy, ở một mức độ nào đó, mọi người đều đang nói dối người khác. Nói một cách chính xác, đây không phải là một lời nói dối, bởi vì mọi người không thực sự bị lừa dối, mọi người đều biết chừng mực đang ở đâu, họ biết đây là những gì anh muốn làm - ông Madsen nói.

Giáo sư Richard Madsen tin rằng, đây chính là xã hội Trung Quốc ngày nay. Mọi người tìm kiếm lợi thế và tránh những bất lợi mà “hệ thống sợ hãi” đã bài binh bố trận, nhưng tư tưởng cấp trên chưa thâm nhập hoàn toàn vào ý thức của người dân. Người dân sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để nói những gì họ muốn, để sống cuộc sống của riêng họ.

Như tóm tắt trong cuốn sách “Theo đuổi hạnh phúc” do giáo sư Madsen chủ biên, Trung Quốc ngày nay không phải là một xã hội nhất thể hóa, mà là một xã hội cực kỳ mất cân bằng, nhưng các phiên bản khác nhau của “cuộc sống tốt đẹp” đều thông qua những lời “nói vậy mà không nghĩ vậy” kết hợp lại với nhau.

(Hết)

(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Ji Xi)

Đông Mai

Theo secretchina



BÀI CHỌN LỌC

Dùng văn hóa sợ hãi để điều hành đất nước (Phần 2)