Dưới đáy hồ chứa của Iraq bất ngờ phát hiện thành phố cổ đã mất cách đây 3.400 năm

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong vài tháng qua, miền nam Iraq đã phải hứng chịu hạn hán cực độ. Để ngăn chặn mùa màng bị khô héo, kể từ tháng 12, các nhà chức trách nước này đã bắt đầu rút nước từ hồ chứa quan trọng nhất của Iraq, hồ chứa Mosul, và chuyển về miền nam để tưới cho cây trồng. Thật bất ngờ, sau khi mực nước của hồ chứa giảm xuống, một thành phố cổ bị nhấn chìm hàng chục năm trước đã lộ diện dưới ánh sáng mặt trời.

Một nhóm các nhà khảo cổ học người Kurd và người Đức đã phát hiện ra tàn tích của thành phố cổ 3.400 năm tuổi. Khu phức hợp cổ kính rộng lớn với các cung điện và một số tòa nhà lớn này có lẽ là Zachiku, một trung tâm quan trọng của Đế chế Mitanni. Địa điểm này hiện nằm trong Khu tự trị Kurdistan của Iraq.

(Được cung cấp bởi Universities of Freiburg and Tübingen, KAO)
(Được cung cấp bởi Universities of Freiburg and Tübingen, KAO)

Đế chế Mitanni kiểm soát các khu vực rộng lớn ở phía bắc Lưỡng Hà và Syria từ khoảng năm 1550 đến khoảng năm 1350 trước Công nguyên. Mặc dù nó được coi là một cường quốc khá lớn trong khu vực trong một thời gian, nhưng ngày nay nó không được biết đến nhiều so với các quốc gia cổ đại khác cùng thời điểm đó. Điều này một phần là do những nguồn bản địa về lịch sử của Mitanni vẫn chưa được khám phá.

Vì vậy, một nhóm, dẫn đầu bởi nhà khảo cổ học người Kurd, Tiến sĩ Hasan Ahmed Qasim, Chủ tịch Tổ chức khảo cổ học Kurdistan, các nhà khảo cổ học người Đức, Tiến sĩ Ivana Puljiz, từ Đại học Freiburg và Tiến sĩ Peter Pfälzner, từ Đại học Tübingen, đã tự động lên đường để tìm hiểu sâu hơn về thành phố cổ. Họ đã thực hiện các cuộc khai quật trục vớt thành phố cổ thời kỳ đồ đồng này trong 7 tuần vào tháng 1 và tháng 2 năm 2022, vì không rõ khi nào mực nước hồ chứa sẽ dâng lên trở lại.

Trên thực tế, vào đầu năm 2018, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một cung điện kiểu pháo đài trên một ngọn đồi nhỏ với bức tường bậc thang lớn trong giai đoạn hồ chứa cạn kiệt tương tự. Trên phần còn lại của các bức tường, nhóm của Puljiz đã tìm thấy vào thời điểm đó phần còn lại của các bức bích họa với tông màu đỏ tươi và xanh lam, có lẽ là đặc trưng của cung điện.

(Được cung cấp bởi Universities of Freiburg and Tübingen, KAO)
(Được cung cấp bởi Universities of Freiburg and Tübingen, KAO)

Trong cuộc khai quật khẩn cấp này, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy nhiều cấu trúc lớn hơn, bao gồm một pháo đài đồ sộ với tường và tháp, một tòa nhà lưu trữ nhiều tầng hoành tráng và một khu liên hợp công nghiệp.

Puljiz cho biết trong một thông cáo: "Tòa nhà giống như một nhà kho khổng lồ đặc biệt quan trọng vì chắc chắn phải có rất nhiều vật tư được lưu trữ bên trong, có thể được vận chuyển từ khắp các khu vực xung quanh". Ông Qasim nói thêm: “Kết quả khai quật cho thấy địa điểm này là một trung tâm quan trọng của Đế chế Mitanni".

Nhóm nghiên cứu bị bất ngờ bởi tình trạng được bảo quản tốt của các bức tường, ở một số nơi cao tới vài mét. Các nhà nghiên cứu cho biết, mặc dù được xây bằng gạch bùn phơi nắng và ngâm nước trong hơn bốn thập kỷ, các bức tường vẫn trong tình trạng tốt một cách đáng kinh ngạc. Họ tin rằng nguyên nhân là do thành phố bị phá hủy bởi một trận động đất lớn vào khoảng năm 1350 trước Công nguyên, khiến một phần của bức tường bùn sụp đổ và bao phủ hoàn toàn khu phức hợp, bảo vệ nó khỏi bị hồ nước làm tan biến.

(Được cung cấp bởi Universities of Freiburg and Tübingen, KAO)

Cho đến nay, không có nhiều thông tin về Zachiku, Puljiz nói. "Tên của thành phố này hiếm khi được đề cập trong các nguồn khác, và chúng tôi hiện đã đưa ra những khám phá mới về thành phố cổ đại này".

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra 5 chiếc bình gốm đẹp mê hồn chứa hơn 100 viên đất sét hình nêm, được cho là có niên đại từ thời Trung Assyria và có thể cung cấp thông tin quý giá về sự sụp đổ của Đế chế Mitanni.

(Được cung cấp bởi Universities of Freiburg and Tübingen, KAO)
(Được cung cấp bởi Universities of Freiburg and Tübingen, KAO)

Pfälzner nói: “Thật là kỳ diệu khi những viên đá hình nêm làm từ đất sét không nung đã tồn tại được nhiều thập kỷ dưới nước”.

Trước khi nước tràn vào thành phố bên dưới hồ chứa một lần nữa, các nhà nghiên cứu đã bao phủ khu vực này bằng bạt nhựa và sỏi để bảo vệ nó khỏi bị hư hại thêm - đặc biệt là bức tường đất sét không nung và những phát hiện quan trọng khác vẫn đang được giấu kín.

Thành phố bây giờ đã lại chìm hoàn toàn dưới đáy hồ chứa Mosel. Việc khám phá tàn tích 3.400 năm tuổi của các nhà nghiên cứu, một phần của dự án do Tổ chức Gerda Henkel tài trợ, hiện đang tạm dừng, cho đến khi nước rút đi, thành phố cổ kính sẽ dừng lại để khám phá trong tương lai.

(Được cung cấp bởi Universities of Freiburg and Tübingen, KAO)

Thanh Hương

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Dưới đáy hồ chứa của Iraq bất ngờ phát hiện thành phố cổ đã mất cách đây 3.400 năm