‘Gia đình xui xẻo’ không phải không có tiền, nhưng có 4 loại người này

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong nhiều gia đình, khuôn mặt của mọi người đều rất đau khổ. Họ không thiếu cơm ăn áo mặc, cũng không phải chịu cảnh thảm họa, thiên tai, nhưng thường là do người nhà không hòa thuận, sống rất mệt mỏi, không thấy hy vọng.

Đại văn hào Tolstoy đã viết trong cuốn "Anna Karenina": "Những gia đình hạnh phúc thì tương tự nhau, và những gia đình bất hạnh cũng có những bất hạnh riêng".

Nhiều gia đình trở nên nghèo khó, không phải người ta không muốn giàu mà là tốc độ kiếm tiền không bao giờ nhanh bằng tốc độ tiêu tiền, khiến cuộc sống ngày càng khó khăn hơn.

Nhưng chỉ cần các thành viên trong gia đình cùng cố gắng thì luôn có cách thay đổi. Con cái học hành chăm chỉ, cha mẹ làm lụng kiếm tiền, người già giúp đỡ người trẻ... một hoàn cảnh “ai cũng nhóm củi, ngọn lửa bốc cao”, thì gia đình sẽ dần trở nên giàu có.

‘Gia đình xui xẻo’ thường không thiếu tiền bạc, nhưng thường xuất hiện 4 loại người sau đây, hy vọng gia đình bạn không có điều này.

Loại người thứ nhất: Cha mẹ không có khả năng kỷ luật con cái

Là cha mẹ, giáo dục con cái một mặt là giao tiếp tốt với đứa trẻ, mặt khác là làm gương cho con. Một số bậc cha mẹ cực đoan đánh đập, mắng mỏ con cái, thậm chí gọi đó là “tất cả chỉ vì lợi ích của con”. Do đó, giữa trẻ và cha mẹ nảy sinh sự thù hằn và oán hận, và đứa trẻ trở nên rất nổi loạn.

Khi trẻ cao bằng bố mẹ, trẻ sẽ bắt đầu phản kháng và cố gắng thoát khỏi sự đánh đập, mắng mỏ của cha mẹ.

Một số bậc cha mẹ ngược lại rất cưng chiều con cái và coi chúng như báu vật trong tay. Đứa trẻ đã hơn 10 tuổi mà vẫn nuông chiều vô điều kiện, khiến đứa trẻ làm việc xấu không sợ hãi, trở thành kẻ vô lương tâm.

Một số cha mẹ có quan hệ vợ chồng không tốt, thậm chí ly hôn, “gia đình tan nát, trái tim tan nát”. Vợ chồng ly hôn, chính con là người đau khổ nhất, để lại trong lòng con trẻ rất nhiều tổn thương và tiêu cực.

Một số phụ huynh vì bận rộn với công việc, kinh doanh nên không có thời gian giám sát con cái. Cha mẹ đã chi tiền cho con cái của họ, nhưng không quan tâm đến sự phát triển và học tập của con. Như thế ngay từ khi còn nhỏ, trẻ đã hình thành thói quen xấu là “tiêu tiền lớn”.

Một số cha mẹ không hiếu thảo với ông bà và thường lớn tiếng trách cứ; cũng như xúi giục con cái không quan tâm đến ông bà, từ đó khiến trẻ hình thành hành vi “bắt nạt người già”. Nhưng hãy nghĩ xem đến khi cha mẹ trở nên lớn tuổi thì con cái sẽ cư xử với mình ra sao, có phải chúng sẽ mang theo hành vi “bắt nạt người già” mà cư xử với cha mẹ hay không?

Là cha mẹ, phải có trách nhiệm và quyền hạn để kỷ luật con cái tốt, phải làm gương trước mặt con cái và dạy dỗ trẻ phù hợp với năng khiếu của chúng.
Là cha mẹ, phải có trách nhiệm và quyền hạn để kỷ luật con cái tốt, phải làm gương trước mặt con cái và dạy dỗ trẻ phù hợp với năng khiếu của chúng. (Ảnh: pixabay)

Những tình huống trên đây đều là lỗi của cha mẹ, nếu cha mẹ không hối cải thì đứa trẻ sẽ bị “vạ lây”.

Ảnh hưởng của cha mẹ đối với con cái đã ăn sâu . Cần có những chuẩn mực trong việc yêu thương, dạy dỗ con cái; truyền thống gia đình cần được duy trì lâu dài, cha mẹ cần chú ý đồng hành cùng con, không nên để chúng một mình.

Là cha mẹ, phải có trách nhiệm và quyền hạn để kỷ luật con cái tốt, phải làm gương trước mặt con cái và dạy dỗ trẻ phù hợp với năng khiếu của chúng.

Loại người thứ hai: ‘Đứa con hoang đàng’ nhàn rỗi

Người xưa nói: “Nhàn cư vi bất thiện”. Những người lười biếng không kiếm tiền, họ chỉ còn cách… tiêu hết tiền ở nhà. Một gia đình chỉ cần có một đứa con hoang đàng, thì cả gia đình đó sẽ gặp xui xẻo.

Có một người khi đã 40 tuổi mới sinh được một cậu con trai. Có được con trai ở tuổi trung niên là một sự kiện đáng mừng. Hai vợ chồng người này rất “nghe lời” con trai và đáp ứng mọi yêu cầu.

Sau khi người con lớn lên, hàng ngày nằm ở nhà không làm việc gì. Cha mẹ đưa cho anh ta tiền và bảo đi tìm việc làm. Anh ta lên thành phố và đi loanh quanh, chưa tìm được việc mà lại hết tiền, phải vay bạn bè số tiền lớn.

Kể từ đó, anh ta vay tiền khắp nơi, cha mẹ sau đó phải giúp anh ta trả nợ. Cuối cùng hai vợ chồng già không những không còn tiền mà còn trở thành “kẻ nợ nần chồng chất”.

Những người hoang đàng chắc chắn rất “đáng sợ”. Đứa con hoang đàng của gia đình, dù tiêu tiền bừa bãi hay làm những việc vi phạm kỷ luật, kỷ cương, đều sẽ khiến gia đình sa sút, bất hạnh.

Loại thứ ba: Những người quá tham lam

Một người cần có mục tiêu phấn đấu, nhưng không được tham lam thái quá, không nên có những suy nghĩ ích kỷ. Đối với một gia đình, chúng ta hãy cùng nhau nỗ lực, nếu ai đó rất tham lam thì sẽ tìm cách tiết kiệm tiền riêng, thậm chí chuyển tài sản của gia đình ra ngoài thành tài sản riêng của mình.

Có những người khuyến khích gia đình cùng nhau đầu tư để làm những việc không chắc chắn, mong muốn gia tăng sự giàu có theo cấp số nhân. Kết quả là cả gia đình có thể cùng nhau trở thành nghèo khó vì đầu tư rủi ro, mù quáng.

Trong gia đình, tài sản cần phải minh bạch, hưởng thụ cuộc sống một cách hợp lý. Trong nhà có kẻ tham lam thì đó là lời nguyền, phúc khí sẽ từ từ biến mất.

Loại thứ tư: Thích con trai hơn con gái

Trong suy nghĩ của nhiều người thì “con gái là con người ta”, con gái sớm muộn gì cũng sẽ đi lấy chồng, chỉ có con trai mới là “con mình”, sẽ bên cạnh mình cho đến già.

Dù sao đi nữa, điều này cũng sẽ làm mất cân bằng tâm lý của trẻ. Đứa trẻ được nuông chiều có thể phạm sai lầm mà không sợ hãi khi ở nhà, và làm những việc xấu xa bên ngoài; đứa trẻ bị bỏ rơi sẽ có xu hướng muốn rời bỏ gia đình hoặc tìm cách trả đũa "người lớn".

Vào năm 2002, tờ China Through A Lens đưa tin, trong số hơn 367 triệu trẻ em dưới 17 tuổi, Trung Quốc có khoảng 30 triệu trẻ em phải đối mặt với các vấn đề về tâm lý.
Vào năm 2002, tờ China Through A Lens đưa tin, trong số hơn 367 triệu trẻ em dưới 17 tuổi, Trung Quốc có khoảng 30 triệu trẻ em phải đối mặt với các vấn đề về tâm lý. (Getty Images)

Một số trẻ em bị bỏ rơi khi lớn lên không còn muốn về nhà nữa. Khi cha mẹ già đi, họ không sẵn sàng gánh vác trách nhiệm chu cấp, chăm sóc cho cha mẹ già, điều này khiến cha mẹ buồn lòng trong những năm tháng sau này.

Hãy cố gắng công bằng và đừng cố ý thiên vị các con, như có câu: "Một con chuột nhắt làm hỏng cả một nồi cháo".

Để gia đình ngày càng hạnh phúc, mọi người phải chung sức, bao dung lẫn nhau. Đừng để trong nhà xuất hiện bất kỳ loại người nào trên đây, nếu không gia đình chắc chắn sẽ "không thể bình yên".

Thanh Vân

Theo aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

‘Gia đình xui xẻo’ không phải không có tiền, nhưng có 4 loại người này