Giá trị nào khiến bạn hạnh phúc? Nó có thể phụ thuộc vào nơi bạn sống

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các nền văn hóa khác nhau coi trọng những thứ khác nhau, và những thứ được coi trọng ấy cũng góp phần xây dựng nền tảng để cá nhân cảm thấy hạnh phúc.

Một nghiên cứu tâm lý học mới phát hiện ra rằng lòng biết ơn khiến mọi người hạnh phúc và thiền định có thể giúp cải thiện tâm trạng của con người. Nói chung cả hai đều được nhìn nhận như chân lý về nhân loại. Các nhà nghiên cứu còn cho biết rằng những năm gần đây các nghiên cứu tâm lý học đại đa số đều liên quan đến những người trực thuộc một hay nhiều nhóm sau: Người Phương Tây, người có giáo dục, người đến từ các nước công nghiệp hóa, người giàu có và người đến từ các nước dân chủ.

Một nhóm những nhà nghiên cứu đã thực hiện một nghiên cứu mới nhằm khảo sát những người ở năm khu vực khác nhau trên thế giới để xem liệu các yếu tố ảnh hưởng đến hạnh phúc của họ có thể khác nhau hay không. Sự khác biệt mà các nhà nghiên cứu tìm thấy đã đặt ra một nghi vấn rằng kiến ​​thức hiện tại của chúng ta về hạnh phúc không phổ quát như chúng ta nghĩ. Bởi vì, những hiểu biết mà chúng ta có về cách sống hạnh phúc hay làm thế nào để có cuộc sống ý nghĩa có thể chỉ là nhận định và trải nghiệm của một nhóm người và chúng có thể không hữu ích đối với những người đến từ các nền văn hóa và kinh tế xã hội khác.

Ông Bruce Headey và các đồng nghiệp tại Viện nghiên cứu DIW Berlin viết: “Tuyên bố ngầm trong các nghiên cứu trước đây - ‘một kích thước phù hợp với tất cả’ có lẽ là không chính xác, không thể lấy sự nhận định và kết quả thống kê của một nhóm người làm đại diện cho toàn thể thể giới”.

Một nghiên cứu tâm lý học mới phát hiện ra rằng lòng biết ơn khiến mọi người hạnh phúc và thiền định có thể giúp cải thiện tâm trạng của con người. (Ảnh: Samuel Theo Manat Silitonga/ Pexels)
Một nghiên cứu tâm lý học mới phát hiện ra rằng lòng biết ơn khiến mọi người hạnh phúc và thiền định có thể giúp cải thiện tâm trạng của con người. (Ảnh: Samuel Theo Manat Silitonga/ Pexels)

Giá trị và Hạnh phúc

Nghiên cứu dựa trên Khảo sát các giá trị thế giới, khảo sát hàng trăm nghìn người trên thế giới từ năm 1999 đến năm 2014. Các nhà nghiên cứu quyết định tập trung vào 5 khu vực:

  • Các nước phương Tây, bao gồm Hoa Kỳ, Anh, Úc, Tây Ban Nha, và những nước khác;
  • Mỹ La-tinh;
  • Các quốc gia châu Á theo đạo Khổng, bao gồm Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan;
  • Các quốc gia đã từng theo Xã hội Chủ nghĩa, Nga và Đông Âu
  • Các nước Xã hội Chủ nghĩa, Trung Quốc và Việt Nam.

Người dân ở mỗi khu vực đã báo cáo về các giá trị và thứ tự ưu tiên của họ trong cuộc sống - những điều quan trọng nhất đối với họ. Những điều đó bao gồm:

  • Giá trị truyền thống gia đình: Tầm quan trọng của gia đình, cũng như việc giúp đỡ những người sống xung quanh gần đó và sự quan tâm đến nhu cầu của họ.
  • Giá trị tình bạn và giải trí: Tầm quan trọng của tình bạn và các thú tiêu khiển, giải trí.
  • Giá trị vật chất: Giàu có, thành công và được công nhận cho những thành tựu của bạn luôn là những thứ quan trọng.
  • Giá trị chính trị: Tầm quan trọng của chính trị.
  • Giá trị xã hội: Là nhóm người luôn tin rằng “phải làm điều gì đó vì lợi ích xã hội và chăm sóc môi trường” luôn luôn quan trọng.
  • Giá trị tôn giáo: Tầm quan trọng của tôn giáo và Thần linh.
Giá trị truyền thống gia đình: Tầm quan trọng của gia đình, cũng như việc giúp đỡ những người sống xung quanh gần đó và sự quan tâm đến nhu cầu của họ. (Ảnh: Pixabay)
Giá trị truyền thống gia đình: Tầm quan trọng của gia đình, cũng như việc giúp đỡ những người sống xung quanh gần đó và sự quan tâm đến nhu cầu của họ. (Ảnh: Pixabay)

Sau đó, các nhà nghiên cứu so sánh cách mọi người đánh giá tầm quan trọng của những giá trị này với mức độ hài lòng của họ trong cuộc sống.

Các kết quả cho thấy rằng một số giá trị có thể quan trọng đối với hạnh phúc hơn những giá trị khác. Ở tất cả năm khu vực, những người coi trọng gia đình, tình bạn/ thú tiêu khiển và giải trí, thì xã hội có xu hướng hài lòng hơn với cuộc sống. Nhưng kết quả đối với chủ nghĩa duy vật, chính trị và tôn giáo phức tạp hơn.

Ông Headey giải thích, những người đánh giá và nhận định giá trị chính trị cao hơn, thường hài lòng hơn với cuộc sống ở các nước cộng sản, nơi “những công dân tốt phải hoạt động chính trị” trong giới hạn do nhà nước quy định. Điều này chỉ đúng ở một mức độ thấp hơn ở phương Tây. Trong khi đó, ở Nga và Đông Âu cũ, những người quan tâm sâu sắc hơn đến chính trị lại ít hạnh phúc hơn. Điều này có thể là do sự “vỡ mộng về chính trị” ở những quốc gia đó, sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ.

Những người coi trọng tôn giáo hơn có xu hướng hạnh phúc hơn ở phương Tây, Mỹ Latinh và các nước châu Á theo đạo Khổng. Nhưng cũng chính nhóm người này lại ít hài lòng với cuộc sống hơn nếu như họ đang sống trong các khu vực cộng sản hoặc đất nước họ đã từng theo Xã hội Chủ nghĩa. Theo như các nhà nghiên cứu suy đoán, điều này có thể là do các chính phủ cộng sản có xu hướng thù địch với tôn giáo, và người dân ở các nước cộng sản cũ có thể vẫn đang phải chịu những ảnh hưởng lâu dài của điều đó.

Chủ nghĩa vật chất, một giá trị lâu nay được cho là khiến chúng ta không hạnh phúc, thực sự đi đôi với sự hài lòng trong cuộc sống ở Đông Âu. Nó chỉ xảy ra ở các nước phương Tây và Châu Á giàu có theo Nho giáo, nơi những người theo chủ nghĩa duy vật có xu hướng ít hài lòng hơn. Ở Mỹ Latinh và các nước cộng sản, việc coi trọng vật chất dường như không quan trọng đối với sự hài lòng trong cuộc sống.

Ở một số quốc gia, việc coi trọng vật chất dường như không quan trọng đối với sự hài lòng trong cuộc sống. (Ảnh: Pixabay)
Ở một số quốc gia, việc coi trọng vật chất dường như không quan trọng đối với sự hài lòng trong cuộc sống. (Ảnh: Pixabay)

Hạnh phúc và sự phù hợp

Tại sao một số giá trị có thể tốt đối với tất cả mọi người ở mọi nơi, trong khi những giá trị khác chỉ có vẻ hữu ích trong một số nền văn hóa nhất định?

Các nhà nghiên cứu cho rằng mọi người có thể hạnh phúc hơn khi các giá trị cá nhân của họ phù hợp với các chuẩn mực xã hội và chính phủ ở đất nước của họ. Nói cách khác, một số giá trị có thể mang lại lợi ích cho chúng ta, không phải ở bản thân nó mà vì chúng mang lại cho chúng ta cảm giác thân thuộc và giúp chúng ta định hướng thế giới dễ dàng hơn.

Những phát hiện này cũng giúp hiểu rõ một nghịch lý trong nghiên cứu hạnh phúc - thực tế là một số khu vực (như Mỹ Latinh) hạnh phúc hơn nhiều so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của họ được dự đoán, trong khi những khu vực khác (như Đông Âu) lại kém hạnh phúc hơn nhiều.

Việc xem xét các giá trị mà mọi người nắm giữ có thể giúp giải thích và làm rõ thêm về những khác biệt này. Ví dụ, ở Đông Âu, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng nhiều người đánh giá tất cả các giá trị khác nhau là tương đối không quan trọng, một công thức dẫn đến sự bất hạnh. Ở Mỹ Latinh, mối quan hệ giữa gia đình và tôn giáo bền chặt của mọi người dường như mang lại cho họ rất nhiều sự hài lòng.

Mặc dù, các nhà nghiên cứu đã cố gắng hoàn thiện và toàn diện hơn, nhưng họ không có quyền truy cập vào các cuộc khảo sát từ Châu Phi cận Sahara hoặc các quốc gia Hồi giáo ở Trung Đông và châu Á - có nghĩa là bức tranh về hạnh phúc vẫn chưa hoàn thiện. Nhưng với những gì có được, các nhà nghiên cứu có thể tạm nhận định: Con đường dẫn đến hạnh phúc không giống nhau ở mọi nơi và những giá trị nào hiệu quả với bạn có thể phụ thuộc vào xã hội và văn hóa nơi bạn sống.

Hoa Long

Theo Kira M. Newman - The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Giá trị nào khiến bạn hạnh phúc? Nó có thể phụ thuộc vào nơi bạn sống