Giải mã tại sao chiến đấu cơ Trung Quốc quấy nhiễu Đài Loan đột nhiên dừng lại?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vào đầu tháng 10, Không quân Trung Quốc đã điều động 150 máy bay quân sự các loại vào Vùng Nhận dạng Phòng không Đài Loan (ADIZ) trong 5 ngày liên tiếp, thể hiện một lực lượng quân sự mạnh mẽ chống lại Đài Loan, khiến mọi người có ấn tượng rằng sức mạnh quân sự của ĐCSTQ có thể tiếp tục duy trì tình trạng gây áp lực cao. Nhưng gần đây, hoạt động này lại đột nhiên biến mất.

Máy bay quân sự của ĐCSTQ đã ngừng hoạt động do một kế hoạch hành động quân sự đã được lên kế hoạch, hay còn những lo ngại khác?

Sức ép của Không quân Trung Quốc không thể kéo dài trong một thời gian. Nguyên nhân là do trang bị không quân Trung Quốc giật gấu vá vai, không mạnh như vẻ ngoài của nó, gây hạn chế nghiêm trọng khả năng tác chiến của nó. Suy cho cùng, sức mạnh quân sự không chỉ xây dựng trên tiền bạc, nó còn cần đến sự hỗ trợ của công nghệ và nhân tài.

Nền tảng công nghệ hàng không Trung Quốc: sự xấu hổ đằng sau vẻ hào nhoáng

Máy bay chiến đấu tiên tiến nhất của Không quân Trung Quốc là J-20, được gọi là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Tháng 1 năm 2011, nguyên mẫu J-20 đã thực hiện chuyến bay đầu tiên tại Nhà máy 132 của Tập đoàn Công nghiệp Máy bay Thành Đô. Vào thời điểm đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đang có chuyến thăm chính thức tới Bắc Kinh. Hành động này của ĐCSTQ được thế giới bên ngoài hiểu là khiêu khích Mỹ.

Nhưng chính ĐCSTQ đã phải xấu hổ thực sự. Vào thời điểm đó, J-20 sử dụng hai động cơ phản lực cánh quạt AL-31F do Nga sản xuất, đây là những động cơ công suất tương tự được lắp trên SU-27 và SU-30 của Không quân Trung Quốc và J-10 sản xuất ở Thành Đô. Nói cách khác, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của ĐCSTQ được trang bị công nghệ động cơ đẩy thế hệ thứ ba được nhập khẩu từ nước ngoài vào những năm 1980, không thể có hiệu suất chiến đấu của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Hơn nữa, tình trạng vấn đề động cơ này vẫn tiếp tục kéo dài, cho đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Trong nhiều thập kỷ, gót chân Achilles của Không quân Trung Quốc là máy bay chiến đấu không thể duy trì điều kiện chiến đấu liên tục do tuổi thọ động cơ bị hạn chế. Do đã không thể thiết kế và chế tạo các động cơ phản lực quân sự đáng tin cậy, nên ĐCSTQ phải dựa vào động cơ của Nga trong một thời gian dài.

ĐCSTQ đã sử dụng nhiều thập kỷ để đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển động cơ phản lực cánh quạt hiệu suất cao, nhưng nó vẫn bị ngăn cách với công nghệ cốt lõi bởi một rào cản không thể xuyên thủng. Sau khi Liên Xô tan rã, ĐCSTQ đã mở ra rất nhiều cơ hội để mua động cơ phản lực quân sự của Nga, trong số đó, dòng AL-31 là động cơ được ĐCSTQ mua nhiều nhất. Mặc dù Nga bán động cơ cho ĐCSTQ, nhưng các nhà cung cấp của Nga đã giữ bí mật về các công nghệ cốt lõi trong quá trình cung cấp sản phẩm và công nghệ.

ĐCSTQ thèm muốn động cơ AL-41F1S (còn gọi là ALS-117S) tương đối tiên tiến của Nga để đáp ứng khả năng hành trình siêu thanh của J-20. Tuy nhiên, Nga không hài lòng với thói quen sao chép công nghệ của ĐCSTQ, và cũng lo lắng rằng ĐCSTQ sẽ phát triển sức mạnh quân sự sau khi làm chủ công nghệ. Do đó, Nga không xuất khẩu động cơ tiên tiến hơn AL-31 cho ĐCSTQ. ĐCSTQ đã phải mua toàn bộ máy bay chiến đấu Su-35 trang bị động cơ AL-41 để có được động cơ AL-41, loại động cơ tiên tiến và mạnh hơn AL-31F.

Nga tin rằng ĐCSTQ sẽ sao chép thiết kế lại động cơ AL-41, nhưng nói thì dễ, thực hiện sẽ khó hơn nhiều. Nga khẳng định không thể tiếp cận các thành phần cốt lõi của động cơ nếu không phá hủy động cơ một cách không thể phục hồi. Ngoài ra, những khó khăn mà ĐCSTQ gặp phải trên WS-10 cho thấy dù có hiểu rõ thiết kế của động cơ cũng không thể chuyển thành khả năng sản xuất động cơ có hiệu suất tương tự. Nói cách khác, việc tháo dỡ thiết kế AL-41 sẽ khiến máy bay chiến đấu SU-35 không thể sử dụng được.

Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của Trung Quốc biểu diễn tại Airshow China 2018 ở Chu Hải, Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc vào ngày 6/11/2018. (Wang Zhao / AFP / Getty Images)

Ngành công nghiệp quốc phòng của ĐCSTQ có tiếng xấu về việc thường xuyên bắt chước các thiết kế của nước ngoài, đặc biệt là ngành hàng không vũ trụ của nước này. Hầu hết tất cả các máy bay chiến đấu của Không quân Trung Quốc đều sao chép trực tiếp các mẫu máy bay của nước ngoài. Ví dụ, J-10 dựa trên máy bay chiến đấu Lavi của Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Israel (IAI) và F-16 của General Dynamics của Mỹ; J-11, J-15 và J-16 đều là hàng nhái của SU-27A của Nga; J-20 sao chép từ F-22; J-31 giống F-35 một cách đáng ngạc nhiên.

Thông qua việc ăn cắp và sao chép công nghệ, ĐCSTQ đã tiết kiệm thời gian và tiền bạc trong việc nghiên cứu và phát triển, đồng thời cho phép họ hiện đại hóa quân đội với chi phí thấp hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, do thiếu dữ liệu cơ bản và hệ sinh thái công nghiệp, việc vượt qua các góc cua của Trung Quốc vẫn bị hạn chế bởi các nút thắt kỹ thuật. Trung Quốc đã không thể sản xuất động cơ phản lực nội địa chất lượng cao là minh chứng cho vấn đề này.

Trong thế giới ngày nay, chỉ có Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Nga có thể phát triển động cơ phản lực hàng không một cách độc lập, trong khi các quốc gia duy nhất thực sự làm chủ công nghệ cốt lõi của động cơ phản lực cỡ lớn chỉ có Hoa Kỳ và Anh. Các quốc gia này đều nghiêm ngặt giữ bí mật về công nghệ cốt lõi của động cơ phản lực của họ.

Nói một cách đơn giản, theo nguyên lý hoạt động của động cơ phản lực, máy nén của nó được chia thành hai phần: áp suất cao và áp suất thấp. Công nghệ cốt lõi của động cơ là vật liệu, quy trình, thiết kế và chế tạo cánh tuabin áp suất cao. Cánh tuabin cao áp cần làm việc trong thời gian dài trong môi trường nhiệt độ cao, áp suất cao và tốc độ quay cực kỳ khắc nghiệt, đồng thời có những yêu cầu cực kỳ đặc biệt về vật liệu. Vật liệu không đạt yêu cầu sẽ làm cho cánh tuabin bị hỏng trong môi trường làm việc khắc nghiệt, làm cho động cơ không thể hoạt động được hoặc giảm tuổi thọ làm việc rất nhiều, thậm chí có thể phát nổ.

ĐCSTQ có thể tận dụng khả năng bắt chước nổi tiếng của mình để tạo ra các sản phẩm nhái giống 100% so với sản phẩm thật, nhưng không thể bắt chước các công thức và kỹ thuật chế tạo vật liệu. Đây là lý do chính khiến ĐCSTQ không thể tạo ra đột phá, không thể nào đi con đường tắt trong vấn đề này được.

Trong trường hợp này, các nhà chức trách ĐCSTQ tích cực thúc đẩy việc phát triển kế hoạch động cơ của riêng mình. WS-10 (còn được gọi là động cơ Thái Hàng) dựa trên động cơ lõi CFM56 thử nghiệm và mô phỏng, kết hợp với công nghệ điều khiển kỹ thuật số động cơ AL-31F của Nga. Sau nhiều thập kỷ vẫn không làm chủ được công nghệ cốt lõi, tuổi thọ đại tu của WS-10A chỉ là 30 giờ.

Máy bay chiến đấu J-10 đang biểu diễn tại Airshow China ở Chu Hải, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc vào ngày 11/11/2014. (Nguồn ảnh: Johannes Eisele / AFP / Getty Images)

Năm 2018, có thông tin cho rằng ĐCSTQ đã đạt được tiến bộ trong vật liệu và phát triển công nghệ cánh tinh thể. Cũng theo bài báo đó, tuổi thọ đại tu của WS-10B cải tiến đã được kéo dài đến 300 giờ, và tuổi thọ thiết kế là khoảng 1.500 đến 2.000 giờ. Chúng ta hãy tin rằng những tin này là đúng, và chúng chỉ gần với các động cơ tương tự ở Nga. Tuổi thọ đại tu của AL-31 chỉ là 400 giờ, và tổng tuổi thọ là khoảng 1.000 giờ. So với các sản phẩm tương tự ở Hoa Kỳ, những động cơ này vẫn khác biệt một trời một vực.

Không quân Trung Quốc: Căng thẳng kéo dài sẽ hết máy bay vì phải đại tu

Các thông số kỹ thuật của quân đội Hoa Kỳ có các yêu cầu về tuổi thọ tiêu chuẩn đối với máy bay quân sự. Nói chung, tuổi thọ thiết kế của khung máy bay vượt quá 20.000 giờ và tuổi thọ thiết kế của động cơ vượt quá 10.000 giờ. Khoảng cách giữa các lần đại tu về cơ bản là khoảng 3.000 đến 5.000 giờ tùy thuộc vào các thông số động cơ.

Các chiến đấu cơ J-10, J-11, J-15, J-16 và J-20 của Không quân Trung Quốc chỉ có sẵn với các động cơ WS-10 và AL-31. Do các vấn đề cố hữu của động cơ, các máy bay chiến đấu này đều gặp vấn đề chi phí sửa chữa cao và tuổi thọ ngắn. So với máy bay chiến đấu của Hoa Kỳ, thời gian phục vụ của máy bay chiến đấu của ĐCSTQ chỉ bằng một phần mười so với máy bay quân sự của Hoa Kỳ.

Theo số liệu từ Văn phòng Tổng Kiểm toán của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, chi phí cho mỗi giờ bay của một số máy bay chiến đấu của Không quân Mỹ là 34.971 USD (F-22 Raptor), 29.685 USD (F-35A), 24.140 USD (F-15C) và 8.278 USD (F-16).

Vào ngày 12 tháng 6 năm 2018, máy bay chiến đấu F-35A của Mỹ đã thử nghiệm tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến AIM-120 (AIM-120 AMRAAM) và tên lửa AIM-9X Sidewinder ở Vịnh Mexico. (Michael Jackson / Lực lượng Không quân Hoa Kỳ)
Vào ngày 12 tháng 6 năm 2018, máy bay chiến đấu F-35A của Mỹ đã thử nghiệm tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến AIM-120 (AIM-120 AMRAAM) và tên lửa AIM-9X Sidewinder ở Vịnh Mexico. (Michael Jackson / Lực lượng Không quân Hoa Kỳ)

Do độ tin cậy của động cơ thấp và tuổi thọ ngắn, máy bay thường xuyên đại tu và thay thế toàn bộ động cơ đã khiến chi phí sử dụng máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư và thứ năm của Không quân Trung Quốc lên tới 300.000 đến 500.000 nhân dân tệ (khoảng 50.000 đến 80.000 đô la Mỹ) mỗi giờ bay. Ngay cả J-10, loại máy bay có chi phí vận hành thấp nhất cũng có chi phí hoạt động mỗi giờ là 300.000 nhân dân tệ (gần 50.000 USD), cao hơn 10.000 USD so với F-22, loại máy bay chiến đấu đắt nhất của Mỹ.

Tuổi thọ phục vụ của máy bay của ĐCSTQ chỉ bằng một phần nhỏ so với máy bay của Hoa Kỳ, và chi phí sử dụng gấp vài lần máy bay của Hoa Kỳ. Đây đã trở thành một tổn thương nội tại mà ĐCSTQ không thể chịu đựng được. Liên tiếp nhiều ngày quấy nhiễu Đài Loan nghĩa là hàng trăm triệu nhân dân tệ chi phí cho những máy bay quân sự của Trung Quốc sẽ tan theo làn khói. Nếu tình trạng căng thẳng tiếp tục như vậy, ĐCSTQ đốt tiền không phải là điều quan trọng nhất, mà tuổi thọ đại tu của các máy bay chiến đấu của ĐCSTQ rất ngắn mới là điều quan trọng nhất, chưa kịp đánh trận đã tiêu hao hết rồi. Đội hình tác chiến của hàng không mẫu hạm Trung Quốc cũng như vậy, chúng không thể làm gì nếu đi xa các khu vực ven biển của Trung Quốc, bởi vì các máy bay trên tàu sân bay chỉ có thể hoạt động trong thời gian ngắn đã phải quay trở lại căn cứ để đại tu.

(Bài viết của tác giả Hạ Lạc Sơn, người đã trải qua hơn chục năm sự nghiệp quân sự, chủ yếu là tham gia vào việc giảng dạy quân sự và một số công tác quản lý kỹ thuật)

Đại Minh
Theo Hạ Lạc Sơn - Epochtimes

 



BÀI CHỌN LỌC

Giải mã tại sao chiến đấu cơ Trung Quốc quấy nhiễu Đài Loan đột nhiên dừng lại?