Giáo viên người Mỹ đọc bài viết của Đại sư Lý: Cuộc đời là một khảo nghiệm

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sau khi bài viết “Vì sao có nhân loại" của Đại sư Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công, được đăng tải trên NTD và Epoch Times, bài viết tiếp tục khơi dậy những phản hồi trong cộng đồng quốc tế. Bà Mary Rose Martin, một giáo viên tiểu học sống gần Sacramento, thủ phủ của California, nhận ra rằng, sống theo phương thức mà Đại sư Lý gợi ý sẽ mang lại một trải nghiệm hoàn toàn khác cho thế giới. "Cuộc đời là một khảo nghiệm. Chúng tôi cũng tin rằng hiện nay đang là thời mạt thế".

Nhà sáng lập Pháp Luân Công công bố bài viết
‘Vì sao có nhân loại’ -
(Xem ở đây)

Bà nói rằng, sau khi đọc các bài viết của Đại sư Lý, bà đã nhận ra những giá trị phổ quát chúng. Bà Martin nhận ra rằng, niềm tin rằng sinh mệnh con người là "một dòng chảy mãi mãi"; "(cuộc đời) hiện tại chỉ là một đoạn rất ngắn, rất nhỏ của dòng chảy này. Những gì chúng ta làm ở đây chỉ liên quan đến việc chúng ta sẽ từ đây đi đến đâu trong phần còn lại của dòng chảy này".

“Cuộc đời là một khảo nghiệm. Chúng ta sống thế nào sẽ quyết định bước tiếp theo trong sinh mệnh của chúng ta” - Bà nói với The Epoch Times, đồng thời cho biết thêm rằng, bà hiểu được các cảnh giới khác nhau, và các cấp độ vinh diệu khác nhau của sinh mệnh được đề cập trong bài viết của Đại sư Lý. Tất cả những điều này đều có điểm chung với tín ngưỡng cá nhân của bà, chỉ là dùng từ khác nhau, hoặc lý luận khác nhau”.

Mặc dù bản thân không phải là học viên Pháp Luân Công, nhưng bà rất vui khi thấy tín ngưỡng tương tự ở các nền văn hóa khác nhau: “Mặc dù không hoàn toàn giống với tín ngưỡng của tôi, nhưng (Pháp Luân Công) là một hệ thống tín ngưỡng. Nếu mọi người đều tin và thực hành theo, thì sẽ làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn".

Xã hội Trung Quốc cần một nền tảng đạo đức

Bà Martin cho biết, bà không muốn sống trong một thế giới không có nền tảng đạo đức, mà tín ngưỡng tôn giáo chính là mang lại nền tảng đạo đức cho con người. "Khi chúng ta tin tưởng vào một sức mạnh cao hơn, chúng ta sẽ trở thành những người tốt hơn".

Bà có một số hiểu biết về cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ. Trong vụ việc xung quanh khinh khí cầu gián điệp gần đây, phong cách hiếu chiến mà ĐCSTQ thể hiện cũng đã khiến bà chú ý và suy nghĩ. Vì vậy, bà bày tỏ rằng: "Cuộc sống không có nền tảng đạo đức đã tạo ra tình hình hiện tại ở Trung Quốc".

Bà không thể hiểu được cuộc bức hại Pháp Luân Công: “Đại sư Lý đang hoằng dương thiện lương và tốt đẹp. Làm sao điều này lại bị coi là một mối đe dọa?”

Chấp nhận khổ nạn với lòng khiêm tốn

Bà Martin đã 73 tuổi, đã trải qua rất nhiều thống khổ trong cuộc đời. Đặc biệt là bà mất cha từ năm 11 tuổi. Bà nói rằng, một mình mẹ đã nuôi bà khôn lớn, gia đình bà rất nghèo. Trong thống khổ, bà phải tìm kiếm nguyên nhân và câu trả lời của khổ nạn: “Tất cả điều này nhất định phải có ý nghĩa gì đó”. Bà cảm thấy rằng cô ấy cần suy nghĩ và tìm câu trả lời ở phương diện tâm linh sâu sắc hơn.

Năm 17 tuổi, bà trở thành người tín ngưỡng Mormons (một tông phái lớn của Cơ Đốc giáo thời kỳ cuối). “Một trong những lý do là tôi thực sự tin tưởng và cảm nhận từ tận đáy lòng rằng, chúng ta sẽ có một kiếp sống khác sau kiếp này” - Bà nói, bà tin rằng mình sẽ gặp lại cha trong tương lai.

Khi trải qua một số khổ nạn trong cuộc đời, bà nhận thấy: "Khi tôi nhìn vào mặt tốt của sự tình, thì những khổ nạn đó không quá nghiêm trọng nữa. Bởi đó là vấn đề về cái khung tư duy, và vấn đề về thái độ. Bạn suy nghĩ như thế nào mới là vấn đề quan trọng, bởi vì bạn trở thành cái mà bạn nghĩ".

Đại sư Lý đã đề cập trong bài viết rằng, sự giàu có hay nghèo khổ của một người là do tích lũy công đức từ kiếp trước. Bà Martin nhận ra: “Tôi không nghĩ mọi người đều giống nhau”. Bà cũng đề cập rằng, cùng có tài sản giống nhau, nhưng việc sở hữu tài sản có thể là khảo nghiệm đối với một số người, và sự thiếu tài sản có thể là một khảo nghiệm đối với những người khác. Ví dụ, một người giàu coi thường người nghèo, hoặc một người nghèo ghen tị với người giàu, đó đều là không tốt. Vì vậy, chìa khóa là tâm thái, không phải bản thân tài sản”.

Bà nhắc đến điều mà người ta thường nói là hòn đá ném xuống hồ. Gợn sóng trong nước là do đá gây ra. Vì vậy bà cho rằng con người hãy bắt đầu từ chính mình, yêu cầu bản thân không ngừng hoàn thiện, “ngày mai sẽ làm tốt hơn hôm nay”, như thế mới có thể lan tỏa thiện lương và tốt đẹp. Nhưng trong xã hội Mỹ ngày nay, nhiều người chỉ quan tâm đến "tôi có thể nhận được gì". Nếu đại bộ phận mọi người đều đạt được những gì mình mong muốn, thì đó là điều không thể.

Theo Ngô Nhuế Nhuế - Epochtimes

Thanh Hà biên dịch



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Giáo viên người Mỹ đọc bài viết của Đại sư Lý: Cuộc đời là một khảo nghiệm