Kỳ lạ: ‘Gương Thần’ cổ đại có thể phản chiếu mặt sau khi rọi ánh sáng vào bề mặt

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ở Trung Quốc cổ đại, có một loại ‘Gương Thần’ kỳ lạ. Thoạt nhìn nó giống một chiếc gương bình thường, nhưng khi chiếu ánh sáng vào, người ta có thể nhìn thấy các đường nét hoa văn ở mặt sau gương thông qua hình ảnh phản chiếu. Phương pháp chế tạo loại gương này trong các sách cổ được cho là đã thất truyền, và các học giả hiện đại vẫn chưa thể xác nhận nguyên lý thực sự của nó.

Việc sản xuất “Gương Thần” có thể bắt nguồn từ thời nhà Hán. "Gương cổ" - một cuốn tiểu thuyết thời Đường được cho là có đề cập đến phương pháp đúc gương ma thuật này, nhưng cuốn sách đã bị thất lạc trong nhiều thế kỷ.

Nhà khoa học thời Bắc Tống - Thẩm Quát đã nhắc đến loại Gương Thần này trong cuốn sách "梦溪笔谈" của ông, ông cũng cho biết dòng họ của mình có ba chiếc gương đồng là vật gia truyền. Thẩm Quát không biết cách xử lý kim loại như thế nào để gương có thể phản chiếu mặt sau thông qua ánh sáng như vậy, ông suy đoán rằng điều này xảy ra là do việc tạo ra các đường nét nhỏ trên bề mặt gương mà không thể quan sát bằng mắt thường.

Ở Trung Quốc cổ đại, có một loại ‘Gương Thần’ kỳ lạ. Thoạt nhìn nó giống một chiếc gương bình thường, nhưng khi chiếu ánh sáng vào, người ta có thể nhìn thấy các đường nét hoa văn ở mặt sau gương thông qua hình ảnh phản chiếu.
Ở Trung Quốc cổ đại, có một loại ‘Gương Thần’ kỳ lạ. Thoạt nhìn nó giống một chiếc gương bình thường, nhưng khi chiếu ánh sáng vào, người ta có thể nhìn thấy các đường nét hoa văn ở mặt sau gương thông qua hình ảnh phản chiếu. (Wikimedia Commons)

Các giải thích phổ biến nhất trong thời hiện đại cho rằng, Gương Thần có các đường nét tinh tế trên bề mặt, rất khó phân biệt bằng mắt, các đường vẽ này tuy nhỏ nhưng lại tương ứng với các chi tiết của mặt sau gương. Khi ánh sáng chiếu vào gương, nó có thể phản chiếu lại hình ảnh này.

Các nhà nghiên cứu tin rằng việc sử dụng các phương pháp như đúc và đánh bóng có thể tạo ra các đường nét tinh tế trên gương, đổi lại, chúng có tạo ra hiệu ứng phản chiếu.

Vào đầu thế kỷ 19, loại thấu kính này bắt đầu được phổ biến ở châu Âu, nhiều nhà khoa học lỗi lạc đã nghiên cứu và cố gắng giải thích nguyên lý của chúng.

Trong video dưới đây, một người đàn ông giới thiệu hai chiếc Gương Thần. Mặt sau của các tấm gương đều có các chi tiết và đường nét hoa văn. Khi người đàn ông chiếu sáng hai gương bằng đèn LED, chúng sẽ hiển thị họa tiết ở mặt sau của gương.

Ở Nhật Bản, Gương Thần còn được biết đến với tên gọi “makkyo”. Thợ làm gương Akihisa Yamamoto, sinh năm 1975 ở Kyoto, tuyên bố là nghệ nhân thủ công duy nhất còn sót lại trên thế giới có thể làm những chiếc gương ma thuật bằng tay.

Trong một cuộc phỏng vấn với Tạp chí Kyoto, Akihisa Yamamoto nói rằng làm gương là nghề truyền thống của gia đình và anh là truyền nhân đời thứ năm. Sau khi tìm lại được phương pháp làm gương, ông nội đã truyền kỹ thuật này cho con trai (là cha của Akihisa Yamamoto sau này). Akihisa Yamamoto đã mất ba hoặc bốn năm để làm chủ công nghệ và anh đã gặt hái được thành tựu.

Trong video sau đây, Akihisa Yamamoto chiếu sáng một chiếc gương bằng đèn LED, ánh sáng phản chiếu lên cho thấy các họa tiết giống như một bức tượng Phật ở mặt sau của tấm gương.

Akihisa Yamamoto cũng giới thiệu một chiếc gương có các họa tiết rùa, hạc, thông, tre và mận ở mặt sau. Khi chiếu sáng nó bằng đèn LED, họa tiết hiển thị trên gương hóa ra là hình ảnh Chúa Jesus. Akihisa Yamamoto giải thích rằng đó là do Nhật Bản trước đây đàn áp Cơ đốc giáo nên người ta đã giấu hình ảnh chúa Jesus trong gương.

Bảo Vy
Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Kỳ lạ: ‘Gương Thần’ cổ đại có thể phản chiếu mặt sau khi rọi ánh sáng vào bề mặt