Hắc miêu 4.000 năm tuổi canh giữ mộ Pharaoh - 7 bí ẩn kinh ngạc đằng sau các Kim Tự Tháp

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bên trong kim tự tháp Ai Cập thần bí cổ xưa luôn ẩn chứa vô số câu chuyện ly kỳ khó lý giải. Một trong các bí ẩn đó là việc các nhà khảo cổ từng phát hiện một con mèo còn sống trong ngôi mộ hơn 4.000 năm tuổi.

Khi nghĩ đến Ai Cập, bạn nghĩ đến điều gì đầu tiên? Kim tự tháp? Các bức tranh cổ đại? Tượng Nhân sư? Hay nữ hoàng Ai Cập? Tất nhiên là đó đều là những tuyệt tác của nhân loại. Nhưng trong đó còn ẩn chứa bí ẩn gì nữa?

Có một truyền thuyết về con mèo sống trong kim tự tháp hàng nghìn năm được lưu truyền rộng rãi, dù không ai biết điều này thực hư ra sao. Cho đến khi vào đầu năm 1990, tiến sĩ Masu – một nhà khảo cổ học Ai Cập đã mở cửa một ngôi mộ cổ cách “Thung lũng các vị vua” 27 mét, chủ nhân của ngôi mộ chính là Pharaoh Cheluboze IV, sống cách đây 4.000 năm.

Điều khiến người ta hãi hùng kinh ngạc là bên trong cổ mộ có một con mèo còn sống, đang quan sát những vị khách không mời mà đến với ánh mắt đằng đằng sát khí...

1. Linh miêu 4.000 năm tuổi canh giữ mộ Pharaoh?

 

 

Khi ngôi mộ cổ được mở ra, Tiến sĩ Masu và các trợ lý của ông đã mang theo một chiếc đèn lồng đi vào và tìm thấy một cỗ quan tài bằng đá, mọi người rất kinh ngạc khi phát hiện bên cạnh đó là một con mèo vẫn còn sống, nó nhìn chằm chằm vào Tiến sĩ Masu với hai con mắt to màu vàng xanh, hơn nữa con mèo trông rất to và kỳ lạ. Theo đoàn thám hiểm nhận định, rất có thể đây là giống mèo đã tuyệt chủng từ lâu.

Con mèo nhìn chằm chằm vào Tiến sĩ Masu với hai con mắt to (Ảnh minh họa: pixabay)
Con mèo nhìn chằm chằm vào Tiến sĩ Masu với hai con mắt to (Ảnh minh họa: pixabay)

Khi nhìn thấy đoàn của Tiến sĩ Masu, con mèo lập tức cong lưng, rít lên và hung hãn lao vào, dùng nanh nhọn cắn vào đùi ông. Các trợ lý của tiến sĩ Masu đã vội vàng dùng một tấm vải bố bắt nó lại và mang đến phòng thí nghiệm. Vài giờ sau, con mèo đã chết.

Tất nhiên, câu chuyện này nghe quá ly kỳ, đến nó trở thành một trong những bí ẩn khó giải thích nhất liên quan đến Kim Tự Tháp. Và nếu nó đúng là sự thật thì con mèo này ước tính cũng phải 4.000 năm tuổi.

Người Ai Cập cổ đại nổi tiếng là đặc biệt yêu thích mèo, thậm chí còn tạo ra nghĩa trang vật nuôi đầu tiên trên thế giới để lập mộ cho loài mèo.

Trong thế giới quan của người Ai Cập cổ đại, mèo mang một ý nghĩa cao siêu hơn những gì chúng ta nghĩ. Các vị thần trong tôn giáo Ai Cập cổ thường gắn liền với hình ảnh những loài vật như chim ưng, bọ hung, chó… Và mèo được cho là hiện thân của nữ thần Mafdet và nữ thần Bastet trong tôn giáo Ai Cập.

Nữ thần Bastet thường được miêu tả là một con sư tử hoặc một con mèo. Người Ai Cập cổ đại tin rằng con mèo là thánh vật của mình. Loài mèo được tôn sùng tới mức việc làm hại hay giết mèo sẽ bị quy là làm tổn hại một vị Thần. Và hình phạt cho hành động này chỉ có thể là cái chết!

Người Ai Cập cổ đại tin rằng con mèo là thánh vật của mình (Ảnh: pixabay)
Người Ai Cập cổ đại tin rằng con mèo là thánh vật của mình (Ảnh: pixabay)

Vào thời Ai Cập cổ đại, người dân thường không được phép nuôi mèo. Chỉ có những pharaoh Ai Cập – được xem là hiện thân của Thần linh trên trái đất – mới có thể nuôi mèo được mà thôi!

Vậy cũng nói, Kim tự tháp ẩn chứa trí tuệ của các nền văn minh cổ đại, đồng thời cũng để lại cho con người rất nhiều bí ẩn khó giải đáp.

 

2. Những bí ẩn kỳ lạ sau các kim tự tháp Ai Cập

 

Theo những tài liệu ghi lại, người Ai Cập cổ đại có niềm tin mãnh liệt vào sự hồi sinh, bất tử. Họ chuẩn bị rất chu đáo cho cái chết trong tương lai bằng cách xây dựng lăng mộ. Các kim tự tháp chính là mộ táng của các Pharaoh.

Pharaoh có vị trí cao quý bậc nhất. Họ được cho là những người do thần linh lựa chọn, làm trung gian kết nối con người với thế giới cao tầng. Do đó, các kim tự tháp có chứa đầy đủ mọi thứ cần thiết, bao gồm vàng bạc, thức ăn, đồ nội thất, thậm chí cả những người thân, quan chức và linh mục theo hầu. Có thể nói, kim tự tháp là nơi các Pharaoh tiếp tục cuộc sống sau cái chết.

Một góc trong mộ của Pharaoh (Ảnh: Flickr)
Một góc trong mộ của Pharaoh (Ảnh: Flickr)

Nhưng sau khi Kim tự tháp được xây dựng, làm thế nào để có ánh sáng mà vận chuyển các xác ướp Pharaoh, thì đến nay vẫn là bí ẩn chưa có lời giải. Không có dấu hiệu nào của tro khói bên trong kim tự tháp, điều này cho thấy rằng những thợ thi công lúc ấy không hề sử dụng đuốc chiếu sáng.

Đến nay với khoa học kỹ thuật hiện đại nhưng con người vẫn chưa thể giải đáp những bí ẩn liên quan đến kim tự tháp.

Sách “Lịch sử văn minh thế giới” cho biết, người ta phát hiện thêm những điều kỳ lạ khác. Như khi đem những đồng tiền hoen rỉ vào bên trong kim tự tháp thì sau hơn một tháng, những đồng tiền đó lại sáng loáng trở lại.

Họ cũng thử đem một cốc sữa tươi bỏ vào kim tự tháp, sau một tháng cốc sữa vẫn không thay đổi màu sắc, mùi vị. Không chỉ sữa, hoa quả tươi đem vào đó để nửa tháng vẫn còn tươi, không hề bị mất nước hay khô héo.

Các nhà khoa học cũng thấy rằng, do cách thức xây dựng vô cùng đặc biệt, nhiệt độ trong kim tự tháp quanh năm không đổi, luôn giữ ở mức 200C.

Liệu có phải vì điều kiện kỳ diệu không thể lý giải này mà con mèo canh giữ mộ Pharaoh có thể sống đến 4.000 năm?

 

3. Xác ướp và lời nguyền đáng sợ

 

Kỳ lạ nhất là những xác ướp và lời nguyền bên trong kim tự tháp. Howard Carter là một huân tước người Anh đã cùng với đoàn các nhà khảo cổ học hoàng gia phát hiện thấy xác ướp của Pharaoh Tutankhamun. Khi mở nắp quan tài, người ta nhận thấy trên gò má trái của nhà vua có vết đỏ như mụn.

Howard Carter bên cạnh quan tài của Pharaoh Tutankhamun (Ảnh: Flickr)
Howard Carter bên cạnh quan tài của Pharaoh Tutankhamun (Ảnh: Flickr)

Sau lần tiếp xúc đó, ngay buổi chiều hôm sau, Howard Carter lên cơn sốt. Người ta tìm mọi cách cứu chữa, nhưng đúng 2 ngày sau, ông qua đời, trên gò má của ông cũng xuất hiện vết đỏ như nhà vua.

Sau huân tước, có đến 6 thành viên đoàn khảo cổ trên cũng lần lượt mắc bệnh rồi xuất hiện những vết đỏ tương tự và qua đời. Trong cơn mê sảng, họ thường gọi tên Tutankhamun.

 

4. Có xác ướp trong kim tự tháp hay không?

 

Khi các nhà khảo cổ lần đầu tiên mở quan tài của Pharaoh Cheops, họ chỉ tìm thấy một bức tượng nhỏ chứ không thấy xác ướp. Trong lịch sử khảo cổ của Ai Cập, chỉ phát hiện thấy xác ướp của vị Pharaoh chết trẻ khi mới 18 tuổi Tutankhamun.

Ngoài ra, chưa ai từng tìm thấy xác ướp bên trong kim tự tháp. Người Ai Cập tin rằng các Pharaoh sau khi chết đã lên Thiên Đường, còn một số thì suy đoán rằng có thể các thầy tế đã lặng lẽ chuyển thi thể của Pharaoh đến một nơi khác.

Cho đến nay, sự hiểu biết của con người về kim tự tháp vẫn chỉ là những suy đoán. Nhưng bất luận thế nào, thì các kim tự tháp thực sự đã đứng sừng sững hàng nghìn năm qua, chỉ điều đó thôi cũng đã là điều vô cùng kỳ diệu.

 

5. Kim tự tháp “không” được xây dựng bởi các pharaoh?

 

Trước tiên hãy xem xét về mặt nhân lực cần thiết để xây dựng kim tự tháp. Lấy kim tự tháp Khufu làm ví dụ. Nó cao 146,5 mét, gần bằng một tòa nhà 50 tầng với chiều dài cạnh gần 230 mét, được lắp ghép từ 2,3 triệu khối cự thạch mà thành - khối nặng nhất khoảng 50 tấn và nhẹ nhất khoảng 1,5 tấn, với tổng trọng lượng 6,5 triệu tấn, tương đương một ngọn núi nhỏ. Vậy nó được xây dựng như thế nào?

Giả thuyết có uy thế nhất hiện nay đến từ cuốn sách “Lịch sử” của Herodotus, một nhà sử học Hy Lạp cổ đại vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Pharaoh Khufu chỉ tại vị được 23 năm, do đó Herodotus tin rằng, tòa đại kim tự tháp này được hoàn thành với 10 vạn lao động và mất 20 năm để hoàn thành.

Ai Cập cổ đại chỉ là một vùng đất nhỏ, liệu có đủ số lượng lao động lớn để hoàn thành công trình vĩ đại này không? (Ảnh: pixabay)
Ai Cập cổ đại chỉ là một vùng đất nhỏ, liệu có đủ số lượng lao động lớn để hoàn thành công trình vĩ đại này không? (Ảnh: pixabay)

Vậy Ai Cập thời đó có nhiều lao động như vậy không? Ai Cập thời đó diện tích khoảng 24 ngàn km vuông, có thể nói là một vùng đất nhỏ, tổng nhân khẩu không thể vượt quá một triệu người, nếu cần huy động tới 20 vạn lao động, thì có thể nói đây là lực lượng lao động của toàn quốc.

Tần Thủy Hoàng đã sử dụng 30 vạn dân phu để xây dựng Vạn Lý Trường Thành trong 10 năm, điều này đã khiến chúng dân oán thán cuối cùng dẫn đến sự diệt vong của nhà Tần. So với lãnh thổ của nhà Tần, Ai Cập cổ đại rất nhỏ bé, làm sao có thể huy động tới 20 vạn tráng niên - ngày ngày vận chuyển những khối đá vừa to vừa nặng liên tục 20 năm - chỉ để tu sửa lăng mộ của một hoàng đế?

Và trong 60 năm tiếp theo, họ sao có thể xây dựng thêm hai tòa đại kim tự tháp có quy mô tương đương, mà dân chúng không oán thán, càng không ai nổi dậy? Liệu phải chăng những đại kim tự tháp này thực sự không phải được xây dựng vào thời đại đó?

 

6. Kim tự tháp là do ai tạo nên?

 

Trong một cuộc phỏng vấn với Express, nhà sử học Cannon nói: “Tượng Nhân sư phải được chạm khắc khi không có cát ở đó. Bạn không thể khắc một tảng đá khi nó đang bị chôn vùi trong cát. Thời điểm đó là vào khoảng 12.000 năm trước, khi ấy người Ai Cập chưa thể ở đây được”.

Mặt khác, xác nhà khảo cổ còn phát hiện ra rằng lớp trầm tích dày tới 4,3m quanh nền kim tự tháp chứa nhiều vỏ sò hóa thạch, có niên đại tới gần 11.600 năm tuổi.

Những điều đó chứng minh, các kim tự tháp và tượng Nhân sư phải được xây dựng cách đây ít nhất 12.000 năm, và có thể đã tồn tại ở đó trước khi bắt đầu kỷ băng hà.

Theo GS. Cannon, sự khác biệt đáng kể về thời gian này cũng có nghĩa là các ‘ngôi mộ’ khổng lồ không được xây dựng bởi người Ai Cập cổ đại.

Ông Cannon tin rằng những cấu trúc đá khổng lồ này có thể đã được xây dựng từ lâu, bởi một nền văn minh cổ đại tiên tiến tồn tại đâu đó trong khu vực – có lẽ là Atlantis – nền văn minh đã bị hủy diệt trong trận Đại Hồng thủy.

GS Cannon nói: “Tôi đã thực hiện một số nghiên cứu và phát hiện sự liên hệ giữa các kim tự tháp đến một lục địa bị nhấn chìm. Nó có thể là Atlantis, khi Atlantis chìm họ đã di tản khắp nơi, có lẽ một nhóm đã tới Ai Cập và tất nhiên họ hoàn toàn đủ trình độ và khả năng công nghệ để xây lên các kim tự tháp như chúng ta đã thấy. Không ai khác có thể làm được điều này, nó đòi hỏi công nghệ rất cao”.

Thậm chí với tất cả các trang thiết bị hiện đại ngày nay, con người cũng không thể di chuyển chúng, vì vậy những kim tự tháp này phải được xây dựng bởi một nền văn minh có trình độ khoa học cao hơn con người rất nhiều lần.

 

7. Những giả định

 

Kim Tự Tháp quả là đầy những thách thức và bí ẩn. Giả định rằng các đại kim tự tháp thực sự là kiệt tác của nền văn minh thời tiền sử, nhưng rồi nền văn minh đó đã bị tuyệt diệt, chỉ còn lưu lại những tòa tháp. Người Ai Cập cổ đại không biết dùng chúng để làm gì, vì vậy họ đã không động đến chúng.

Tuy nhiên, đến thời của những người Ai Cập thuộc Vương triều thứ tư, họ đã tìm ra biện pháp để mở một lối vào, và sau khi đào sâu vào nghiên cứu, họ phát hiện những thứ đặt bên trong kim tự tháp không dễ bị hư hỏng biến chất, vì vậy, họ đã lợi dụng những kim tự tháp này để làm lăng mộ của pharaoh.

Các Pharaoh của Vương triều thứ năm cảm thấy nó khá tốt, liền nghĩ đến sống trong đó, nhưng các kim tự tháp không đủ nhiều. Làm thế nào đây? Có một mỏ đá gần đó, vì vậy họ liền bắt chước xây dựng. Bằng cách này, những kim tự tháp nhỏ cũng xuất hiện…

Hà Phương
Theo Ngẫm Radio

 



BÀI CHỌN LỌC

Hắc miêu 4.000 năm tuổi canh giữ mộ Pharaoh - 7 bí ẩn kinh ngạc đằng sau các Kim Tự Tháp