Họ Tư Mã Quang dạy con trai tu đức tiết kiệm

Giúp NTDVN sửa lỗi

Câu nói nổi tiếng của Tư mã Quang được lưu truyền cho đến nay: “Từ tiết kiệm đến xa hoa thì dễ, nhưng từ xa hoa xuống tiết kiệm mới khó”.

Hôm nay con trai tôi đi công tác phải đi làm sớm, thường ngày con dâu cũng ra ngoài sớm hơn, nên tôi phải đánh thức hai đứa cháu dậy đi học. Ôi! Hôm nay thái độ khác thường, gọi một tiếng hai cháu trở mình dậy ngay, lại tự ý biết tắt ngay cái quạt điện đang dùng, tôi đúng lúc khen vài câu: “A, biết tiết kiệm điện đấy! Ừ, lớn lên đi học hiểu chuyện rồi! Thật ngoan! Lát nữa nội sẽ kể một câu chuyện nhỏ ngày xưa".

Hai đứa trẻ rất hăng hái, làm từng bước đi rửa mặt xong ngồi xuống ăn sáng một chút vừa nghe:

Ngày xửa ngày xưa, có một phú ông họ Lưu tài sản nhiều vô kể, vàng bạc chất như núi, ăn ngon mặc đẹp, muốn gì được nấy. Trong nhà nhiều người hầu kẻ hạ, thường xuyên mở yến tiệc tiếp đãi khách khứa, nhiều người đến ăn uống không phải trả tiền. Những đồ ăn thừa, gia nhân thuận tay đổ ra mương ngoài cửa là xong. Sau vài năm phung phí đồ ăn như vậy, tiền càng ngày càng ít đi. Vì phú ông quen hưởng thụ an nhàn nên không biết kiếm tiền, cũng vì không biết tằn tiện nên vẫn theo thói quen cũ ăn uống tiệc tùng.

Chẳng mấy chốc, tiền cạn sạch, đám bạn rượu thịt kia cũng phớt lờ ông, không ai chịu cho ông vay tiền. Vì không có tiền trả lương, cuối cùng ngay cả những người hầu cũng bỏ đi. Phú ông không còn cách nào khác ngoài việc bán những thứ có giá trị trong nhà, và cuối cùng bán cả căn nhà, vì vậy phú ông trở thành một kẻ ăn xin vô gia cư, đi xin khắp nơi, quần áo thiếu thốn, ngồi co ro trong một góc trong chuồng bò.

Mùa đông năm nọ, phú ông họ Lưu nghèo khổ bệnh tật, ngã quỵ ở ngoài cửa một ngôi chùa. Vị sư già của chùa đã phát hiện, cứu được ông Lưu, để ông Lưu ở trong chùa tĩnh dưỡng. Chẳng bao lâu sau, sức khỏe của ông dần hồi phục và ông có thể đi lại. Một ngày nọ, ông lang thang đến nhà kho cạnh bếp, và thấy nó chứa đầy những thùng nước, ông tò mò không biết trong đó có gì.

Khi đang ăn cơm, ông Lưu hỏi vị sư già, lão hòa thượng kể lại như sau: "Cách ngôi chùa này không xa, có một nhà phú ông rất xa hoa lãng phí, đầy tớ của ông ta thường đổ đồ ăn thừa xuống con mương gần nhà, thuận theo dòng nước cuốn trôi ra phía sau chùa, ngày nào tôi cũng vớt cơm trắng ra, vo sạch, phơi khô, đựng trong vại, nấu thành cháo để ăn. Ông ăn mỗi ngày chính là thứ này đó! Mấy năm qua tích góp biết bao nhiêu vại. Tôi nghe nói tài sản của nhà giàu đã bị hủy hoại từ lâu, không nhớ rõ lắm hình như ông ấy họ Lưu. À, có chuyện gì đã xảy ra với ông vậy? Chuyện gì mà buồn thế?"

"Người...người đó là tôi...Tôi thực sự xấu hổ khi gặp mọi người!"

"Nội ơi! Mấy miếng bánh mì còn lại cháu không thể ăn hết. Cháu phải làm sao đây?... thật sự ăn không nổi, vậy thật lãng phí... À! Đúng vậy! Cháu sẽ cho con rùa ăn" - Cháu gái nói xong rồi chạy ra ban công phía sau, ngang qua bếp và quát to một tiếng: "Anh, khi mẹ về, em sẽ nói với mẹ rằng mẹ không biết tiết kiệm, rau mẹ mua không cho vào tủ lạnh, đã hơi vàng và thối rồi, thật đấy!".

Nhìn hai cháu dắt tay nhau đến trường, lòng tôi rưng rưng xúc động, hiện tại những đứa nhỏ đang sống trong guồng quay của những ham muốn vật chất, tiêu xài phung phí, không biết thế nào là tiết kiệm. Không giống như thế hệ cũ của chúng ta, những người còn trẻ mặc quần lót vá, chỉ thêm một quả trứng đỏ vào bữa ăn khi họ có một ít ngân sách vào ngày sinh nhật của họ, không giống như bây giờ, ngay cả bánh ngọt cũng chán ăn!

Bây giờ chúng ta đang bắt đầu nếm trải kết quả của sự dư thừa lãng phí, đó là cuộc khủng hoảng thiếu năng lượng toàn cầu. Từ xưa đến nay, các bậc hiền đức đều lấy “tiết kiệm để tu đức”. Tục ngữ có câu “tiết kiệm là đại đức, xa hoa là đại ác”, có nghĩa là: tiết kiệm là đại đức trong các việc thiện, xa hoa là đại ác trong các việc ác. Trên thực tế, người xưa đã sớm làm gương và để lại cho chúng ta một tấm gương tốt.

Tư Mã Quang (1019 - 1086), tự Quân Thực, nhân gian xưng là Tốc Thủy tiên sinh, sinh ra ở Sơn Châu (nay là Hạ huyện, Sơn Tây) vào thời Bắc Tống, là một sử gia nổi tiếng thời Bắc Tống. Trong cuộc đời Tư Mã Quang có rất nhiều câu chuyện cảm động. Đặc biệt, tính tình trong sạch, nhã nhặn, ngay thẳng, không thích xa hoa luôn được truyền tụng là người hay nói. Ngay cả đối thủ chính trị của ông là Vương An Thạch cũng ngưỡng mộ tư cách của ông và sẵn sàng làm hàng xóm của ông.

Tư Mã Quang rất chú trọng đến việc giáo dục con cái, yêu cầu chúng không xa hoa và tiết kiệm. Ông sống đạm bạc, giản dị, “áo để che rét, cơm ăn để no bụng”, nhưng ông “không dám theo những cái xấu bẩn, trái thế tục để cầu danh”. Ông thường dạy con trai mình rằng, khi có nhiều thức ăn thì sẽ sinh phung phí, và khi của cải nhiều thì sẽ sinh xa xỉ. Ông cực lực phản đối những hủ tục thối nát trong xã hội bấy giờ, chẳng hạn làm quan thì phô trương, phô bày giàu sang, kẻ hầu người hạ ăn mặc giống kẻ sĩ, người nông dân ra đồng cũng đi giày lụa.

Tư Mã Quang cực lực ủng hộ tiết kiệm và giản dị, câu nói nổi tiếng nhất được lưu truyền cho đến nay là “Từ tiết kiệm đến xa hoa thì dễ, nhưng từ xa hoa đến tiết kiệm thì rất khó”.

Dưới sự giáo dục của Tư Mã Quang, con trai của ông là Tư Mã Khang hiểu tầm quan trọng của tiết kiệm từ khi còn nhỏ, cũng lấy đơn giản để tiết chế bản thân. Tư Mã Khang lần lượt làm Hiệu thư lang, Trước tác lang, và kiêm nhiệm Thị giảng, ông được hậu thế khen ngợi về kiến ​​thức xưa và nay, tính chính trực và cuộc sống giản dị.

Từ câu chuyện này, chúng ta sẽ rút ra một kết luận: Dạy bằng tự mình làm gương thực sự quan trọng hơn dạy bằng lời. Chủ yếu từ cha mẹ làm gương cho con, lâu dần phát huy tác dụng mà không hay biết, hiệu quả trong âm thầm!

Tác giả: Dương Tế Đại - Epochtimes

Ngọc Liên biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Họ Tư Mã Quang dạy con trai tu đức tiết kiệm