Hoa kiều ở New York: Thuyết vô Thần hại người, lời thiện cứu người

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bài viết “Vì sao có nhân loại” của Đại sư Lý Hồng Chí được công bố gần đây gây được tiếng vang lớn và truyền cảm hứng cho cộng đồng người Hoa trên toàn thế giới. Hai cây bút Hoa kiều hiện đang sống tại New York cũng chia sẻ cảm nhận về bài văn này.

Nhà sáng lập Pháp Luân Công công bố bài viết
‘Vì sao có nhân loại’ -
(Xem ở đây)

Ông Thái Khả Phong là cựu hội trưởng Hội Nhà văn Hoa kiều (Overseas Chinese Writers Association) tại New York. Ông cho biết, đa số người Trung Quốc đại lục tin vào thuyết vô Thần, cho rằng điều đôi mắt nhìn thấy mới là chân thực. Nhưng những gì con người nhận thức được lại rất hạn chế, chỉ khi nhìn bằng tâm hồn rộng mở và khiêm nhường thì mới có thể được soi sáng gợi mở.

Trong bài văn, Đại sư Lý Hồng Chí đã khai thị: “trong hoàn cảnh gian khổ người có thể bảo trì thiện niệm; đối mặt với xung kích của quan niệm hiện đại, người có thể kiên trì quan niệm truyền thống; trong xung kích của vô Thần luận, tiến hóa luận, vẫn còn có thể tín Thần; người như thế chính là đạt được mục đích được cứu trở về trời.” (Trích Vì sao có nhân loại)

Bài văn đã để lại trong ông Thái Khả Phong nhiều ấn tượng sâu sắc. Là người bước ra từ dinh lũy của chủ nghĩa cộng sản, ông vô cùng thấu hiểu “chủ nghĩa duy vật đã hủy hoại con người như thế nào”. Chính vì vậy, ông luôn cực lực phê phán thuyết vô Thần, lý luận đấu tranh giai cấp và lý luận chủ nghĩa duy vật.

Ông Thái Khả Phong cho biết, bản thân ông thuộc hàng ngũ những người “sinh trưởng dưới lá cờ đỏ, được Đảng Cộng sản giáo dục trường kỳ”, đã mắt thấy tai nghe và trực tiếp chứng kiến thuyết vô Thần hủy hại đạo đức lương tri của con người. Ông tổng kết:

Thứ nhất, người theo thuyết vô Thần không tin nhân quả báo ứng nên mới dám làm điều ác, quan hệ giữa người với người cũng vô cùng gay gắt, căng thẳng. Ví dụ vào thời Cách mạng Văn hóa, cha mẹ, con cái, vợ chồng, đồng nghiệp, bạn bè… đều đấu tố lẫn nhau. Những kẻ leo lên chức vụ bằng các thủ đoạn bất chính thì được “ĐCSTQ gọi là giữ vững lập trường, chỉ cần phù hợp với chủ nghĩa cộng sản, giữa người với người không nói chuyện đạo đức lương tri”.

Thứ hai, người theo chủ nghĩa duy vật và thuyết vô Thần phủ nhận sự tồn tại của Thần, họ không giảng lương tâm, tiêu chuẩn thiện ác đúng sai không dùng lương tâm để phán xét. “Họ cho rằng lương tâm là tiêu chuẩn của giai cấp tự sản, muốn phù hợp với tiêu chuẩn của chủ nghĩa cộng sản thì cần trung thành với Đảng, đạo đức quan của họ phải chiểu theo ‘Luận về tu dưỡng của đảng viên cộng sản’ do Lưu Thiếu Kỳ viết, ấy là muốn bạn làm công cụ phục tùng của Đảng”.

Ông Thái Khả Phong cho biết, mặc dù ĐCSTQ tuyên truyền thuyết vô Thần nhưng Mao Trạch Đông và các quan chức cao cấp lại tin vào quỷ Thần hơn bất cứ ai. “ĐCSTQ [tự cho là] làm gì cũng đều ‘vĩ đại, quang vinh, chính xác’, mục đích là muốn mọi người sùng bái đảng như một vị Thần, coi bản thân đảng là Thần. Nếu bạn không tin, Đảng liền phê phán bạn là phản cách mạng, chống Đảng, và công kích tấn công bạn nặng nề”.

Thứ ba, ĐCSTQ ngăn cản toàn bộ sự phát triển của khoa học và xã hội. Ông Thái Khả Phong lấy ví dụ rằng, khi lần đầu biết đến thuyết cơ học lượng tử ông đã vô cùng chấn động, tự đáy lòng ông khao khát được đào sâu nghiên cứu về lĩnh vực này. Nhưng vào những năm 1960, các trường đại học ở Trung Quốc đều coi cơ học lượng tử là học thuyết “của duy tâm” và “phản động”, thậm chí họ không dám nhắc đến. “Duy chỉ có một vị giáo sư có học vấn rất cao nói rằng: Vì để tránh học sinh có tư tưởng hỗn loạn, thậm chí sinh lòng hoài nghi đối với chủ nghĩa duy vật, do đó, chính phủ cấp cao quyết định: Không dạy! Sau này mọi người cũng chớ đề cập đến nữa”.

Sau khi tìm đọc các loại sách khác nhau, ông Thái Khả Phong phát hiện thế giới lượng tử triển hiện ra một số đặc tính, ví dụ như: hiệu ứng rối lượng tử, lưỡng tính sóng hạt, nguyên lý bất định, và trạng thái ‘chồng chất lượng tử’ trong thí nghiệm “Con mèo của Schrödinger”, v.v.

“Lý luận cơ học lượng tử mà hiện nay chúng ta coi là tiên tiến nhất, có tính xây dựng nhất, thì lại không phù hợp với lý luận của chủ nghĩa duy vật, và thuyết tương đối của Einstein cũng vậy” - ông nói.

Ông Thái Khả Phong phát hiện “chủ nghĩa duy vật và thuyết vô Thần quá mong manh, không chịu được các cuộc thảo luận và biện luận”, còn những hiện tượng mà khoa học nhân loại khó có thể giải thích lại tương thông với Thần học. Ông nói: “Chẳng trách các nhà khoa học vĩ đại như Einstein v.v. đến cuối đời đều tín Thần”.

Ông Thái Khả Phong cho rằng, bản thân khoa học cũng trải qua quá trình không ngừng nhận thức, không ngừng phát triển, trong khi nhận thức của con người về vũ trụ cũng là từng bước từng bước đi lên. Do đó, ông tin rằng “điều Đại sư Lý Hồng Chí giảng là khoa học cao hơn, tiên tiến hơn”. Ông nói: “Những người theo thuyết vô Thần nên khiêm tốn, có dũng khí xem một chút lý luận của người khác, thì quan điểm đối với khoa học và đối với thế giới mới có thể có chỗ canh tân”.

Không chỉ riêng ông Thái Khả Phong, một thi nhân gốc Hoa ở New York tên là Lý Phỉ cũng đọc đi đọc lại nhiều lần bài văn “Vì sao có nhân loại” của Đại sư Lý Hồng Chí. Ông Lý Phỉ cho biết, ông đã suy nghĩ rất sâu về quá trình “thành, trụ, hoại, diệt” của vũ trụ mà bài văn nhắc đến.

Qua đó, ông Lý Phỉ bày tỏ lòng cảm tạ đối với Đại sư Lý vì đã công bố bài “Vì sao có nhân loại” khi xã hội nhân loại đối mặt với đại kiếp nạn sắp phát sinh. Ông hy vọng sẽ có nhiều người hơn nữa minh bạch chân tướng, nhiều người hơn nữa được đắc cứu.

Ông Lý Phỉ nói: Điều ấy giống như “nghe thấy hồi chuông báo tử gióng lên tiếng vang xa, như sư tử gầm nói lời tiên tri đến nhân gian”. Ông cũng cảm thấy bài văn như “lời ấm áp an ủi ở bên thân”, để qua đó nhận ra rằng “thời mạt thế cần nói lời đẹp, làm việc tốt, trong đau khổ bảo trì thiện lương, nỗ lực tìm kiếm chính Đạo”.

Theo Thái Dung và Lý Duyệt - Epoch Times
Minh Tâm biên dịch



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Hoa kiều ở New York: Thuyết vô Thần hại người, lời thiện cứu người