Học sinh có cần phải đợi đến 18 tuổi mới được vào đại học?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Có một bí mật mà các gia đình có con học tại nhà đã biết trong nhiều năm, nhưng nay mới được tiết lộ cho công chúng.

Các bài báo đã tiết lộ rằng các gia đình chưa từng có kinh nghiệm cho con học tại nhà, nhưng nay lại thấy rất thích thú về nó.

Các cuộc thăm dò phụ huynh cũng hỏi về việc trẻ đã dành bao nhiều thời gian ở trường trong khóa học mùa xuân. Ngụ ý là hỏi xem các phụ huynh có lo lắng về vấn đề này không, chẳng hạn có câu hỏi rằng liệu một đứa trẻ học mẫu giáo tại nhà có thể hoàn thành các bài học của một ngày trong một giờ thì có bình thường hay không. (Câu trả lời là rất có thể)

Trong trường hợp bạn chưa biết, tôi sẽ tiết lộ cho bạn bí mật: Học ở nhà mất ít thời gian hơn so với học ở trên lớp.

Trước khi có đại dịch COVID-19, người ta vẫn tin rằng chỉ những trẻ say mê và học rất giỏi mới có thể hoàn thành nhanh chóng các chương trình giáo dục khi học ở tại nhà và chuyển lên chương trình cao hơn. Tuy nhiên có rất nhiều đứa trẻ bình thường, ngoại trừ có một số Einsteins nhỏ tuổi, vẫn có thể làm được điều đó nếu chúng không bị hệ thống trường học kìm hãm và buộc phải đi hết chương trình mới được chuyển lên chương trình cao hơn.

Người ta nhận thấy không chỉ những đứa trẻ ở những lớp đầu tiên mới có khả năng hoàn thành chương trình học nhanh hơn khi không bị hạn chế bởi hệ thống giáo dục truyền thống, mà điều tương tự cũng được thấy ở những học sinh trung học thông việc lựa chọn chương trình tín chỉ kép.

Một bài báo của Education Next gần đây đã cho biết, các chương trình giáo dục đại học theo tín chỉ kép đang ngày càng phổ biến và có khả năng sẽ còn phát triển hơn nữa do đại dịch.

Sinh viên đang tận dụng lợi thế của chương trình học tín chỉ kép để cấp tốc hoàn thành chương trình đại học không chỉ để tiết kiệm tiền mà còn xây dựng sự tự tin khi biết rằng họ có thể hoàn thành chương trình giáo dục cao hơn và khó hơn:

“Khi một sinh viên hoàn thành khóa học tín chỉ kép, suy nghĩ của họ sẽ thay đổi”. Michael Villarreal, giáo sư tại Đại học Texas tại San Antonio, người đã nghiên cứu về tác động của tín chỉ kép cho biết. “Họ thấy rằng họ có thể hoàn thành được chương trình đại học - chúng là tài liệu đại học”.

Christian Martinez, thủ khoa của Trường Trung học Mercedes, cho biết việc tham gia các khóa học tín chỉ kép đã giúp anh ấy tin rằng mình có thể thành công ở trường y."

Sự gia tăng số lượng sinh viên tham gia các khóa học đại học trong những năm vẫn còn ở trung học đã tự nhiên đặt ra câu hỏi rằng: Tại sao chúng ta lại bắt học sinh phải đợi đến 18 tuổi mới được vào đại học? Chúng có thể xử lý các tài liệu khó hơn ở độ tuổi sớm hơn không? Giống như những học sinh nhỏ tuổi trong COVID, liệu chúng có thấy rằng hệ thống trường học đã ngăn chúng hoàn thành chương trình học nhanh hơn không?

Cuộc sống không phải lúc nào cũng như thế này. Hãy xem xét những người sáng lập nước Mỹ thủa ban đầu. Không có gì lạ khi họ có thể ổn định sự nghiệp vào đầu những năm 20 tuổi và một số đã theo học tại các trường như Harvard khi vẫn đang ở tuổi thiếu niên. Nếu họ có thể làm được, tại sao sinh viên ngày nay lại không làm được?

Tác giả người Anh Dorothy Sayers cũng hỏi điều tương tự trong tác phẩm nổi tiếng của mình năm 1948 có tên “Những công cụ học tập đã mất”.

Bà lưu ý rằng: “Khi chúng ta biết rằng các chàng trai trẻ tuổi ở thời Tudor bước vào Đại học ở độ tuổi rất sớm và sau đó có thể chịu trách nhiệm xử lý công việc của mình, liệu chúng ta có hài lòng với việc thời đại của chúng ta ngày nay cố tình kéo dài một cách giả tạo thời thơ ấu và niên thiếu về mặt trí tuệ trong khi thể chất đã trưởng thành?”.

“Trì hoãn việc chịu trách nhiệm đến độ tuổi muộn hơn sẽ kéo theo một số vấn đề về tâm lý mà các bác sĩ tâm thần cho rằng không có lợi cho cá nhân hay xã hội.

Lập luận chủ yếu ủng hộ việc hoãn độ tuổi rời ghế nhà trường và kéo dài thời gian học là do hiện nay có quá nhiều thứ để học hơn so với thời Trung cổ. Điều này đúng một phần, nhưng không hoàn toàn.

“Các cậu bé và cô bé ở thời hiện đại có thực sự học nhiều môn học hơn không và có thực sự học nhiều hơn và biết nhiều hơn không?”

Bà Sayers nghi ngờ về điều đó và chúng ta cũng vậy khi xem xét đến sự phát triển của nền giáo dục gần đây.

Có lẽ nào trong thời đại biến động toàn cầu này, chúng ta có thể vấp phải thực tế là học sinh đã bị hệ thống giáo dục bóp nghẹt?

Có phải chúng ta đã kìm hãm chúng, khiến chúng phải lê bước theo tốc độ của một lớp học có 30 đứa trẻ, ngăn cản bất kỳ cá nhân nào vượt lên và buộc chúng phải kéo dài tuổi thơ rất lâu trong khi chúng đã sẵn sàng và có thể tiếp tục học ở trình độ cao hơn?

Annie Holmquist là biên tập viên của Tri thức Takeout. Bài viết này ban đầu được xuất bản trên Intellectual Takeout.

Thu Quế



BÀI CHỌN LỌC

Học sinh có cần phải đợi đến 18 tuổi mới được vào đại học?