Học xong 12 nên học nghề gì dễ xin việc, mức lương cao?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Học xong 12 nên học nghề gì là một câu hỏi lớn với các bạn học sinh. Vào đại học/cao đẳng không phải là con đường duy nhất để lập nghiệp. Việc có được một công việc tốt trong tương lai là sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ gửi đến bạn một số thông tin tham khảo khi lựa chọn học xong 12 nên học nghề gì.

1. Nên hướng nghiệp vào lúc nào?

Định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của các bạn trẻ. Có một thực tế rằng có không ít học sinh băn khoăn không biết học xong 12 nên học nghề gì. Nhiều học sinh chỉ tìm hiểu qua loa về tên nghề nghiệp và điền vào mẫu đơn khảo sát về định hướng nghề nghiệp khi học lớp 12.

Việc thiếu hoạt động định hướng nghề nghiệp sớm và chuyên sâu là một phần nguyên nhân dẫn tới tình trạng nhiều sinh viên ra trường sau 4 năm học đại học rơi vào tình trạng thất nghiệp; hoặc làm trái ngành.

Tại sao phải hướng nghiệp cho học sinh từ sớm

Trong thực tế, học đại học không phải là con đường duy nhất để có được một công việc tốt với mức thu nhập ổn định. Dưới áp lực về điểm số, thứ bậc, nhiều học sinh đã phải chọn “cánh cửa" đại học trong khi có hiểu biết rất ít về ngành học của mình.

Khi lên bậc học THPT, các em học sinh đã chọn học theo các khối thi. Do vậy, theo nhiều chuyên gia trong ngành giáo dục, việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh cần được thực hiện ngay từ những năm học ở bậc học THCS.

Việc có được nhiều thông tin tham khảo về các ngành nghề trên thị trường và dự báo trong tương lai sẽ giúp các em hình dung rõ hơn về công việc mà mình muốn theo đuổi; từ đó có kế hoạch học tập cụ thể hướng tới khối thi và ngành thi; hoặc hướng tới các chương trình đào tạo nghề mà mình đã chọn. Điều này sẽ giúp các em và gia đình tránh lãng phí thời gian; tài chính và công sức; cũng như giảm thiểu rủi ro thất nghiệp hoặc làm trái ngành trong tương lai.

Thông qua các buổi định hướng nghề nghiệp, các em sẽ hiểu rõ hơn về bản thân mình với những điểm mạnh; điểm yếu; khám phá sở trường; cũng như niềm đam mê và sự yêu thích của bản thân với ngành nghề nào đó. Từ đó, các em sẽ có những suy xét chi tiết hơn và đưa ra lựa chọn nghề nghiệp phù hợp nhất với bản thân mình.

2. Lựa chọn hướng đi học xong 12 nên học nghề gì?

Việc đưa ra lựa chọn học xong 12 nên học nghề gì cần dựa theo mong muốn; năng lực; và điều kiện của bản thân học sinh và gia đình. Học sinh cũng cần tham khảo những ưu điểm và nhược điểm riêng của mỗi hướng đi.

Học đại học

  • Thời gian học: thường từ 4 đến 6 năm.
  • Chương trình học: chương trình của ngành học được xây dựng bài bản và chuyên sâu. Thời gian dành cho học lý thuyết thường nhiều hơn.
  • Khả năng về bằng cấp: có thể tiếp tục học thêm văn bằng 2; hoặc học lên chương trình Thạc sĩ...
  • Cơ hội: mở rộng nhiều mối quan hệ; được đánh giá cao khi tham gia thực tập trong các tập đoàn hay doanh nghiệp lớn.
  • Học phí: thường có học phí cao; chi phí giữa các trường công lập và trường tư có sự khác biệt.

Học cao đẳng

  • Thời gian học: thường khoảng 3 năm.
  • Chương trình học: chương trình đào tạo chuyên sâu về chuyên ngành kèm tính ứng dụng.
  • Khả năng về bằng cấp: có thể tham gia chương trình liên kết sau khi tốt nghiệp; hoặc học tiếp lên bậc đại học.
  • Cơ hội: có thêm mối quan hệ tại các doanh nghiệp thực tập.
  • Học phí: mức học phí trung bình thấp hơn so với bậc đại học do thời gian học ngắn hơn.

Học nghề và du học nghề

Chương trình học nghề

  • Thời gian học nghề: ngắn, thường kéo dài trung bình khoảng từ 6 tháng đến 1 năm.
  • Chương trình học: gắn với thực tế, vừa học vừa thực hành.
  • Cơ hội: có cơ hội làm việc với các đơn vị liên kết với trung tâm đào tạo; hoặc tự lập nghiệp.
  • Học phí: mức học phí thường thấp hơn bậc đại học và cao đẳng.

Du học nghề

  • Thời gian: thường từ 3 - 4 năm (còn tuỳ vào thời gian học ngoại ngữ và nghề học).
  • Chương trình học: ứng dụng gắn với thực tế; chương trình thực tập nhiều; một số chương trình vừa thực tập vừa hưởng lương ngay.
  • Cơ hội: cơ hội có việc làm cao với các đơn vị liên kết; đặc biệt là có cơ hội định cư lâu dài và hưởng nhiều chính sách an sinh xã hội tốt của nước sở tại.
  • Học phí: thấp hơn hoặc tương đương với bậc đại học. Ở một số chương trình học nghề, do học viên được hưởng lương ngay từ khi thực tập nên mức học phí là thấp hơn so với học đại học.

Xem thêm thông tin tham khảo về du học nghề Đức tại đây.

3. Học xong 12 nên học nghề gì?

3.1. Nhóm ngành cơ khí

Nhóm nghề cơ khí phù hợp với các bạn nam. Các nghề trong nhóm này có thể kể đến như: thợ điện cơ; thợ sản xuất công cụ; thợ cơ khí công nghiệp; cơ khí ô tô; vận hành hệ thống máy, thợ điện máy...

3.2. Nhóm ngành xây dựng

Các nghề trong nhóm này có thể kể đến như: kỹ thuật viên chuyên môn (đường ống; cầu đường; thợ nề...); giám sát công trình...

3.3. Nghề thợ điện

Các yêu cầu chuyên môn của nghề thợ điện bao gồm: lắp đặt; duy trì; sửa chữa hệ thống điện; cầu chì; mạng lưới các máy móc thiết bị điện trong gia đình và doanh nghiệp.

3.4. Nhóm ngành công nghệ thông tin

Ngành công nghệ thông tin vẫn có nhu cầu lớn trong nhiều năm qua. Nhóm ngành này bao gồm nhiều nghề rất đa dạng như: thiết kế website; lập trình; quản lý hệ thống dữ liệu...

3.5. Nhóm ngành kinh doanh

Các nghề trong nhóm này có thể kể đến như: quản trị kinh doanh; quản trị chất lượng; tài chính doanh nghiệp; bán hàng; marketing; logistic (chuỗi cung ứng, vận chuyển)...

>> Các nghề cho nam giới

3.6. Nhóm nghề nhân viên văn phòng

Đây là nhóm nghề được nhiều bạn nữ theo đuổi. Nhóm này bao gồm rất nhiều các nghề nghiệp liên quan đến: hành chính văn phòng; văn thư lưu trữ; kế toán; chăm sóc khách hàng; thư ký; tư vấn...

3.7. Nhóm ngành nhà hàng - khách sạn

Các nghề trong nhóm này có thể kể đến như: hướng dẫn viên du lịch; đầu bếp; phụ bếp; tiếp tân; kỹ thuật chế biến thực phẩm; nhân viên buồng phòng; nữ tiếp viên hàng không...

3.8. Nhóm nghề liên quan đến viết

Các công việc liên quan đến nghề viết như: biên tập viên - phóng viên; sáng tạo nội dung trên các nền tảng số; mạng xã hội...

3.9. Nghề trang điểm

Nhóm nghề trang điểm phát triển nhanh trong những năm gần đây. Các công việc liên quan đến nhóm nghề có kể đến như: chuyên gia make-up; spa; làm nail; tư vấn trang điểm...

3.10. Nhóm ngành sáng tạo, thiết kế

Đây là nhóm ngành phù hợp với những bạn có năng khiếu và gu thẩm mỹ. Một số nghề có thể kể đến như: thiết kế đồ họa; thiết kế thời trang...

>> Học nghề gì cho nữ

4. Lưu ý khi quyết định học xong 12 nên học nghề gì?

Việc lựa chọn học xong 12 nên học nghề gì là một quyết định quan trọng. Do vậy, để có lựa chọn phù hợp nhất học nghề gì sau khi tốt nghiệp THPT, bạn nên tránh một số lỗi như:

  • Chọn nghề chỉ tập trung vào mức lương.
  • Lựa chọn nghề theo phong trào.
  • Chọn nghề qua loa...

Nghề nghiệp là một phần gắn bó với bạn cả đời; giúp bạn có thu nhập ổn định cho cuộc sống. Do vậy, việc lựa chọn nghề nghiệp cần được xem xét kỹ lưỡng; cân nhắc đến các yếu tố như: sở thích; năng lực của bản thân; thời gian và chi phí học nghề; nhu cầu hiện tại của xã hội và dự báo xu hướng phát triển nghề nghiệp trong tương lai...

5. Không có bằng 12 nên học nghề gì?

Có nhiều bạn cũng đang quan tâm về việc không có bằng 12 nên học nghề gì. Trong trường hợp không có bằng tốt nghiệp cấp 3, bạn có thể tìm hiểu một số nghề như: thợ điện; thợ mộc; thợ cơ khí; nghề trang điểm; làm nail; gội đầu dưỡng sinh; thợ cắt tóc; nghề nấu ăn (đầu bếp; làm bánh)...

Trên đây là những thông tin giúp bạn tham khảo học xong 12 nên học nghề gì. Khi đã lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp với bản thân, bạn cũng cần lưu ý chọn các trường, trung tâm đào tạo, cơ sở đào tạo uy tín để bảo đảm chất lượng; giúp bạn tiếp cận nhiều cơ hội xin việc hơn trong tương lai.

Hoàng Quân

Xem thêm:



BÀI CHỌN LỌC

Học xong 12 nên học nghề gì dễ xin việc, mức lương cao?