Hồi ức về cha: Thảm kịch khiến con trai không được gặp cha lần cuối trước khi ông qua đời

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhân ngày của Cha sắp đến, Cheng Wan đã nhớ về người cha đáng thương của mình. Ông không bao giờ có cơ hội tổ chức ngày đặc biệt này với con cái mình ở Mỹ…

Cha của Cheng tên là Shanhua Wan. Ông đã qua đời vào tháng 5 năm 2009 sau nhiều năm bị đàn áp bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Ông là một người có đức tin vào Chân Thiện Nhẫn, nguyên tắc chỉ đạo của Pháp Luân Công - môn tu luyện an hoà được phổ truyền ở Trung Quốc vào năm 1992.

Cheng kể, anh chỉ dành được 3 ngày ở cùng bố ở Bắc Kinh trước khi lên máy bay sang Mỹ du học vào năm 1998. “Tôi không tưởng tượng được rằng đây là lần cuối tôi gặp cha mình", Cheng đau xót.

Một năm sau khi anh rời Trung Quốc, ĐCSTQ bắt đầu chiến dịch bức hại Pháp Luân Công trên diện rộng. Các học viên bị bắt giữ, đánh đập, tra tấn và bị cưỡng bức mổ cướp nội tạng sống để bán kiếm lời.

Theo Falun Dafa Information Center, những tù nhân lương tâm, chủ yếu là học viên Pháp Luân Công phải đi xét nghiệm xem nội tạng của mình có tương thích hay không. Và nội tạng của họ bị thu hoạch một cách có hệ thống để cung cấp cho ngành cấy ghép nội tạng đang bùng nổ ở Trung Quốc.

Cheng nói rằng cha anh là một giáo viên nghệ thuật dạy ở trường phổ thông. Ông rất điềm đạm và kiên nhẫn, điều này ảnh hưởng tới cách ông nuôi dạy hai đứa con. “Ông là một người làm gương cho tôi theo một cách rất âm thầm. Khi tôi còn bé, chúng tôi có rất nhiều sách, những cuốn sách về truyền thống Trung Hoa, và cha tôi luôn kể lại câu chuyện theo cách của ông để khiến những đứa trẻ thích thú mà tìm hiểu sâu hơn".

Mẹ của Cheng, bà Jingjiang Chen, luôn nghĩ về chồng của mình. “Rất nhiều lần khi chúng tôi nói chuyện, mẹ tôi và tôi, đều nói về bố. Đặc biệt là mẹ tôi, thỉnh thoảng bà cố nhớ lại một vài điều, kể một vài câu chuyện, và bà luôn cố gắng nói rằng ‘đó là những gì bố con nói’”.

Jingjiang là một người phụ nữ thấu đáo, bà đã 72 tuổi. Năm 2009, bà may mắn trốn thoát khỏi Trung Quốc để tránh cuộc bức hại. Thời điểm đó chỉ vài tháng trước khi chồng bà qua đời. Bà cũng tập Pháp Luân Công, và thu nhận được nhiều lợi ích từ môn tập này, cụ thể là thoát khỏi những cơn đau mãn tính.

Ở Trung Quốc, Jingjiang bị bắt 5 lần, bị giam giữ trong các trại lao động, tra tấn và tẩy não; thậm chí bà còn bị hút máu vì từ chối từ bỏ đức tin của mình.

Khi ở Thái Lan, bà trở thành dân tị nạn và đến Mỹ năm 2013. Tại đây, bà đã được đoàn tụ với con trai mình sau 15 năm xa cách.

Cheng cười và nói: “Mẹ tôi luôn nói, ‘Con rất giống bố'”. “Chắc chắn, ông ấy là một người cha tốt".

Vô gia cư

Cheng không phải là người duy nhất phải chịu cảnh ly tán với gia đình trước cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ. Thời điểm đó, Công an Trung Quốc đột nhập vào gia cư các học viên Pháp Luân Công bất hợp pháp và lục soát, cướp bóc những tài sản cá nhân của họ. Hàng triệu học viên đã bị bắt và đưa đi các trại cưỡng bức lao động, trại tù, nơi mà họ sẽ bị tra tấn vô cùng dã man về thể xác cũng như về tinh thần. Con em của họ cũng trở thành những nạn nhân của chính sách khủng bố vô nghĩa này. Một số trẻ em đã chịu cảnh màn trời chiếu đất sau khi công an bắt cóc cha mẹ các em. Một số em bị bỏ rơi không nơi nương tựa và phải sống nhờ sự chăm sóc của ông bà đã già, những người không còn đủ sức lo cho chính bản thân họ. Một số em cũng đã bị bắt vào trại giam cùng với cha mẹ các em. Con cái của các học viên Pháp Luân Công cũng đã trở thành mồ côi cha mẹ, bơ vơ khi cha mẹ các em bị tra tấn đến chết.

Có câu chuyện về cô bé Pháp Độ, 4 tuổi, đã được vẽ thành bức tranh. Em và mẹ của mình bà Đới Trí Trân đã viết nên một câu chuyện phi thường về lòng can đảm và sự kiên trì cho chính nghĩa. Cha của Pháp Độ, ông Trần Thừa Dũng đã bị tra tấn đến chết vào tháng 7 năm 2001 sau khi bị cảnh sát Trung Quốc bắt giam vì đã dũng cảm bước ra thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Pháp Độ đã vĩnh viễn mất đi người cha của mình trước khi bé đủ lớn đến hiểu được chữ “cha” có nghĩa là gì.

Gia đình bé Pháp Độ (Ảnh: Minghui.org)

Sau khi đọc được tin về cái chết của chồng trên Minh Huệ, bà Đới đã bình tâm lại, bán tất cả tài sản ở Úc, và cùng Pháp Độ đi vòng quanh thế giới để kể về câu chuyện của họ và kêu gọi sự giúp đỡ của nhân dân thế giới nhằm kết thúc cuộc bức hại này. Họ đã đi qua hơn 37 quốc gia trên khắp thế giới kể từ tháng 7 năm 2001.

Cô bé Pháp Độ đã và đang tham gia các hoạt động quảng bá Pháp Luân Công và các cuộc diễu hành của những học viên Pháp Luân Công trên khắp thế giới từ lúc bé chỉ mới 1 tuổi rưỡi. Pháp Độ đã giúp phân phát các tài liệu giảng sự thật về Pháp Luân Công. Trong phiên điều trần về Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, Pháp Độ đã ôm khung hình cha của bé đứng trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại Thụy Sĩ để nói cho mọi người biết về cuộc đàn áp của chế độ cộng sản Trung Quốc đối với gia đình mình.

Hai mẹ con Pháp Độ (Ảnh: Minghui.org)

Trong năm 2004, bé Pháp Độ và mẹ đã đến nhiều nước để đưa đơn kiện Giang Trạch Dân và bè lũ tay sai, đồng thời kêu gọi sự giúp đỡ của người dân nhằm chấm dứt cuộc đàn áp này, và không để cho nhiều trẻ em như Pháp Độ bị mất cha mẹ nữa.

Thiên An
Theo The Epoch Times, Minghui, Chánh Kiến



BÀI CHỌN LỌC

Hồi ức về cha: Thảm kịch khiến con trai không được gặp cha lần cuối trước khi ông qua đời