Khách sạn Stanley: Một trong những địa điểm rùng rợn và ma ám nhất ở Mỹ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngay trước dãy núi Rocky là nơi tọa lạc của một khách sạn được nhiều người coi là một trong những nơi bị ma ám nhất ở Mỹ với những hiện tượng siêu nhiên kỳ quái không thể giải thích được. Đồng thời nó có liên quan đến một bộ phim kinh dị nổi tiếng, mà tác giả đã lấy cảm hứng viết sau một đêm nghỉ ngơi tại đây.

Nơi “sưu tập” các loại ma ám

Khách sạn Stanley ở Estes Park (bang Colorado), được cho là bị ám ảnh bởi một số hồn ma khác nhau, từ những người chủ trong quá khứ cho đến trẻ em, và thậm chí là một cặp vật nuôi.

Cùng với danh tiếng ma ám, khách sạn theo phong cách Colonial Revival cũng là nguồn cảm hứng để tác giả Stephen King viết “The Shining”, một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của ông đã được chuyển thể thành phim năm 1980 với sự tham gia của diễn viên nổi tiếng Jack Nicholson.

Stephen King đã viết The Shining dựa trên cảm hứng từ khách sạn này do chính bản thân ông bị ám ảnh bởi những bóng ma khi nghỉ qua đêm tại đây.

Stephen King đã viết The Shining dựa trên cảm hứng từ khách sạn này do chính bản thân ông bị ám ảnh bởi những bóng ma khi nghỉ qua đêm tại đây.
Stephen King đã viết The Shining dựa trên cảm hứng từ khách sạn này do chính bản thân ông bị ám ảnh bởi những bóng ma khi nghỉ qua đêm tại đây. (Wikimedia Commons)

Khách sạn có 140 phòng, mỗi phòng đều ẩn chứa một bí mật, mỗi bức tường trong hành lang đều có một câu chuyện đằng sau nó.

Những bóng ma được nhìn thấy đứng trong góc phòng, mùi thuốc lá bí ẩn lẩn khuất trong không khí, tiếng đánh đàn piano vang vọng khắp các hành lang khách sạn, tiếng trẻ con ồn ào thỉnh thoảng vẫn rộ lên lúc nửa đêm rồi lại đột ngột im bặt... là những điều được các du khách sau khi tá túc tại Stanley kể lại.

Lịch sử ám ảnh của Khách sạn Stanley

Khách sạn Stanley được xây dựng bởi nhà phát minh Freelan Oscar Stanley, người đã chuyển đến Estes Park bang Colorado nghỉ ngơi với hy vọng không khí trong lành và chan hòa ánh sáng mặt trời sẽ làm giảm căn bệnh lao của ông. Stanley và người vợ Flora rất yêu cảnh cảnh núi non của Estes Park.

Khi đến đây vào năm 1903, Freelan Oscar Stanley rất ốm yếu và cơ thể gầy đét, nhưng chỉ sau một thời gian nghỉ dưỡng tại đây, sức khỏe của ông đã được phục hồi.

Stanley vui mừng đến nỗi ông thề sẽ trở lại đây vào mỗi mùa hè và cuối cùng ông đã xây dựng một khách sạn bề thế, sang trọng mang lại một mức độ tinh tế cho khu vực hẻo lánh ở đây.

Stanley vui mừng đến nỗi ông thề sẽ trở lại đây vào mỗi mùa hè và cuối cùng ông đã xây dựng một khách sạn bề thế, sang trọng mang lại một mức độ tinh tế cho khu vực hẻo lánh ở đây. 
Stanley vui mừng đến nỗi ông thề sẽ trở lại đây vào mỗi mùa hè và cuối cùng ông đã xây dựng một khách sạn bề thế, sang trọng mang lại một mức độ tinh tế cho khu vực hẻo lánh ở đây. (Wikimedia Commons)

Cặp vợ chồng giàu có đã trang bị cho khách sạn của mình những công nghệ mới nhất thời đó, bao gồm đèn điện, nước máy, điện thoại và xe hơi. Họ thậm chí còn xây dựng một trạm thuỷ điện riêng cung cấp điện cho khách sạn. Khách sạn Stanley mở cửa đón khách vào năm 1909.

Ông Stanley qua đời năm 1940 ở tuổi 91, nhưng linh hồn của ông được cho là vẫn còn lang thang trong khách sạn.

Cụ thể, nhân viên khách sạn cho biết hồn ma của ông chủ Stanley được nhìn thấy trong phòng bi-a và quán bar của khách sạn. Người ta cũng nhìn thấy bóng ma của bà Flora lởn vởn cùng chồng trong khách sạn và có lần được phát hiện thấy đang gõ phím đàn piano.

Một vài nhân viên của khách sạn đồng thời cũng là người “săn ma” tại đây cho biết, đa số mọi người nghỉ đêm tại khách sạn thường nhận ra họ đang ở trong tình trạng tinh thần bất ổn, không khí lạnh lờn vờn xung quanh, hoặc cảm thấy những cú chạm nhẹ vào đầu hoặc sau chân. Những cánh cửa đột nhiên bị vỡ. Những tiếng hát đột ngột vang lên, đôi khi đèn pin sáng rồi lại tắt theo tiếng nói của khách.

Những cánh cửa đột nhiên bị vỡ. Những tiếng hát đột ngột vang lên, đôi khi đèn pin sáng rồi lại tắt theo tiếng nói của khách. 
Những cánh cửa đột nhiên bị vỡ. Những tiếng hát đột ngột vang lên, đôi khi đèn pin sáng rồi lại tắt theo tiếng nói của khách. (Pixnio)

Một câu chuyện phổ biến là chủ sở hữu trước của vùng đất đó, Bá tước thứ 4 của Dunraven, đã ám căn phòng số 407. Thỉnh thoảng bóng ma của ông được nhìn thấy đứng trong góc phòng, mùi thuốc lá từ chiếc tẩu của ông váng vất trong không khí.

Trong khi đó, phòng 418 bị ám bởi hồn ma của những đứa trẻ. Tiếng cười đùa và tiếng bước chân chạy ầm ĩ của chúng đôi khi vẫn vang vọng trong căn phòng này và trong hành lang khách sạn. Nhiều khách lưu trú than phiền về tiếng trẻ con thỉnh thoảng rộ lên lúc nửa đêm rồi lại đột ngột im bặt. Khi nhân viên kiểm tra phòng 418, trên giường có những vết lõm hằn rõ xuống đệm, mặc dù không có ai thuê phòng.

Một hồn ma nổi tiếng của khách sạn là Lucy, được cho là một cô gái trẻ bỏ trốn khỏi nhà đã từng trú ẩn rồi mất mạng trong tầng hầm khách sạn. Linh hồn của Lucy mặc váy hồng và hát những giai điệu cũ, thậm chí là trả lời câu hỏi của các nhân viên khách sạn và những tay thợ săn ma.

Linh hồn của Lucy mặc váy hồng và hát những giai điệu cũ, thậm chí là trả lời câu hỏi của các nhân viên khách sạn và những tay thợ săn ma.
Linh hồn của Lucy mặc váy hồng và hát những giai điệu cũ, thậm chí là trả lời câu hỏi của các nhân viên khách sạn và những tay thợ săn ma. (Internet)

Phòng 217 ma quái

Một hồn ma khác được cho là người hầu phòng của khách sạn, cô Elizabeth Wilson. Theo kể lại thì vào một đêm nọ năm 1911, khi giông bão phá hỏng hệ thống điện của khách sạn, cô hầu phòng Elizabeth Wilson đã đi vào phòng 217 để thắp các đèn bằng khí axetilen. Nhưng cô không biết rằng căn phòng đã đầy khí ga bị rò rỉ, và ngay khi cô bước vào, ngọn nến trên tay cô đã làm căn phòng nổ tung.

Kể từ đó, căn phòng 217 giống như nơi trú ngụ của hồn ma nữ hầu gái Wilson. Sau khi chết, nhiều người đã cảm nhận thấy hồn ma cô vẫn ở trong phòng này để lau dọn. Khách tới nghỉ trong căn phòng này thường có cảm giác kỳ bí vào ban đêm, nhiều người còn kể lại rằng họ bị đánh thức giữa đêm và có cảm giác như bị bị thọc hai bên sườn nếu như rời đi mà để phòng trong tình trạng lộn xộn, bừa bãi.

Một hành khách đã để lại chiếc cốc trong thùng rác dành cho cô Elizabeth Wilson trước khi rời khỏi phòng 217. (Internet)
Một hành khách đã để lại chiếc cốc trong thùng rác dành cho cô Elizabeth Wilson trước khi rời khỏi phòng 217. (Internet)

Một số vị khách còn báo lại cho nhân viên khách sạn biết là đồ đạc trong phòng 217 có lúc như đang di chuyển, hoặc họ nghe thấy âm thanh như đang có người đóng hành lý, và hiện tượng đèn bật - tắt thì khá phổ biến.

Một du khách khi trải nghiệm tại đây cho biết: “Tôi đã ở đó hai lần. Một lần điện thoại reo lên vào lúc nửa đêm, một lần nữa, cửa sổ đột ngột đóng sập lại vào giữa đêm! Trong phòng tắm cũng có những thứ kỳ quặc như vậy. Đó là những tiếng ồn lạ thường".

Căn phòng 217 ma quái ở Khách sạn Stanley. (Reddit)
Căn phòng 217 ma quái ở Khách sạn Stanley. (Reddit)

Phòng 217 nơi nhà văn Stephen King nổi tiếng từng ở

Nhà văn Stephen King đã trải qua một đêm trong phòng 217 vào năm 1974. Do chẳng may bị mắc kẹt trong một cơn bão tuyết, ông và vợ đã tạt vào khách sạn Stanley nghỉ và đêm đó hai vợ chồng ông là những vị khách duy nhất của khách sạn.

Nhà văn King khi ấy kể rằng:Đó là ngày cuối cùng trong tuần. Mọi người đã rời đi và không ai vào, và chúng tôi nói với nhân viên khách sạn: 'Chúng tôi có thể đăng ký được không?'

Một nhân viên khách sạn nói với ông King rằng họ có thể ở lại nếu họ thanh toán bằng tiền mặt, vì khách sạn đã gửi lại biên lai tín dụng cho Denver.

Ông kể:Chúng tôi là những người duy nhất trong khách sạn vào tối hôm đó và gió thổi mạnh bên ngoài và các phòng đều trống rỗng”.

Đêm đó ông đã có cơn ác mộng lạ lùng nhất trong đời, ông mơ thấy con trai ông hoảng loạn gào thét, cố chạy qua các hội trường để trốn khỏi sự truy đuổi của một cây rìu cứu hỏa suốt dọc hành lang khách sạn.

Trải nghiệm đáng sợ đã giúp ông viết nên tiểu thuyết "The Shining".
Trải nghiệm đáng sợ đã giúp ông viết nên tiểu thuyết "The Shining". (Wikipedia)

Trải nghiệm đáng sợ đã giúp ông viết nên tiểu thuyết "The Shining". Ý tưởng về cuốn tiểu thuyết kinh dị kinh điển nhất nước Mỹ “Ngôi nhà ma ám” (The Shining) đã được hình thành trong đầu ông. King đã sử dụng khách sạn Stanley làm bối cảnh của cuốn tiểu thuyết.

Nội dung truyện xoay quanh một nhà văn nghiện rượu suốt mùa đông ở trong khách sạn và bị quỷ ám đến điên loạn, truy sát cả vợ con. Thậm chí khách sạn này còn nổi tiếng với bức ảnh "hồn ma".

Căn phòng số 217 được coi là nơi bị ma ám khủng khiếp nhất trong khách sạn. Nhiều người từng ở trong căn phòng này đều cảm giác như suýt chết, có một thế lực vô hình nào đó đang cố gắng siết cổ người ngủ trên giường.

Tầng 4 ma ám

Trên tầng 4, khách thuê phòng cũng đã nghe thấy tiếng trẻ con chạy xung quanh, cười nói và chơi đùa. Các hướng dẫn viên nói rằng đó là nơi mà các bảo mẫu và những đứa trẻ mà họ theo dõi sẽ dành nhiều thời gian trong ngày.

Các linh hồn không giới hạn ở người lớn. Các hướng dẫn viên du lịch cho biết hồn ma của một đứa trẻ mắc chứng tự kỷ cũng đi lang thang trong khuôn viên và thường nghịch tóc của khách.

Một bức ảnh khác được cho là hồn ma đang lởn vởn bên trong Khách sạn Stanley. (Reddit)
Một bức ảnh khác được cho là hồn ma đang lởn vởn bên trong Khách sạn Stanley. (Reddit)

Ngoài ra trong khuôn viên khách sạn còn có một nghĩa trang vật nuôi trên khu đất mà các hướng dẫn viên nói là nơi an nghỉ cuối cùng của một số con vật của chủ nhân. Các nhân viên nói rằng họ từng nhìn thấy bóng của một con mèo và một con chó đi lang thang xung quanh.

Trong những năm qua, nhiều người tuyên bố đã chụp được những bóng ma của khách sạn trên camera. Một trường hợp là vào năm 2016. Trong các chuyến tham quan khách sạn, các hướng dẫn viên cũng chia sẻ một số bức ảnh mà họ cho rằng thể hiện các linh hồn.

Một vị khách tên là Henry Yau, Giám đốc quan hệ công chúng của Bảo tàng Trẻ em Houston, đã chụp ảnh được một bóng ma phụ nữ đứng ở cầu thang của khách sạn Stanley. Yau cho biết anh đến Colorado du lịch và ghé thăm khách sạn huyền thoại, từng truyền cảm hứng cho nhà văn Stephen King viết nên tiểu thuyết “The Shining”, và nấn ná ở hành lang mong chụp được một tấm ảnh đẹp.

“Khi chụp xong, tôi không nhận ra bất kỳ điều gì kỳ lạ nhưng nhìn kỹ thì Trời ơi, bóng một người phụ nữ đang đứng tựa người vào cầu thang”, Yau kể lại.

Video phỏng vấn Henry Yau - người chụp bức ảnh hồn ma trên cầu thang ở Khách sạn Stanley:

Đông Bắc



BÀI CHỌN LỌC

Khách sạn Stanley: Một trong những địa điểm rùng rợn và ma ám nhất ở Mỹ