Kiểm soát những lo âu - Cách hay nhất để có một cuộc sống hạnh phúc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Những cảm xúc lo lắng, bất an có thể được xem là “bạn đồng hành đáng ghét” của bất kỳ ai trong chúng ta. Dù vậy, nếu áp dụng đúng phương pháp, bạn có thể khiến chúng ở trong tầm “kiểm soát” của mình...

Có câu nói rằng: “Chỉ có một cách hạnh phúc, đó là ngừng lo lắng về những điều nằm ngoài sức mạnh của ý chí”.

Có lẽ ai ai cũng không thể nhớ rõ đã bao nhiêu lần mình cảm thấy bất an, hay bao nhiêu lý do có vẻ “chính đáng" cho những âu lo ấy. Thực vậy, chúng ta dễ dàng lo lắng khi một vấn đề chưa được xử lý, một “mối đe dọa” về tình cảm, tài chính, danh tiếng… xuất hiện, hoặc giá trị hay mục tiêu của bản thân bị phá vỡ, v.v.

Tuy nhiên, thường xuyên “chấp nhận” cảm giác bất an có thể khiến chúng ta mắc các bệnh lý về thân thể như đau đầu, đau dạ dày, đau ngực hoặc đau lưng. Ngoài ra, cảm giác này còn khiến tâm trí chúng ta mệt mỏi với những triệu chứng như khó tập trung, tâm trí trống rỗng, hoặc rối loạn lo lắng.

thường xuyên “chấp nhận” cảm giác bất an có thể khiến chúng ta mắc các bệnh lý về thân thể như đau đầu, đau dạ dày, đau ngực hoặc đau lưng.
Thường xuyên “chấp nhận” cảm giác bất an có thể khiến chúng ta mắc các bệnh lý về thân thể như đau đầu, đau dạ dày, đau ngực hoặc đau lưng. (Ảnh: Shutterstock)

Bài viết dưới đây của nhà trị liệu Michael Courter người Mỹ chắc chắn sẽ giúp bạn hiểu về sự lo lắng và thoát khỏi những mối lo của bản thân.

Phản ứng của chúng ta trước sự bất an

Ngay từ đầu, để tránh việc phải chịu đựng cảm giác âu lo, nhiều người đã chọn cách rời xa tất cả những “nguy cơ” có khả năng gây ra sự lo lắng cho mình. Tuy nhiên điều này có thể khiến chúng ta hình thành thói quen trì hoãn đối với những việc cần thực hiện, kết quả là, chúng ta cảm thấy bất an hơn...

Đây là một ví dụ từ khách hàng của tôi có tên là Marci. Cô ấy phàn nàn với tôi về việc khó ngủ và thường xuyên tỉnh giấc với cảm giác hoảng loạn, khó thở kéo dài và tức ngực.

Nhiều người quen của Marci khuyên cô tập thể dục nhiều hơn để giảm tình trạng bất an này. Làm theo những lời khuyên ấy, cô đã đăng ký tập gym và cam kết sẽ tập luyện bốn lần mỗi tuần. Tuy nhiên, cam kết này trở thành một áp lực mới khiến cô ấy cảm thấy bồn chồn, lo lắng hơn. Cô trì hoãn việc đến phòng tập gym để dành thời gian tận hưởng những bộ phim dài tập yêu thích của mình. Sau đó, cô càng cảm thấy khó ngủ hơn và bất an hơn. Tuy việc trì hoãn không phải là lý do duy nhất cho tình trạng của cô, nhưng điều này khiến chúng ta phá vỡ các cam kết và kế hoạch của mình, thế là cảm giác lo âu lại đến...

Có những người đối phó với nỗi lo lắng của bản thân bằng cách cố gắng gánh vác thêm nhiều việc và hoàn thành chúng càng nhanh càng tốt. Họ vội vã để có thể làm hết nhiệm vụ này đến nhiệm vụ khác. Tuy nhiên việc vội vã như thế thường không mang lại kết quả công việc tốt. Một số người lại theo chủ nghĩa hoàn hảo. Họ tập trung vào từng chi tiết của nhiệm vụ nhưng lại không có tầm nhìn tổng thể, do đó, đôi khi, điều này khiến họ phí công vô ích.

Tóm lại, sự lo lắng xuất hiện khi bạn cố gắng tìm hiểu gốc rễ của vấn đề, chủ yếu là vì bạn không biết rõ ràng điều gì là nguyên do của mối lo ấy. Tâm trí của bạn trở nên “đầy” vì chứa rất nhiều thông tin.

sự lo lắng xuất hiện khi bạn cố gắng tìm hiểu gốc rễ của vấn đề, chủ yếu là vì bạn không biết rõ ràng điều gì là nguyên do của mối lo ấy. Tâm trí của bạn trở nên “đầy” vì chứa rất nhiều thông tin. 
Sự lo lắng xuất hiện chủ yếu là vì bạn không biết rõ ràng điều gì là nguyên do của mối lo ấy. Tâm trí của bạn trở nên “đầy” vì chứa rất nhiều thông tin. (Ảnh: Shutterstock)

Dưới đây là cách bạn đánh bại sự lo lắng của bản thân:

Hãy lập kế hoạch cho các việc

Lập một kế hoạch chi tiết là cách rất hiệu quả giúp bạn có thể đánh bại “con quái vật” lo lắng này. Điều này rất hiệu quả đối với các khách hàng của tôi. Họ thường phàn nàn về các cảm giác khác nhau: choáng ngợp, u sầu, xao lãng, chần chừ, vội vã hoặc quá cầu toàn. Thay vì chìm đắm trong những cảm xúc tiêu cực đó, hãy dành thời gian của bạn để lập kế hoạch cụ thể, với các bước như sau:

  1. Trước tiên, hãy viết ra những điều khiến bạn lo lắng. Chia chúng thành hai nhóm: một nhóm bao gồm những điều bạn có thể thay đổi và nhóm còn lại bao gồm những điều bạn không kiểm soát được.
  2. Tiếp theo, xem xét danh sách không kiểm soát được, gạch bỏ những điều ít có khả năng xảy ra và ngừng lo lắng về những điều đó. Khi những điều thuộc nhóm này xảy ra, hãy tin rằng bạn sẽ có thể chịu đựng được, và nhắc nhở bản thân rằng chúng ta không có lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận những điều không thể kiểm soát.
  3. Sau đó, xem xét danh sách những điều trong nhóm có thể thay đổi, đánh thứ tự ưu tiên cho mỗi việc từ 1 đến 10. Tiếp theo, phân loại và gán nhãn cho từng việc, ví dụ: dán nhãn D đối với các dự án, nhãn N đối với các nhiệm vụ.

Đối với các nhiệm vụ: có thể được thực hiện trong một bước với thời gian từ năm phút đến vài giờ như là đặt một cuộc hẹn.

Đối với các dự án: có thể chia thành nhiều nhiệm vụ nhỏ. Chẳng hạn, dọn dẹp và sắp xếp nhà kho có thể được xem là một dự án, với những nhiệm vụ nhỏ trong đó như: chuẩn bị dụng cụ, sắp xếp đồ đạc, v.v.

Hãy thực hiện ngay các nhiệm vụ của bạn theo thứ tự ưu tiên, và bạn sẽ thấy rằng sự lo âu không còn là một "căn bệnh khó trị" nữa!

My My (biên dịch)

Tác giả: Michael Courter
Theo theepochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Kiểm soát những lo âu - Cách hay nhất để có một cuộc sống hạnh phúc