Nếu Đức Phật hạ thế giảng Chính Pháp lúc này, làm sao chúng ta có thể nhận ra? (Radio)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chỉ là giả sử thôi, nếu Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thế giảng Pháp lúc này, liệu thế nhân có thể nhận ra Ngài là chân Phật xuống đây để cứu họ không?

Bạn có thể lắng nghe Pháp lý mà Đức Phật giảng để từ đó mà nhận ra Chính – Tà không? Liệu ma quỷ có thể không phỉ báng và cản trở con đường cứu độ chúng sinh của Phật không?

Minh tỏ Chính - Tà

Bởi vậy, minh tỏ Chính – Tà là để mỗi chúng ta có thể lựa chọn tương lai cho sinh mệnh của mình, cho dân tộc quốc gia mình. Bài viết thiển đàm về cách phân định Chính – Tà khi chúng luôn đồng tồn, khi ‘Tà’ luôn quy mô và giảo hoạt trong thế gian hỗn độn này…

Giả sử, chỉ là giả sử thôi, Đức Thế Tôn không xuất thế vào 2.500 năm trước, mà vào chính lúc này, Pháp mà Ngài truyền thế gian thời này, và gọi là Đạo ABC.

Giả sử, chỉ là giả sử thôi, Đức Thế Tôn không xuất thế vào 2.500 năm trước, mà vào chính lúc này, Pháp mà Ngài truyền thế gian thời này, và gọi là Đạo ABC.
Giả sử, chỉ là giả sử thôi, Đức Thế Tôn không xuất thế vào 2.500 năm trước, mà vào chính lúc này, Pháp mà Ngài truyền thế gian thời này, và gọi là Đạo ABC. (Tổng hợp)

Trong xã hội đương đại, tư tưởng con người quá phức tạp, nơi quá nhiều cám dỗ, dục vọng, nơi tư duy con người chịu ảnh hưởng lớn bởi truyền thông dẫn dắt… rất có thể, truyền thông “dòng chính” sẽ mô tả Pháp mà Đức Phật truyền, con đường mà Ngài dẫn đệ tử buông bỏ dục vọng, thất tình lục dục, bằng những cái tít như thế này:

  • Người theo tà đạo ABC không thờ cúng tổ tiên; phản truyền thống
  • Kinh hoàng tà đạo ABC khuyến khích đệ tử từ bỏ bố mẹ, vợ con, gia đình, công việc…
  • Tà đạo ABC lôi kéo một nhóm lớn người từ bỏ lao động, từ chối gia nhập xã hội…
  • Sự thống khổ của người mẹ có con theo tà đạo ABC: Con không nhận mẹ…

Vì chúng ta đã biết, đã minh tỏ rằng Pháp mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng từ 2.500 năm trước là một trong các Chính pháp chính truyền cho loài người, thực sự giúp con người thăng hoa cảnh giới, tư tưởng, đạo đức; tin và hành theo Pháp ấy con người có thể giải thoát khỏi luân hồi, sinh tử.

Bởi vậy, chúng ta hiểu một cách minh bạch rằng, theo Pháp tu của Đức Phật, là phải đi theo con đường Giới – Định – Huệ; là đi con đường như thế, theo cách như thế… Chúng ta trân quý những người chân chính chiểu theo lời Đức Thế Tôn để tu luyện, những người dám thoát khỏi vòng luẩn quẩn danh – lợi – tình để “phản bổn quy chân”, là quay trở về với bản nguyên sinh mệnh thần thánh của con người, là tính bản THIỆN, lương thiện.

Chúng ta đã minh tỏ rằng Pháp mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng từ 2.500 năm trước là một trong các Chính pháp chính truyền cho loài người, thực sự giúp con người thăng hoa cảnh giới, đạo đức.
Chúng ta minh tỏ rằng Pháp mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng từ 2.500 năm trước là một trong các Chính pháp chính truyền cho loài người, thực sự giúp con người thăng hoa cảnh giới, đạo đức. (Wikipedia)

Và cho dù số đông hay những người xung quanh họ, gồm cả người thân, bè bạn không lý giải hay phản đối họ, coi họ là “mê tín”, “mê muội”, “cuồng tín”… thì họ vẫn cứ một mực tin vào những lời Đức Phật giảng mà tu tâm, dưỡng tính, thiền định. Họ không chỉ tuân thủ luật pháp, sống thuần tịnh mà thấu tỏ theo Đạo, họ còn giúp giáo hóa dân chúng, duy trì đạo đức xã hội. Xã hội có nền tảng đạo đức tốt thì sẽ hưng thịnh.

Tuy nhiên, bao nhiêu người trong trào lưu phỉ báng Ngài, phỉ báng đồ đệ của Đức Phật có thể minh tỏ Chính – Tà, có thể trong mê mà lội ngược dòng tìm ra Chính Pháp?

Lịch sử đã để lại nhiều bài học đau thương về phỉ báng Chính Pháp do không minh tỏ được Chính – Tà. Con người, dân tộc, quốc gia đã phải trả giá không ít bởi sai lầm đàn áp Chính Pháp; đây là tội nghiệp lớn nhất của loài người.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Đức Chúa Jesus đã từng bị thế nhân phỉ báng

Đức Thế Tôn, Chúa Jesus – các bậc Chính Giác chân chính – vì con người thế nhân đã hạ phàm độ nhân. Các vị ấy đều có thật, đều được lịch sử ghi nhận, các vị ấy dùng thân thể người thường, mang nhục thân giống tất cả chúng ta để độ chúng ta.

Đức Thế Tôn, Chúa Jesus đều có thật, đều được lịch sử ghi nhận, các vị ấy dùng thân thể người thường, mang nhục thân giống tất cả chúng ta để độ chúng ta.
Đức Thế Tôn, Chúa Jesus đều có thật, đều được lịch sử ghi nhận, các vị ấy dùng thân thể người thường, mang nhục thân giống tất cả chúng ta để độ chúng ta. (Tổng hợp)

Thời Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, trong quá trình du phương hoằng hóa, thi thoảng Đức Phật cũng gặp phải sự chống phá của tà kiến ngoại đạo chính là Bà La Môn giáo. Khi Thế Tôn diệt độ, trải qua hơn 2.500 năm lưu truyền, Giáo Pháp của Ngài cũng gặp không ít sự chỉ trích, phê phán của những người có quan điểm bất đồng …

Khi còn tại thế, Chúa Jesus bị bắt và chịu xét xử trước Tòa Công Luận vì tội tuyên giảng “tà đạo” cho người dân, rồi bị đưa đi đóng đinh lên cây thập tự. Đến nay, nếu Công giáo không phù hợp với mục đích chính trị thì tôn giáo này cũng sẽ không tránh khỏi sự gán ghép là tà giáo của các Chính phủ.

Khi còn tại thế, Chúa Jesus bị bắt và chịu xét xử trước Tòa Công Luận vì tội tuyên giảng “tà đạo” cho người dân, rồi bị đưa đi đóng đinh lên cây thập tự.
Khi còn tại thế, Chúa Jesus bị bắt và chịu xét xử trước Tòa Công Luận vì tội tuyên giảng “tà đạo” cho người dân, rồi bị đưa đi đóng đinh lên cây thập tự. (Pxfuel)

Vì tâm nguyện từ bi vĩ đại này, các bậc Chính Giác ấy đã chịu muôn vàn phỉ báng, khổ đau. Song song với Pháp mà các bậc Chính Giác truyền xuống, hàng trăm hàng ngàn Tà giáo cũng xuất thế. Tại sao? Bởi đó là lý tương sinh tương khắc của Vũ trụ này: Có Chính thì có Tà, có Tốt thì có Xấu, có Phật thì có Quỷ… Trong sự hỗn độn đó, trong cõi mê đó, con người phải lựa chọn, dùng lý trí, mở rộng trái tim để nhận biết Chính – Tà.

Thế gian hỗn độn, làm thế nào để phân định Chính giáo – Tà giáo?

Chính và Tà ấy, không phải do một chính phủ hoặc một ai đó gán cho một pháp tu là chính hoặc tà thì pháp tu ấy là chính/tà, bởi Chính phủ ấy, cá nhân ấy họ còn nhận định dựa trên các chuẩn mực của chính trị, thế thời, của tình cảm mà họ tin tưởng. Chính hay Tà có thể nhận biết từ chính Pháp lý của Pháp môn đó.

Pháp môn tu luyện nào đặt ra yêu cầu cao về tiêu chuẩn đạo đức – thì pháp môn đó nhất định là Chính giáo. Người tu trong Pháp môn ấy tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức cao thượng và nghiêm khắc của pháp môn ấy thì người đó đang đi đường Chính đạo trong Pháp môn đó.

Ngược lại, người tu trong Chính giáo nhưng lại không tuân thủ yêu cầu của Pháp môn đó, bề ngoài chạy theo hình thức của Pháp môn đó, nhưng bên trong không chân chính nâng cao Đạo Đức theo yêu cầu của Pháp môn, mà nuôi dưỡng dục vọng thì bản thân họ là theo Tà đạo. Nếu chùa chiền, nhà thời, các trụ trì, phương trượng, linh mục... dẫn dắt người khác nữa thì trăm ngàn lần nguy hiểm.

Người tu luyện không ngừng tu sửa bản thân, nâng cao tiêu chuẩn đạo đức thì là đang đi theo Chính đạo. Ngược lại người bề mặt vẫn duy trì hình thức nhưng trong tâm không cải biến, thì người đó đích thị là đang đi theo Tà đạo. (Pixabay)
Người tu luyện không ngừng tu sửa bản thân, nâng cao tiêu chuẩn đạo đức thì là đang đi theo Chính đạo. Ngược lại người bề mặt vẫn duy trì hình thức nhưng trong tâm không cải biến, thì người đó đích thị là đang đi theo Tà đạo. (Pixabay)

Yêu cầu đạo đức trong Phật giáo, Thiên Chúa giáo và kể cả Do Thái giáo có sự tương đồng rất lớn: Tất cả Phật tử, con chiên không nói dối (CHÂN), chế ngự dục vọng, từ bi (THIỆN) và nhẫn nại chịu khổ nạn, coi mọi khó khăn, bất công trong cuộc đời như món nợ cần hoàn trả, coi như cơ hội để đề cao tâm chính và phát tâm từ bi (NHẪN).

Vì những yêu cầu nghiêm khắc và cao thượng về đạo đức như vậy, những pháp môn tu luyện này trở thành Chính giáo từ hàng ngàn năm qua. Dù nhiều Chính phủ (xuyên suốt lịch sử từ khi Chính giáo xuất hiện) từng đàn áp hay không công nhận thì họ vẫn là Chính giáo – bởi đơn giản là họ tuân theo các nguyên lý của vũ trụ để tu tâm tính, để đạt tiêu chuẩn tâm tính cao thượng hơn.

Dục vọng, lòng tham của con người không ngừng biến đổi và bành trướng, vì thế nếu dùng những tiêu chuẩn dựa trên lợi ích của người thường (hay chính phủ) để phán xét một tín ngưỡng là chính hay tà là không thể chấp nhận. (Pixabay)
Dục vọng, lòng tham của con người không ngừng biến đổi và bành trướng, vì thế nếu dùng những tiêu chuẩn dựa trên lợi ích của người thường (hay chính phủ) để phán xét một tín ngưỡng là chính hay tà là không thể chấp nhận. (Pixabay)

Ngược lại với Chính giáo, Tà giáo có thể nhận biết từ chính giáo lý của nó.

– Khuyến khích việc truy cầu để đắc được những điều tốt đẹp trong cõi người như tiêu tai, giải nạn, phát tài, sinh con trai… mà không phải qua quá trình thống khổ, nhẫn nại tu tâm, sửa tính hay rèn luyện (như Thiền định, tập Khí công...).

Những lập luận giống như “mang miệng đến tâu, mang đầu đến khấn để Phật Thánh Cha Mẹ nhận mặt điểm tên, chứng cho…”, “có kêu, có cầu thì các Ngài mới biết, mới thương mà cho”, vì tin rằng cầu khấn mà đắc, thì họ sẽ ngày một coi nhẹ việc rèn tâm sửa tính, sự truy cầu của họ ngày một lớn, dục vọng vì thế cũng ngày một lớn, dục vọng lớn đến đâu, tâm tính rớt xuống đến đấy.

Đó là con đường đi ngược lại với Chính giáo. Chính giáo yêu cầu buông bỏ hết các dục vọng này, hướng con người “tùy kỳ tự nhiên”, “vô sở cầu nhi tự đắc”: Không cầu thì sẽ tự được mới là điều tốt đẹp, cái gì mình đáng có được thì sẽ có, tất thảy những thứ có được đều là do phúc phận, do biết giữ ĐỨC mà ra..

Chính giáo yêu cầu buông bỏ hết các dục vọng người thường. Còn tà giáo khuyến khích việc truy cầu để đắc được những điều tốt đẹp trong cõi người như tiêu tai, giải nạn, phát tài, sinh con trai… (Wikimedia Commons)
Chính giáo yêu cầu buông bỏ hết các dục vọng người thường. Còn tà giáo khuyến khích việc truy cầu để đắc được những điều tốt đẹp trong cõi người như tiêu tai, giải nạn, phát tài, sinh con trai… (Wikimedia Commons)

– Khuyến khích con người phải hủy hoại sinh mệnh của mình, của người khác hoặc của súc vật… để hiến tế cho “THẦN” ở không gian khác. Họ tin rằng việc hiến tế sẽ cảm động “Thần”, và sinh mệnh bị hiến tế (có thể gồm cả sinh mệnh của họ) sẽ được về với thế giới của Thần. Đây là tà thuyết đi ngược lại với Từ bi của các Chính giáo: Không sát sinh, yêu thương muôn loài, trân quý nhân duyên được làm người.

– Phủ nhận sự tồn tại của THẦN (vô thần luận), hoặc của Chính Thần, phủ nhận sự tồn tại của mọi không gian khác, khuyến khích con người phải nói dối, tranh đấu để tồn tại.

Bởi vì, khi không tin vào sự tồn tại của Thần, không tin vào các quy luật của vũ trụ như Nhân – Quả thì điều ác nào con người cũng dám làm, họ dám hành ác vì họ không tin họ chịu quả báo, dám hành ác vì nghĩ chỉ có một đời này để sống thôi, sống cho tốt thì phải “tranh đoạt” của người khác, vì thế họ tổn Đức, Đức mà hết thì chẳng còn gì: Tiền bạc, hạnh phúc, sự nghiệp, và cả sinh mạng cũng hết theo.

Mỗi một Chính giáo, đều có các Thần, Phật– các bậc Giác giả vĩ đại duy hộ cho Pháp môn của họ. Việc phỉ báng Chính giáo chỉ vì lợi ích cá nhân, vì lợi ích chính trị, vì chưa tìm hiểu Pháp lý chân chính, vì bị đầu độc mà không tự biết là tội nghiệp lớn nhất của con người, là bất hạnh lớn nhất của mọi sinh mệnh trong vũ trụ này, dù vô tình hay hữu ý.

Bởi vậy, minh tỏ Chính – Tà để thủ Đức, tích Đức, bày tỏ thái độ trân trọng thích đáng với Chính giáo, với cái Thiện sẽ mang lại vinh diệu, phúc phận cho mỗi cá nhân, dân tộc hay quốc gia là vì vậy.

Đón đọc: Adolf Hitler và Đảng Quốc xã – tà giáo kinh hoàng của thế kỷ 20: Kẻ độc tài vô Thần tàn bạo

Trà Nguyễn



BÀI CHỌN LỌC

Nếu Đức Phật hạ thế giảng Chính Pháp lúc này, làm sao chúng ta có thể nhận ra? (Radio)