‘Làng bán thận’ ở Nepal: Ai cũng có vết sẹo

Giúp NTDVN sửa lỗi

Không chỉ Nepal mà ngay cả nhiều nơi trên thế giới cũng có một chuỗi công nghiệp đen như vậy, có rất nhiều người nghèo, thiếu hiểu biết muốn thay đổi vận mệnh của mình bằng cách bán thận.

Ở Pakistan, người nghèo cũng buộc phải bán thận để kiếm sống

Người bán thận thường nhận được 2.500 đô la Mỹ, nhưng đôi khi họ nhận được ít hơn một nửa mức giá này, trong khi người ghép thận phải trả từ 6.000 đến 12.000 đô la Mỹ.

Có ít nhất 20 phòng khám ghép thận ở Pakistan, và khoảng 10% bệnh nhân là người nước ngoài, nhiều người đến từ Trung Đông, cũng như người châu Âu.

“Du lịch ghép thận” từng trở thành đặc trưng của Pakistan, bởi việc mua bán thận bị nghiêm cấm ở châu Âu, châu Mỹ và các nước khác, đồng thời có một lượng lớn bệnh nhân chờ được ghép thận.

Vì vậy, bệnh nhân Âu Mỹ chọn tìm nguồn thận tại Pakistan nghèo khó, họ chỉ cần trả 6.000 - 12.000 đô la Mỹ để có được nguồn thận, đồng thời hoàn thành phẫu thuật ghép và theo dõi điều trị phục hồi chức năng tại địa phương. Số tiền này không là gì đối với họ.

Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở Bangladesh

Ở ngôi làng Kale của Bangladesh, hầu hết mọi hộ gia đình đều có một quả thận ‘đem bán’.

Sau khi bị ‘dụ dỗ’, nhiều người dân trong làng đã đồng ý phẫu thuật cắt bỏ thận tại các phòng khám và sau đó được bán trên thị trường chợ đen. Những người khác bị bọn buôn người trực tiếp mổ xẻ, thận của họ bị lấy đi mà họ không hề hay biết.

Sau khi bị ‘dụ dỗ’, nhiều người dân trong làng đã đồng ý phẫu thuật cắt bỏ thận tại các phòng khám và sau đó được bán trên thị trường chợ đen. (Ảnh minh họa: Pixabay)

Còn có Ấn Độ

Trong thời kỳ dịch bệnh bị phong tỏa kéo dài khiến cuộc sống của đông đảo người dân nghèo càng thêm túng quẫn, để đổi khẩu phần ăn, một số người đã tỏ ý muốn bán thận.

Bán thận đã trở thành rơm rạ cứu đời của những người dân nghèo ở các nước lạc hậu, thật đáng thương và đáng ‘xấu hổ’.

Và điều kinh hoàng ở Afghanistan là gì?

Điều kinh hoàng là ở Afghanistan chính phủ đã công khai mời chào khách hàng mua thận.

Afghanistan chiến tranh trong nhiều năm, cộng với điều kiện sản xuất nông nghiệp ở địa phương kém nên Afghanistan luôn là một trong những quốc gia thiếu đói nhất thế giới. Ở mảnh đất cằn cỗi, chiến tranh này, việc mua bán thận lại càng tràn lan.

Hàng người dài dằng dặc đứng trước cổng bệnh viện với một mục đích duy nhất là bán thận. Chính quyền không những phớt lờ việc này mà còn khuyến cáo họ: “Đừng làm việc nặng nhọc, hãy đi bán thận”.

Rốt cuộc, đối với một chính phủ kém năng lực thế nào đi nữa cũng có thể giúp người dân bần cùng giải quyết vấn đề đói nghèo, sao có thể bảo họ bán thận lấy tiền một cách chóng vánh như vậy?

Còn Iran thì sao?

Ở Iran, việc mua bán thận được hợp pháp hóa trực tiếp, bên ngoài bệnh viện nơi thực hiện ca ghép tạng, các bức tường treo đầy quảng cáo bán thận, ví như câu: “Loại A, 25 tuổi, tôi muốn bán thận”.

Iran cũng là quốc gia duy nhất trên thế giới bán thận hợp pháp.

Dù là Nepal, Pakistan, Iran và các quốc gia khác, dù hợp pháp hay bất hợp pháp, nhiều người đều sử dụng việc bán thận như một biện pháp cuối cùng. Nguyên nhân sâu xa vẫn là hai chữ: nghèo đói.

Chuỗi công nghiệp nội tạng của con người có thể tồn tại trong một thời gian dài, và lý do của các cuộc đả kích liên tục không chỉ vì nghèo đói!

Việc buôn bán nội tạng như thận đã mang lại lợi nhuận khổng lồ cho các bên, mặc dù một số nước nghèo đã cấm theo luật nhưng họ không có biện pháp cụ thể nào để ngăn chặn hoạt động buôn bán này. Bởi vì giao dịch nhuốm máu người này được bao bọc trong một lớp vỏ tách biệt và biến thành một giao dịch ngầm đen tối.

Việc mua bán nội tạng không những không giải quyết được tình trạng đói nghèo mà còn làm trầm trọng thêm tình trạng bất công và tệ nạn xã hội. Mặt khác, vì các bộ phận cơ thể người có thể được cấy ghép nên nguồn lực rất khan hiếm và nhu cầu rất lớn.

Việc mua bán nội tạng không những không giải quyết được tình trạng đói nghèo mà còn làm trầm trọng thêm tình trạng bất công và tệ nạn xã hội. (Ảnh: Mandy Cheng/AFP via Getty Images)

Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có khoảng 2 triệu người có nhu cầu ghép tạng, số lượng tạng hiến còn kém xa so với nhu cầu. Mỗi ngày, hơn 20 người chết trong hy vọng và tuyệt vọng khi chờ được ghép tạng.

Nhưng để giải quyết lỗ hổng trong việc cấy ghép nội tạng, một cách là hiến tặng tự nguyện, cách thứ hai là tạng nhân tạo, và cách thứ ba là ghép tạng.

Nói cách khác, nếu không dẹp được nạn buôn bán ngầm của chuỗi mua bán thận thì không giải quyết được tình trạng nghèo của người bán thận. Do thiếu nội tạng người nên việc mua bán nội tạng chắc chắn sẽ tồn tại lâu dài.

Nói đến đây, có thể thấy rằng, vì nghèo túng mà người dân tình nguyện đi bán thận lấy tiền sinh sống. Tối thiểu họ cũng hiểu rõ hành động của mình và “đồng ý” bán thận lấy tiền.

Nhưng tại Trung Quốc thì sự thật khủng khiếp không thể tưởng tượng

Tại Trung Quốc, phần lớn các tù nhân lương tâm bị cưỡng ép “mổ cướp” nội tạng một cách vô nhân đạo, số tiền kếch xù nhuốm máu tanh này lọt vào túi quan chức và những thành viên liên quan, trong khi xác người thì bị đốt hoặc phi tang dưới nhiều hình thức. Có lẽ chết rồi mà họ còn chưa hết bàng hoàng vì sao mình chết, vì sao mình lại ‘bán’ thận, vì sao… và vì sao…?

Vào tháng 11 năm 2017, một bộ phim tài liệu của Đài Truyền hình Hàn Quốc phát sóng như sau:

Các nhà báo đóng vai khách hàng đã sử dụng camera giấu kín, bí mật ghi lại hình ảnh một y tá nói rằng trước hôm họ đến, khoa cấy ghép quốc tế đã thực hiện một ca ghép tuyến tụy, ba ca ghép thận và bốn ca ghép gan. Bệnh viện này còn bố trí chỗ ở cho bệnh nhân ghép tạng đến từ các khu vực khác của Châu Á và Trung Đông tại một khách sạn gần đó. Trung tâm cấy ghép tại Thiên Tân này ước tính thực hiện hàng ngàn ca cấy ghép mỗi năm. Bệnh nhân nước ngoài được cho biết họ chỉ phải đợi vài ngày hay vài tuần, có thể sớm hơn nếu số tạng hiến cho bệnh viện nhiều hơn.

Ông Arthur Caplan, giáo sư về đạo đức sinh học tại Trường Y khoa của Đại học New York, viết trong lời nói đầu của bản báo cáo: “Báo cáo đặc biệt, toàn diện và được ghi chép rất đầy đủ này cho thấy Trung Quốc tiếp tục cho phép việc lạm dụng nhân quyền và đạo đức tối thiểu đối với công dân nước này trong việc cho phép giết người để lấy nội tạng phục vụ các ca cấy ghép.”

“Báo cáo đặc biệt, toàn diện và được ghi chép rất đầy đủ này cho thấy Trung Quốc tiếp tục cho phép việc lạm dụng nhân quyền và đạo đức tối thiểu đối với công dân nước này trong việc cho phép giết người để lấy nội tạng phục vụ các ca cấy ghép.” (Ảnh: Getty)

Giám đốc điều hành của COHRC, bà Grace Yin, phát biểu rằng con số chính thức về các ca cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc, từ 10.000 đến 15.000 ca mỗi năm, là quá thấp. Theo bà, chỉ một vài bệnh viện ở Trung Quốc đã có thể thực hiện được nhiều hơn thế.

Ví dụ, COHRC ước tính chỉ riêng Trung tâm Cấy ghép Nội tạng phương Đông ở Thiên Tân đã có khả năng tiến hành từ 6.000 đến 8.000 ca phẫu thuật mỗi năm. Giám đốc Trung tâm Cấy ghép Gan tại Đại học Bắc Kinh, Châu Kế Nghiệp, công bố vào năm 2013 rằng trung tâm của ông thực hiện 4.000 ca ghép gan trong một năm.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng số nội tạng từ những người hiến tặng đã đăng ký và các bệnh nhân đã qua đời ở các Bộ phận Điều trị Tích cực, như chính quyền cộng sản Trung Quốc trích dẫn, vẫn không đủ để đáp ứng số ca ghép tạng thực tế, ngay cả với con số 15.000 ca mà chính phủ nước này thừa nhận.

Thế giới nói gì về nạn ghép tạng ở Trung Quốc?

Một báo cáo khác mới đây của tổ chức Tổ chức Thế giới về Điều tra Cuộc bức hại Pháp Luân Công (WOIPFG) đã bác bỏ tuyên bố của Hoàng Khiết Phu, người phát ngôn hàng đầu của Trung Quốc về vấn đề cấy ghép tại Hội nghị Y tế Thế giới hồi tháng 5 năm 2018 diễn ra tại Geneva. WOIPFG là một mạng lưới phi chính phủ gồm các nhà nghiên cứu các vụ vi phạm nhân quyền đối với người tu luyện Pháp Luân Công ở Trung Quốc suốt 19 năm qua.

WOIPFG lưu ý rằng bản thân ông Hoàng “bị tình nghi là một trong những thủ phạm chính của tội ác diệt chủng – thu hoạch nội tạng sống – của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhắm vào các học viên Pháp Luân Công.” Báo cáo cho rằng, cá nhân ông Hoàng là “nghi phạm hình sự cần được điều tra”, chứ không phải người trung gian đáng tin cậy, xứng đáng với sự tin tưởng của các quan chức y tế quốc tế.

Nạn ghép tạng ở Trung Quốc liên quan gì đến cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân?

Vào tháng 9 năm 2014, WOIPFG có một bản thu âm ghi lại cuộc trò chuyện với Bạch Thư Trung, nguyên Trưởng phòng Y tế, Tổng cục Hậu cần Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Trong đoạn ghi âm, ông Bạch có nói: “Hồi đó, Chủ tịch Giang [Giang Trạch Dân, cựu Tổng bí thư ĐCSTQ]” đã ban hành một mệnh lệnh yêu cầu chúng tôi phát triển ngành kinh doanh cấy ghép nội tạng. Sau khi mệnh lệnh của Chủ tịch Giang được ban hành, chúng tôi đã làm rất nhiều việc chống lại Pháp Luân Công.”

Chính quyền Trung Quốc đã luôn phủ nhận hành vi thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm và tuyên bố rằng họ đã thiết lập một hệ thống hiến tạng. Tuy nhiên, tạp chí Forbes đã viện dẫn một bài báo từ Tạp chí Đạo đức Y khoa BMC (BMC Medical Ethics) xuất bản vào ngày 16 tháng 11 năm 2019, rằng chính quyền cộng sản đã ngụy tạo dữ liệu trong Hệ thống Phản ứng Cấy ghép Nội tạng Trung Quốc (COTRS) một cách kỹ lưỡng để che đậy tội ác giết người hàng loạt này.

Các học viên Pháp Luân Công diễn lại khung cảnh tội ác mổ cướp nội tạng của ĐCSTQ tại Áo. (Ảnh: Getty)

Tất cả những bài báo này đều đi đến cùng một kết luận

Báo chí quốc tế lần đầu tiên đưa tin về tội ác thu hoạch nội tạng do nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn vào đầu tháng 3 năm 2006. Các bài báo cho hay, có hơn 36 trại tập trung, kể cả Tô Gia Đồn, đã cưỡng bức mổ lấy nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống.

Vào tháng 2 năm 2012, Vương Lập Quân, cựu cảnh sát trưởng thành phố Trùng Khánh đã xin tị nạn tại Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Trùng Khánh. Ông đã giao nộp cho chính phủ Hoa Kỳ một số tài liệu, trong đó có các bằng chứng khả quan của tội ác thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc.

Ông David Matas, luật sư nhân quyền người Canada, gọi nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng là “một tội ác chưa từng có trên hành tinh này”.

Nghị sỹ Canada Borys Wrzesnewskyj cũng đã mô tả vấn nạn này như “tội ác đen tối nhất của thời đại ngày nay”.

Ngoài việc lên án chính quyền Trung Quốc, một số quốc gia đã xây dựng các đạo luật nhằm ngăn công dân của họ thực hiện việc cấy ghép nội tạng bất hợp pháp ở Trung Quốc, bao gồm Israel, Tây Ban Nha, Ý, Na Uy, Bỉ và Đài Loan.

Bách Diệp (t/h)



BÀI CHỌN LỌC

‘Làng bán thận’ ở Nepal: Ai cũng có vết sẹo