Lãng phí lương thực tự gây họa, tiết kiệm tăng tuổi thọ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trên trái đất có bao nhiêu người đang bỏ thức ăn thừa trong ba bữa một ngày? Bao nhiêu người còn nhớ câu ca dao: “Ai ơi bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”?

Nguyên nhân lãng phí lương thực

Những năm gần đây, báo cáo của các tổ chức quốc tế và nhiều quốc gia khác cho thấy, tình trạng lãng phí thực phẩm rất nghiêm trọng ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Các chuyên gia khuyên người tiêu dùng nên mang thực phẩm còn thừa về nhà, và nói với họ rằng thực phẩm vẫn có thể sử dụng được khi đến kỳ hạn. Trên mạng có người nhắc nhở: “Bình thường lúc có hãy nghĩ tới lúc không có, lúc không có nghĩ tới lúc có”.

Có người còn cảnh báo, lãng phí lương thực không chỉ chịu quả báo mà còn tạo thành gánh nặng trên trái đất.

Theo số liệu công bố gần đây của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), 1/3 lượng lương thực trên thế giới bị thất thoát hoặc lãng phí trong quá trình thu hoạch và tiêu thụ hàng năm, lên tới khoảng 1,3 tỷ tấn.

Ủy ban An ninh lương thực thế giới (CFS) mới đây đã công bố báo cáo “Lãng phí và thất thoát lương thực trong các hệ thống lương thực bền vững” sau cuộc họp cấp cao năm 2014. Các chuyên gia đã phát hiện ra rằng, thiếu thời gian thu hoạch đúng kế hoạch, phương pháp sản xuất thô sơ, phương pháp bảo quản và quản lý nhiệt độ không phù hợp, là những lý do chính khiến thực phẩm bị lãng phí.

Sự lãng phí thực phẩm do tiêu dùng rõ ràng hơn ở các nước phát triển. Người tiêu dùng thường mua nhiều thực phẩm hơn mức họ thực sự cần. Thói quen nấu nướng và ăn uống cũng có thể gây lãng phí, và các chiến lược tiếp thị cũng có tác động.

Ở các quốc gia có thu nhập thấp, thất thoát và lãng phí thực phẩm nhiều là do thiếu điều kiện bảo quản thích hợp, năng lực vận chuyển không đủ để đưa thực phẩm đến các nhà máy chế biến, và thị trường đại chúng hoặc cửa hàng bán lẻ thường quá nhỏ, quá đông đúc, không hợp vệ sinh và không có cơ sở làm lạnh. .

Tiền là của bạn tài nguyên là của mọi người

Một viện sĩ của Viện Khoa học Trung Quốc từng cho biết, số liệu khảo sát những năm gần đây cho thấy Trung Quốc đã trở thành một trong những quốc gia lãng phí nhất thế giới trong việc tiêu thụ thực phẩm. Một nguyên nhân quan trọng dẫn đến lãng phí là tiêu tốn công quỹ, nếu ăn gì cũng trả tiền thì mọi người sẽ không lãng phí nhiều như vậy.

Một bài báo được lan truyền trên Internet với tiêu đề "Người Trung Quốc bị khiển trách vì ăn uống ở Đức: Tiền là của bạn, tài nguyên là của mọi người". Một phụ nữ trong nhà hàng buộc tội họ lãng phí thức ăn và gọi cho nhân viên an sinh xã hội.

Nhân viên của cơ quan an sinh xã hội ra lệnh phạt 50 mác, trịnh trọng nói: "Quý vị cần ăn bao nhiêu cũng có thể đặt hàng! Tiền thuộc về quý vị, nhưng tài nguyên thuộc về toàn xã hội. Có rất nhiều người ở thế giới vẫn còn thiếu tài nguyên. Có thể và không có lý do gì để lãng phí!"

Khi Thủ tướng Đức Angela Merkel đến thăm Trung Quốc vào năm 2007, vì cảm thấy nơi đây quá sang trọng, bà đã từ chối ở trong phòng tổng thống của khách sạn được sắp xếp sẵn ở Nam Kinh, và nhất quyết ở trong những phòng hạng thương gia bình thường. Bà Merkel không vào khu VIP ăn sáng mà đến nhà hàng Tây như những vị khách bình thường, đích thân đến bàn ăn để gắp thức ăn, khi chẳng may làm rơi chiếc bánh mì xuống đất, bà đã nhặt lên và đặt nó trên đĩa của riêng mình.

Vào thời điểm đó, một số phương tiện truyền thông đã viết rằng, công chúng Trung Quốc đã bị sốc trước những gì bà Merkel đã làm so với sự xa hoa và lãng phí của các quan chức Trung Quốc. "Bà Merkel đã cho người Trung Quốc một 'hậu lễ', chính là ‘giáo dục con người bằng hành động gương mẫu’".

Số người đói trên thế giới vượt quá 800 triệu

Theo báo cáo của Liên hợp quốc, thế giới vẫn còn hơn 800 triệu người bị đói, tương đương 1/9 dân số thế giới. Ở châu Phi cận Sahara, hơn một phần tư dân số bị suy dinh dưỡng kinh niên, trong khi châu Á, khu vực đông dân nhất thế giới, có số lượng người đói cao nhất là 526 triệu người.

Theo thống kê, cứ mỗi phút lại có người trên thế giới chết đói. Ở những vùng núi xa xôi và nghèo khó của Trung Quốc, nhiều người vẫn thiếu ăn thiếu mặc. Ngay cả ở Đài Loan, thậm chí ở Hoa Kỳ cũng có người chết đói.

Thần ban cho lương thực

Phật gia giảng, trong đời mỗi người có ngần nào lương thực là đã được định từ trước. Nếu một người trong nửa đầu cuộc đời sống lãng phí, thì khi về già sẽ không đủ lương thực để ăn, kết quả là không có cơm ăn, tuổi thọ sẽ bị rút ngắn vì thiếu lương thực.

Chúng ta thường nghe những lời dạy của các cụ già: từng miếng cơm, từng miếng thức ăn mà chúng ta ăn đều là của Trời ban, không được lãng phí.

Người xưa có một câu nói phổ biến rằng tiết kiệm là quý phúc, người thanh đạm trong mệnh định chỉ sống tới 60 tuổi, nhưng vì rất tiết kiệm, đến 60 tuổi thì phúc không cạn, thọ được kéo dài thêm 20 năm cho đến 80 tuổi. Có người mệnh được sống đến 80 tuổi nhưng không biết tiết kiệm, tiêu tiền như nước; đến năm 50 tuổi phúc đức đã dùng hết, kết quả lộc hưởng hết thì người chết.

Cơ Đốc giáo cũng nói rằng, vạn vật trên đời đều do Thượng Đế tạo ra và ban cho con người sử dụng, dù có giàu sang phú quý đến đâu, có thứ gì không đến từ Thượng Đế? Từ kinh Cựu Ước đến kinh Tân Ước, Cơ Đốc giáo không khuyến khích hay dung thứ cho sự phung phí của cải vật chất của con người. Từ xa xưa, các Kitô hữu đã tạ ơn Thiên Chúa Cha ban thức ăn cho trước khi ăn.

Thầy phong thủy: Lãng phí thức ăn là điềm xấu

Hugo nói: cơn đói đầu tiên của loài người là sự thiếu hiểu biết. Đằng sau những hiện tượng lãng phí đa dạng đang tồn tại trong xã hội, tiêu dùng như thích đồ sang, sùng ngoại, sĩ diện...

Một thầy phong thủy từng nói rằng, ngay cả ở những nơi thời tiết tốt trong nhiều thập kỷ, nếu dân làng tùy tiện làm hỏng ngũ cốc và rắc gạo trắng xuống đất thì đó là một điềm xấu.

Ở một số ngôi làng cổ, khi người trong làng bắt đầu không đủ ăn, trẻ con đói hoa mắt không đi học, các cụ già trong làng nói: “Không trách được người khác, là tại chính mình, không dạy con nhỏ biết sự khó khăn, thật lãng phí! Bánh bao bột trắng cắn vài miếng là vứt đi! Kìa một bát lại một bát thức ăn thừa đổ vào thùng rác, gia đình có bao nhiêu của cải cũng không chống đỡ được sự bại hoại như vậy! Gặp phải đại nạn, hiểu rồi! Đã quá muộn!”

Theo thống kê, đến năm 2050, loài người sẽ tiêu thụ từ 10 nghìn tỷ đến 13 nghìn tỷ mét khối nước mỗi năm để sản xuất lương thực, gấp 2,5 đến 3,5 lần lượng nước tiêu thụ toàn cầu hiện nay. Nếu một nửa số lương thực tiếp tục bị lãng phí, tương đương với việc lãng phí 5 nghìn tỷ đến 6 nghìn tỷ mét khối nước trên toàn cầu mỗi năm.

Theo dữ liệu được công bố trên tạp chí Global Science năm 2009, lượng khí thải carbon khi sản xuất 1 kg thịt bò tương đương với lượng khí thải carbon khi lái xe 75 km. Khi chất thải thực phẩm do người dân thải ra được đốt cùng với các chất thải khác, 1 tấn chất thải sẽ được chuyển thành 4000-7000 mét khối khí và thải vào không khí sau khi đốt, một phần đáng kể trong số đó bao gồm chất gây ung thư hạng nhất dioxin và hàng chục chất độc hại, khí khó phân huỷ.

Người xưa nói: lãng phí thức ăn bị Trời phạt. Một trong những thủ phạm gây ô nhiễm không khí, cạn kiệt nguồn nước, hủy hoại đất do sản xuất quá nhiều thuốc trừ sâu và phân bón, tàn phá vô số cánh rừng chính là "lãng phí thực phẩm ". Có thể nói thẳng ra, bạn lãng phí đồ ăn, lương thực cũng tương tự như muốn “Trời phạt”.

Tác giả: Zheng Xiaoqi - Epochtimes

Tố Như biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Lãng phí lương thực tự gây họa, tiết kiệm tăng tuổi thọ