Hình ảnh kinh hoàng về lũ lụt ở Trung Quốc: Dân trắng tay chỉ trong chốc lát

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hơn 15 triệu người dân ở miền nam Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi trận lụt tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ với lượng mưa lớn bất thường nhấn chìm và cuốn trôi nhà cửa.

Dịch viêm phổi Vũ Hán chưa qua, Trung Quốc đã phải hứng chịu những trận mưa lớn liên tục. Nước lũ cuồn cuộn chảy qua những con phố trong thị trấn, nhấn chìm nhiều tòa nhà, phố xá khắp miền nam Trung Quốc.

Những trận mưa thế kỷ gây thiệt hại nặng nề

Ngày 2/7, Trung Quốc thông báo sự xuất hiện "hồng thủy số 1 năm 2020" ở thượng nguồn sông Dương Tử khi dòng chảy đổ về hồ chứa đập Tam Hiệp tương đương trận lũ lớn năm 1998. Theo CGTN, trận lũ có tốc độ dòng chảy lên tới 50.000 m3/giây.

Theo thống kê mới nhất của Bộ Quản lý Tình trạng khẩn cấp Trung Quốc, thảm họa lũ lụt khiến 15,67 triệu người tại 26 tỉnh bị ảnh hưởng, 106 người chết và mất tích, hơn 13.000 ngôi nhà bị cuốn trôi và ước tính thiệt hại kinh tế là 36 tỷ nhân dân tệ.

Quan chức Bộ Tài nguyên Nước Trung Quốc (MWR) Vương Trương Lập hôm 1/7 cho biết kể từ tháng 6, 250 con sông trên khắp Trung Quốc đã chứng kiến lũ lụt trên mức cảnh báo, chủ yếu ở các khu vực Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Hồ Nam, Hồ Bắc, Giang Tây, Tứ Xuyên, Trùng Khánh và An Huy.

Nước lũ bao quanh một ngôi làng ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc vào tháng 6.
Nước lũ bao quanh một ngôi làng ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc vào tháng 6. (Getty)
Đường phố ngập nước và các tòa nhà bị nhấn chìm ở Mianning, phía tây nam tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc vào ngày 27/6.
Đường phố ngập nước và các tòa nhà bị nhấn chìm ở Mianning, phía tây nam tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc vào ngày 27/6. (Getty)

Một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Hồ Bắc - cũng là nơi khởi phát dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán vào tháng 12/2019. Nhiều hình ảnh, video cho thấy nước lũ cuốn theo bùn ngập đến thắt lưng, nhiều người còn mắc kẹt trong xe hơi tại thành phố Nghi Xương - thành phố lớn thứ hai, nằm phía tây tỉnh Hồ Bắc, chắn cửa phía đông của đập Tam Hiệp. Thị trấn du lịch Dương Châu đã trải qua một trận mưa thế kỉ mà một quan chức gọi là sự kiện có một không hai, theo The New York Times.

Tại Sơn Đông, theo tạp chí Southern Weekly, hơn 1.000 khách sạn và 5.000 cửa hàng bị hư hại.

Tại thành phố Trùng Khánh, khoảng 40.000 cư dân đã được sơ tán. Video ghi lại cảnh dòng nước lũ chảy qua một căn hộ ở tầng ba, tạo thành một thác nước trên tòa nhà. Ai cũng sốc khi chứng kiến cảnh tượng này. Mưa bão cũng làm hư hại 1.251 ha hoa màu, phá hủy các ngôi nhà và công trình đường cao tốc, thiệt hại kinh tế ước tính lên tới 10,4 triệu USD.

Qin Hui, một giáo sư lịch sử đã nghỉ hưu, đang đi nghỉ ở Dương Châu thì mưa bắt đầu rơi lớn vào tháng trước. Ông và những người bạn đã cố gắng sơ tán nhưng cho rằng hành động này quá nguy hiểm. Họ đang ăn sáng vào sáng hôm sau thì bắt gặp một cảnh tượng đáng lo ngại.

“Hồ bơi bên ngoài cửa sổ đột nhiên chuyển từ trong vắt sang bùn lầy”, ông Qin kể lại. “Hóa ra là nước lũ chảy vào từ ống nằm dưới đáy hồ bơi. Ngay sau đó, dòng nước đục ngầu tràn ra khỏi hồ bơi, nhanh chóng phủ kín sân rồi chảy lên cầu thang”.

Họ bị mắc kẹt trong khách sạn trong hai đêm cho đến khi một đội tình nguyện giải cứu họ.

Chưa hết, vào 20h35 phút vào tối ngày 8/7 (giờ địa phương), một mạn đê dài khoảng 50 m tại Trấn Thiên Dương thuộc huyện Thiên Dương đã vỡ, tác động đến diện tích canh tác khoảng 1000 ha. Tính đến 9/7, hơn 9000 dân cư bị đe doạ do vỡ đê; chính phủ nâng mức cảnh báo lũ từ III lên II.

Phượng Hoàng cổ trấn biến thành… dòng sông đục ngầu

Phượng Hoàng cổ trấn nằm trên một nhánh sông Dương Tử, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, về phía thượng nguồn đập Tam Hiệp - công trình thủy điện lớn nhất thế giới. Cổ trấn hơn 2.000 năm tuổi trở thành địa điểm mới nhất bị ngập khi lũ lụt càn quét Trung Quốc trong vài tuần qua.

Phượng Hoàng cổ trấn hình thành từ thời Xuân Thu (năm 770-476 TCN), là điểm du lịch hút khách và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 2008. Hình ảnh so sánh Phượng Hoàng cổ trấn trước và sau khi nước lũ dâng cho thấy nhiều sự khác biệt lớn.

Bức ảnh chụp Tuyết Kiều trước và sau khi nước dâng có sự trái ngược. Chiếc cầu kết cấu 2 tầng xây bằng đá và gỗ, thanh thoát, nhẹ nhàng, trắng tinh khôi giờ đây ngập giữa dòng nước lũ đục ngầu.

Hai bên bờ cổ trấn bị ngập, nước chuyển màu... trái ngược với dòng nước trong xanh, thơ mộng trước đó.

Từng là một nơi thu hút khách du lịch, chỉ qua một cơn lũ quét, cảnh tượng Cổ Trấn hoang tàn. Người dân sống nhờ du lịch phải đối mặt với thực tế nghiệt ngã.

Đại Hồng Thuỷ thời đại mới?

Dịch bệnh kết hợp với các cơn mưa lớn không ngớt trong 31 ngày biến nhiệm vụ phòng chống lũ lụt trở thành một công việc rất đáng sợ. Các chuyên gia bắt đầu cảnh báo về các vụ lở đất, vỡ các hồ chứa và đập sắp tới.

Khi những cơn mưa trở nên dữ dội hơn vào tháng trước, một số nhà bình luận ở Trung Quốc đã phàn nàn rằng họ nhận được rất ít thông tin về sự kiện này, cả trên các trang tin tức Trung Quốc và trên phương tiện truyền thông xã hội.

Có lẽ mọi người đã trở nên tê liệt trước những thảm hoạ. Hoặc chính phủ Trung Quốc và các cơ quan kiểm duyệt không muốn thu hút sự chú ý của những con dân đau khổ. Họ đã quá khả năng có thể xử lý biến cố này cho dân chúng.

Trước thiên tai, người dân Trung Quốc bất hạnh lại phải gồng mình chống chọi. Kinh nghiệm duy nhất mà nhà nước Trung Quốc có thể truyền đạt cho người dân họ là: “Lúc nước dâng cao hãy bỏ xe và chạy đi. Lúc bị kẹt trong xe, hãy tìm đồ vật nào đó dùng được để đập vỡ cửa xe”.

Và theo cách đó, có người đang đi trên đường phố thì mưa lũ, phải bỏ cả xe và tìm mọi cách để thoát ra ngoài.

Người Trung Quốc phải làm quen với cuộc sống “sông nước" bất đắc dĩ!

Người Trung Quốc phải làm quen với cuộc sống “sông nước" bất đắc dĩ! 
(Ảnh: Getty)
Người Trung Quốc phải làm quen với cuộc sống “sông nước" bất đắc dĩ! (Getty)
(Ảnh: Getty)

Nhiều nông dân chịu đựng thiệt hại do lũ lụt, đặc biệt là các nông trại nuôi gia súc gia cầm, họ chỉ biết nuốt nước mắt vào trong. Mọi gia tài bốc hơi trong phút chốc.

Một người phụ nữ đang đứng bên đống đổ nát do hậu quả của mưa lũ lịch sử ở Tứ Xuyên vào ngày 29/06/2020.
Một người phụ nữ đang đứng bên đống đổ nát do hậu quả của mưa lũ lịch sử ở Tứ Xuyên vào ngày 29/06/2020. (Getty)

Người dân kêu khóc, gào thét rất bi thương. Có lẽ, giờ đây họ đã nhận ra ĐCSTQ không “quang minh và vĩ đại” như họ vẫn được tuyên truyền. Trước thời khắc sinh tử, mọi tài sản vật chất bị cuốn bay, những giấc mộng về kinh tế và một cuộc sống phù hoa của Đảng nay chẳng còn ý nghĩa gì. Chính quyền của họ chẳng “vì dân" như đã nói, nếu không, ĐCSTQ đã không giấu giếm thông tin về virus, và cũng sẽ không chủ quan trước công tác phòng chống lũ lụt như vậy. Nguy cơ vỡ đập Tam Hiệp còn treo lủng lẳng trên đầu 600 triệu dân Trung Quốc; ĐCSTQ vốn đã biết được mối hoạ này, nhưng vẫn bất chấp xây dựng.

Người dân Trung Quốc tuyệt vọng kêu Trời, liệu ông Trời có thể cứu giúp họ trước những trùng trùng thiên tai thảm họa không?

Xưa kia, khi đạo đức con người bại hoại đến mức không thể cứu chữa, một trận Đại Hồng Thuỷ đã xảy ra. Đại Hồng Thủy đã lưu lại một lời giáo huấn sâu sắc của Thần cho muôn đời: “Chừng nào thế nhân còn giữ được đạo đức của mình thì chừng ấy nền văn minh của họ vẫn tồn tại và phát triển. Và ngược lại”. Năm đó, chỉ có gia đình Noah an toàn trên con tàu huyền thoại, bởi họ là những con người thiện lương được Chúa lựa chọn.

Người dân Trung Quốc sau 70 năm dưới sự cai trị của ĐCSTQ đã dần mất đi thiên tính, họ sống trong sự lừa lọc, dối trá và bạo lực; trở thành những con người khát khao tiền bạc mà đánh đổi tự do. Tâm hồn và thể xác của họ bị kìm kẹp bởi chế độ; tư duy và khối óc của họ chỉ bó hẹp trong của cải vật chất và bản thân mình. Một đế chế tàn bạo đã phá huỷ đi những giá trị cốt lõi của cả một dân tộc, tước đoạt đi nền tảng nhân cách của một con người, khiến giờ đây người dân phải lâm vào bước đường cùng cả về vật chất và tinh thần.

Nước đã lột trần vẻ ngoài bóng bẩy hào nhoáng, để lộ bản chất thật của vạn sự vạn vật. Nước giờ đang đang thanh tẩy Trung Quốc, và cái chúng ta được chứng kiến là sự hoang tàn, đổ nát và chết chóc đau thương. Từ lâu, cả tinh thần của đất nước Trung Quốc đã bị mục ruỗng và hủ bại.

Người dân Trung Quốc liệu đã tỉnh ngộ, đã hiểu rằng giờ họ thực sự trắng tay, mất “cả chì lẫn chài"? Rằng hoá ra họ đã bị lừa và đầu độc suốt bao nhiêu năm?

Một chế độ gây thù chuốc oán với thế giới, không ngại giết chết con dân của mình qua biết bao cuộc đàn áp (Tân Cương, Duy Ngô Nhĩ, Pháp Luân Công, Thiên An Môn…) liệu có xứng đáng để họ hy sinh xương máu?

Cuộc thanh tẩy này giống như một gậy cảnh tỉnh của Thần, người Trung Quốc nếu muốn có “con tàu Noah cho chính mình” thì cần phải phân biệt được Thiện - Ác và đứng về phía chính nghĩa. ĐCSTQ không phải là bến đỗ dành cho họ.

Mộc Lam



BÀI CHỌN LỌC

Hình ảnh kinh hoàng về lũ lụt ở Trung Quốc: Dân trắng tay chỉ trong chốc lát