Luân Đôn: Diễu hành 23 năm chống bức hại Pháp Luân Công ngày 20/7

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngày 16 tháng 7, hơn 100 học viên Pháp Luân Công Vương quốc Anh đã tổ chức một cuộc diễu hành chống bức hại ngày 20/7 ở trung tâm Luân Đôn, kêu gọi thế giới cùng nhau ngăn chặn cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ, hy vọng rằng sẽ có nhiều người biết sự thật hơn.

Nhiều người dân đã bị sốc khi biết sự thật, và đã ký tên vào lời kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại.

Hàng năm vào ngày 20/7, các học viên Pháp Luân Công trên khắp thế giới tổ chức các hoạt động truyền đạt sự thật cho người dân, và kêu gọi cùng chấm dứt cuộc bức hại kéo dài hơn 20 năm của ĐCSTQ. Vào trưa ngày 16, hơn 100 học viên Pháp Luân Công người Anh đã khởi hành từ Đại sứ quán Trung Quốc tại Vương quốc Anh, đi qua Phố Oxford, Phố Tàu, v.v., và cuối cùng đã đến Phố Downing. Trong cuộc diễu hành, các học viên Pháp Luân Công đã phân phát tài liệu nói sự thật cho những người qua đường.

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện tâm linh cổ xưa, có năm bài công pháp và các yêu cầu đạo đức để trở thành một người tốt theo "Chân, Thiện, Nhẫn". Kể từ khi ông Lý Hồng Chí công khai truyền bá Pháp Luân Công ở Trung Quốc vào năm 1992, hàng chục triệu người đã tập luyện Pháp Luân Công chỉ trong vài năm.

Nhưng vào năm 1999, chính quyền Trung Quốc đã phát động một chiến dịch chính trị để tiêu diệt Pháp Luân Công, và ban hành lệnh cấm chính thức vào ngày 20 tháng 7. Kể từ đó, các học viên Pháp Luân Công Trung Quốc đã phải chịu nhiều hình thức tra tấn khác nhau như quấy rối, bỏ tù ngoài tư pháp, cưỡng hiếp, cưỡng bức sử dụng thuốc thần kinh, và thậm chí đàn áp khủng khiếp như mổ lấy nội tạng từ cơ thể sống.

Học viên Pháp Luân Công: Bị bỏ tù và tra tấn vì đức tin

Học viên Pháp Luân Công Lý Dũng tại cuộc diễu hành ở London vào ngày 16 tháng 7 năm 2022. (Jack sun / Epoch Times)

Trước khi rời Trung Quốc đến Anh, bà Lý Dũng đã bị giam trong nhiều nhà tù và trung tâm giam giữ khác nhau, bao gồm cả Trại lao động Mã Tam Gia khét tiếng ở Liêu Ninh. Một học viên Pháp Luân Công làm việc cực khổ tại trại lao động này đã từng viết một lá thư bằng tiếng Anh giới thiệu cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công trong tù, và bí mật đóng gói một hộp đồ trang trí Halloween. Bức thư sau đó đã được một người mua hàng người Mỹ phát hiện và công bố rộng rãi.

Bà Lý Dũng, 66 tuổi, nói với Epoch Times rằng, bà đang giải quyết các vấn đề trong hôn nhân vào năm 1995, thì một đồng nghiệp giới thiệu công pháp này. Sau khi tập luyện, sức khỏe, tính tình và mối quan hệ của bà với chồng được cải thiện rất nhiều, sau đó, chồng bà cũng bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công.

Ngày 19 tháng 7 năm 1999, cảnh sát bắt đầu bắt giữ các học viên Pháp Luân Công. Tháng 12 năm 2000, bà Lý Dũng quyết định đến Quảng trường Thiên An Môn Bắc Kinh để thỉnh nguyện chính phủ, bà muốn dùng kinh nghiệm của bản thân để nói với chính phủ rằng, việc đàn áp Pháp Luân Công là sai trái. Bởi vì vào thời điểm đó, không có cách chính thức nào khác để chế độ ĐCSTQ nghe thấy tiếng nói của họ. Kiến nghị cũng là quyền cơ bản của học viên Pháp Luân Công.

Khi đến Quảng trường Thiên An Môn, bà bị cảnh sát mặc thường phục bắt giam giữ ngay lập tức. Bà nói, khi đó toàn bộ quảng trường tràn ngập cảnh sát mặc thường phục. Sau khi bị bắt, bà Lý Dũng không tiết lộ danh tính của mình cho cảnh sát. Bà nói: "Nhiều học viên Đại Pháp đều không muốn tiết lộ danh tính của họ, bởi vì ĐCSTQ làm kiểu xỏ tràng hạt, bất cứ ai đi thỉnh nguyện thì người nhà và lãnh đạo đơn vị làm việc sẽ bị trừng phạt, họ sợ gây rắc rối cho gia đình và đơn vị làm việc của họ".

Bà Lý Dũng cho biết, bà đã bị áp giải đến Thẩm Dương, nơi cảnh sát đã cố gắng sử dụng mọi hình thức tra tấn để buộc bà từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Bà bị đánh vào mồm bằng đũa, và bị giẫm đạp, tám ngày liền bà không được ngủ. Một cảnh sát còn nhúng chổi vào đờm, sau đó cố gắng nhét nó vào miệng bà. Bà cũng bị một chiếc móc quần áo đâm vào xương sườn. Trong một trại giam, một cảnh sát đã đe dọa cho bà uống một loại thuốc gây ảo giác, để bà suy sụp tinh thần, từ đó lấy thêm thông tin về Pháp Luân Công.

Bà nói rằng, khi tất cả những lời đe dọa đều vô ích, cảnh sát nói với bà rằng, bà đã bị kết án ba năm cải tạo lao động, một phiên tòa diễn ra mà không có bất kỳ thủ tục pháp lý nào. Trước khi bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia, bà Lý Dũng đã bắt đầu tuyệt thực để phản đối việc giam giữ bất hợp pháp. Cuộc tuyệt thực kéo dài một tháng, và việc bức thực dã man đã đưa bà đến bờ vực của cái chết, cảnh sát đã phải cho bà rời khỏi trại lao động, vì sợ phải chịu trách nhiệm.

Khi trở về nhà, chị dâu của bà được thông báo rằng, các khoản trợ cấp xã hội của chị dâu sẽ bị cắt, trừ khi anh trai ly hôn với bà Lý Dũng. Điều này buộc bà Lý Dũng và chồng phải bán nhà và trốn đi nơi khác, không nhà cửa.

Trước khi bà Lý Dũng tuyệt thực trong tù, bà bị yêu cầu kiểm tra máu và khám sức khỏe hàng tuần. Lúc đó bà thấy kiểm tra bà không có bệnh gì, điều này minh chứng Pháp Luân Công tốt cho sức khỏe của mọi người. Bà nói rằng, khi việc mổ cướp nội tạng được tiết lộ vài năm sau đó, bà nhận ra rằng, các xét nghiệm máu liên tục vào thời điểm đó là chuẩn bị cho việc mổ cướp nội tạng. Nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị giết, và nội tạng của họ bị bán cho những bệnh nhân cần cấy ghép.

Khi được hỏi về mong muốn lớn nhất của mình, bà nói rằng, bà hy vọng sẽ chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công đang diễn ra ở Trung Quốc, cho phép tất cả các học viên Pháp Luân Công lấy lại tự do của họ.

Mổ cướp nội tạng sống

Năm 2019, "tòa án nhân dân" độc lập ở Anh đã nhất trí xác nhận rằng, các tù nhân lương tâm đã - và đang tiếp tục bị giết "hàng loạt" ở Trung Quốc để lấy nội tạng. Báo cáo của tòa án chỉ ra rằng, các học viên Pháp Luân Công là một trong những nguồn cung cấp nội tạng chính của ĐCSTQ.

Tòa án đã ban hành một báo cáo dài 160 trang vào ngày 1 tháng 3 năm 2020, nói rằng "không có bằng chứng cho thấy hoạt động mổ cướp nội tạng sống đã chấm dứt, và tòa án tin chắc rằng nó vẫn tiếp tục."

Cô Victoria White, điều phối viên truyền thông của Vương quốc Anh cho Liên minh Quốc tế về Chấm dứt Lạm dụng Cấy ghép ở Trung Quốc (ETAC). (Yan Ning / Epoch Times)

Cô Victoria White, điều phối viên truyền thông ở Vương quốc Anh của Liên minh Quốc tế về Chấm dứt Lạm dụng Ghép tạng ở Trung Quốc (ETAC), cho biết, cô rất vui vì Vương quốc Anh đã thực hiện một số cải cách lập pháp nhằm chấm dứt nạn mổ cướp nội tạng sống, bao gồm một điều khoản trong Đạo luật Chăm sóc và Sức khỏe: Công dân Vương quốc Anh không được phép ra nước ngoài để tham gia mua bán nội tạng, làm như vậy là vi phạm pháp luật.

Ngày 16 tháng 7 năm 2022, quang cảnh cuộc mít tinh của các học viên Pháp Luân Công. (Yan Ning / Epoch Times)

"Mua và bán nội tạng trong nước Anh đã là bất hợp pháp, nhưng bây giờ họ đã thêm các điều khoản ngoài lãnh thổ, có nghĩa là nó bảo vệ công dân Anh khỏi việc đến Trung Quốc để mua nội tạng. Khi những nội tạng đó có thể được đưa đến, bệnh nhân nhận nội tạng cũng là đồng phạm" - Cô White nói với NTD.

Cô White cho biết, ETAC hiện đang làm việc với Global Rights Compliance, một công ty luật quốc tế có trụ sở tại The Hague, Hà Lan, đã soạn thảo báo cáo tư vấn pháp lý "đầu tiên trên thế giới" về cách tương tác với các tổ chức y tế quốc tế, và các chuyên gia y tế cấy ghép, để giảm thiểu rủi ro nhân quyền.

"Hiện tại ở Anh, chúng tôi đang làm mọi cách để sử dụng báo cáo tư vấn nhân quyền mới này, và tham gia với các bệnh viện, tổ chức y tế, công ty luật, trường đại học, v.v. để họ hiểu ý nghĩa của việc hợp tác với ngành công nghiệp cấy ghép Trung Quốc, và điều này có ý nghĩa gì. Hy vọng cố gắng cắt đứt một số mối quan hệ với ngành cấy ghép này, để chúng tôi không dính líu đến tội ác này".

Vào ngày 16 tháng 7 năm 2022, các học viên Pháp Luân Công diễu hành ở London. (Yan Ning / Epoch Times)

Mười bốn nghị sĩ đa đảng của cả hai viện quốc hội đã viết thư bày tỏ sự ủng hộ đối với các học viên Pháp Luân Công, lên án cuộc bức hại, và gọi việc ĐCSTQ đối xử với các học viên Pháp Luân Công là "hoàn toàn không thể chấp nhận được." Những người này bao gồm Philip Hunt, Lord Hunt của Kings Heath, những người đã làm việc để thúc đẩy luật pháp trong Quốc hội chấm dứt nạn thu hoạch nội tạng cưỡng bức.

"Tôi đang tham gia vào một chiến dịch ở Anh để nêu bật và tìm cách loại bỏ hoạt động cưỡng bức hiến tạng kinh khủng của Trung Quốc" - Hunter nói trong thư ủng hộ. Sau khi nghe bằng chứng từ tòa án Trung Quốc, ông tin rằng, các học viên Pháp Luân Công "có thể là" "nguồn chính" của hoạt động mổ cướp nội tạng sống, "đã được thực hiện trên quy mô lớn ở Trung Quốc trong nhiều năm", "chúng ta phải làm mọi cách để ngăn chặn hành vi đê hèn này."

Ông nói: “Cảm ơn rất nhiều vì tất cả những gì các bạn đã làm để phơi bày những gì đang xảy ra, chúc cuộc mít tinh của các bạn thành công, và những nỗ lực của các bạn nhằm đưa việc đối xử vô nhân đạo đối với các học viên Pháp Luân Công được toàn cầu chú ý”.

Cô Manar, một sinh viên, đã kinh hoàng trước sự tàn bạo của ĐCSTQ. (Yu Qing / Đại Kỷ Nguyên)

Cô Manar, một sinh viên, đã bị sốc trước sự tàn bạo của ĐCSTQ: "Bất cứ ai có con và gia đình sẽ không muốn điều này xảy ra. Tôi không mong đợi điều này xảy ra ở Trung Quốc, nhưng nó vẫn tiếp tục xảy ra."

Cô nói: "Đó là một sự kiện tốt để cho mọi người trên toàn thế giới biết những gì đang xảy ra ở Trung Quốc. Theo tôi, mổ cướp nội tạng là một điều vô cùng điên rồ".

Anh Jack nói: "Tôi đã rất sốc, loại chuyện này thực sự tồi tệ." (Yu Qing / Đại Kỷ Nguyên)

Anh Jack, cũng là một sinh viên, đã có một cuộc trao đổi dài với các học viên Pháp Luân Công, những người đã truyền đạt sự thật. Sau khi nghe trải nghiệm cá nhân của các học viên đã trải qua cuộc bức hại của ĐCSTQ, anh nói: "Tôi rất sốc. Loại chuyện này thực sự tồi tệ."

Ông Adam Sharif, một luật sư, đã thực sự bị sốc khi đọc những gì trên tờ rơi quảng cáo. (Yuqing / Epoch Times)

Ông Adam Sharif, 30 tuổi, một luật sư cho biết: "Khi tôi đọc những gì trên tờ rơi, tôi thực sự sốc, không thể tin được, mắt có thể bán với giá 20.000 đến 40.000 bảng, thật điên rồ, thật không thể tin được, mà chính phủ đang chặn thông tin. "

"Nó vi phạm nhân quyền của họ (các học viên Pháp Luân Công), nhưng họ vẫn bị bỏ mặc. Thật sự rất buồn khi thấy một điều như thế này vẫn xảy ra vào năm 2022. Đây là một tội ác chống lại nhân loại. Sự kiện (diễu hành) này cho mọi người biết nhiều hơn nữa, thực sự rất tốt, tất cả chúng ta cần phải tham gia vào nhiều hơn nữa".

Ông Mark, một nhân viên kế toán 45 tuổi, người đã chụp nhiều bức ảnh tại cuộc diễu hành, nói một cách chân thành: “Tôi cảm thấy rất buồn khi phải đối mặt với một điều như vậy".

Thanh Hà
Theo Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Luân Đôn: Diễu hành 23 năm chống bức hại Pháp Luân Công ngày 20/7