Luật sư: Đại sư Lý nói rõ Thiên cơ, mọi người cần duy trì đạo đức truyền thống

Giúp NTDVN sửa lỗi

Luật sư Trương Bồi Nguyên đã đọc bài viết "Vì sao có nhân loại" của Đại sư Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công, ông cảm nhận Đại sư Lý đã nói rõ Thiên cơ, dạy bảo mọi người hãy duy trì “đạo đức truyền thống”. Đây chính là sự quý giá khi Thượng Đế tạo ra con người, làm phẩm chất cao thượng mà "con người" (chứ không phải cầm thú) nên có. Vì vậy, mỗi một kiếp người ngắn ngủi, mục đích đến thế gian này là để tu luyện và trở về Thiên đàng, đó mới là cảnh giới tốt đẹp nhất.

Vào đầu mùa xuân năm 2023, Đại sư Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công, lần đầu tiên đăng bài viết "Vì sao có nhân loại" cho toàn thế giới biết. Vì Trương Bồi Nguyên đã đăng ký xem báo The Epoch Times, khi thấy bài viết đăng trên trang nhất, ông đã rất kinh ngạc. Ngoài những lúc bận rộn, tôi còn tích cực dành thời gian để đọc, "Tôi cứ nghĩ nội dung phải rất sâu sắc huyền ảo, nhưng không ngờ bình tĩnh lại đọc rồi mới thấy nó dễ hiểu như vậy, hơn nữa nó khiến tôi cảm thấy rất thú vị".

Câu hỏi cuối cùng của con người "Tại sao tôi tồn tại?", Đại sư nó rõ Thiên cơ

Ông Trương Bồi Nguyên nói, trước hết, "Bài viết của Đại sư Lý có đề cập đến từ 'Tam giới', điều này khiến tôi nhớ lại rằng khi còn nhỏ, tôi sống ở vùng nông thôn Vân Lâm, Đài Loan, khi thờ cúng Thần, tôi đã nghe thấy từ ‘Thần Tam giới’". Sau khi trưởng thành, ông được biết trong chương trình phổ thông từng có cuốn sách "Lời tiên tri Oahspe" của một nha sĩ cũng có đề cập đến thuật ngữ "Tam giới". “Tôi cảm thấy thật không thể tưởng tượng được! Tôi tin vào những “truyền thuyết chung” này, không thể là từ không có gì mà tự nhiên xuất hiện được”

Thứ hai, lật sư Trương Bồi Nguyên nhận ra rằng, trở thành con người là một cơ hội để tu luyện và trở lại Thiên quốc Thế giới Cực Lạc.

Đại sư Lý tiết lộ: “Người đến thế gian vì để được cứu, vì để đợi Sáng Thế Chủ cứu về thế giới thiên quốc nên mới đến làm người” (Trích: Vì sao có nhân loại). Về vấn đề này, cách hiểu của luật sư Trương Bồi Nguyên là: Đại sư đã nói với chúng ta tại sao chúng ta có mặt trên thế giới này, dù sao thì khi chúng ta cũng được sinh ra cũng không có kèm theo ‘sách hướng dẫn’ nào giải thích con người được thiết kế như thế nào, nhưng bây giờ "Đại sư đã giải thích rõ rồi"!

"Sự tốt đẹp thực sự là bạn xuống thế gian con nười tu luyện, tương lai có thể trở về Thiên quốc, làm Thiên nhân hoặc tầng thứ của Thần, đó mới là thế giới tốt nhất". Vì vậy, "Đại sư Lý khuyên độc giả rằng trong một môi trường khó khăn, mọi người cần giữ được thiện niệm, đối mặt với sự xuất hiện không ngừng của các quan niệm hiện đại, cần phải kiên trì các quan niệm truyền thống, dưới tác động của chủ nghĩa vô Thần và thuyết tiến hóa, vẫn có thể tín Thần. Như thế sẽ có cơ hội được cứu và hoàn thành mục đích trở lại Thiên đàng" - Luật sư Trương Bồi Nguyên nói cảm nhận của mình.

Ông Trương Bồi Nguyên tin rằng, mọi người nên bắt đầu từ chính họ, ít phàn nàn hơn, biết ơn nhiều hơn, giúp đỡ người khác nhiều nhất có thể, khiến xã hội có nhiều lực lượng hướng thiện. “Thiện lương, làm người tốt”, đó là phẩm chất cần có để làm người. Nỗ lực để làm cho trái đất tốt đẹp hơn, không phải để tìm kiếm bất kỳ lợi ích nào trong kiếp sau. Tức là phải tin, chứ không phải là để cho bạn thấy (chứng minh) điều gì đó thì mới nỗ lực.

Pháp luật điều chỉnh hành vi bên ngoài, đạo đức ước thúc nội tâm

Luật sư Trương Bồi Nguyên đưa ra một số kinh nghiệm cá nhân trong bài viết này, từ khi nghỉ hưu với tư cách là giáo viên tiểu học cho đến sáu năm kinh nghiệm làm luật sư hành nghề. Ông nói: “Người hiện đại đúng là có nhiều người từ bỏ 'đạo đức truyền thống' để thích nghi với xã hội pháp trị, thậm chí lợi dụng một số đặc điểm của pháp luật để xâm phạm người khác”.

Ông nêu ví dụ về việc một số người lợi dụng đặc điểm của pháp luật là coi trọng “chứng cứ”, họ cho rằng chỉ cần không để lại dấu vết, chứng cứ thì xâm phạm người khác, mình sẽ thắng theo cách này. Nhưng “có thể thấy qua bài viết của Đại sư rằng đây không phải là như thế".

Ông nhận ra rằng "thực ra pháp luật là tiêu chuẩn dùng để yêu cầu người khác, cho nên cần bằng chứng; còn đạo đức là để yêu cầu nội tâm mình, xem mình có tuân theo đạo đức truyền thống hay không? Nội tâm mình biết rõ là đủ rồi, không cần bằng chứng". Vì vậy, làm người thì không thể từ bỏ “đạo đức truyền thống”.

Luật sư Trương Bồi Nguyên tin rằng, sự sống là do Ông Trời tạo ra, tuy nhiên, thế giới hiện nay xuất hiện chủ nghĩa độc tài cộng sản với “thuyết vô Thần”, hoàn toàn trái ngược với đạo đức truyền thống, “nếu cứ tiếp tục như thế này, nhân tính sẽ bị bào mòn, nhân loại sẽ không còn là nhân loại nữa, không khác biệt với dã thú”, cuối cùng sẽ dẫn đến đại thảm họa cho nhân loại.

Như Đại sư Lý đã nhắc nhở, con người rất gần với nguy hiểm, "Đại sư Lý hy vọng mọi người có thể khôi phục lại đạo đức, và tôi cũng tin rằng bản chất con người là thiện". Con người dẫu chịu khổ cũng không được oán Trời oán Đất, tích đức nhiều hơn, kiếp sau sẽ tốt đẹp. “Nhưng chịu khổ chính là tu luyện cá nhân, một quốc gia pháp trị cần phải coi việc gìn giữ sự tôn nghiêm của nhân tính là chí nguyện của quốc gia”. Xã hội dưới thời ĐCSTQ cai trị, dầu ăn làm bằng nước thải, thực thi ‘zero covid’ bạo lực, mổ cướp nội tạng sống... làm những việc ác tiêu diệt nhân tính, tất cả đều đi chệch khỏi ý nghĩa chân chính của việc thành lập quốc gia. Con người cần phải có lòng từ bi, xây dựng mạng lưới an toàn xã hội, giúp đỡ những người khốn khổ. Vì vậy, luật sư Trương Bồi Nguyên nói: “Chúng ta nên thức tỉnh và chống lại một chế độ bất lương như vậy (ĐCSTQ)”.

Trương Bồi Nguyên suy ngẫm: Đừng coi lời cầu nguyện Thần là một giao dịch

Như đã đề cập trong bài viết của Đại sư Lý, "cầu Thần trợ giúp, không đạt được thỏa mãn bèn bắt đầu hận Thần" (Trích: Vì sao có nhân loại), ông Trương Bồi Nguyên nói rằng khi còn nhỏ, ông tin vào sự tồn tại của Thần trong cõi vô hình, và thường cầu xin được bình an, công danh lợi lộc. Sau khi trưởng thành ông mới biết, như Đại sư Lý đã nói, cầu Thần không phải lúc nào cũng cầu gì được nấy: "Tôi đã ngẫm lại, tín ngưỡng có phải là giao dịch buôn bán với Thần không? Điều này có đúng không?"

Ông Trương Bồi Nguyên tin rằng nếu bạn muốn đạt được điều gì đó, bạn phải làm việc chăm chỉ, Đào Trời báo đáp người cần cù, và cố gắng hết sức làm việc và tuân theo mệnh Trời, thì “Thần linh trong cõi vô hình đang nhìn bạn, sẽ nhắc nhở bạn không được làm sai trái, hoặc lặng lẽ bảo hộ bạn”.

Kỳ thực, nhìn ở một góc độ khác, không đạt được cũng chưa hẳn là chuyện xấu, tỷ như cầu Thần chức quan nhưng không được, có thể sẽ tốt hơn cho bạn, “bởi vì làm quan lớn có thể quá mệt nhọc, ung thư gan đột tử; hoặc ở lại (vị trí cũ) lâu hơn, đến một ngày nào đó sẽ đạt được một chút thành tựu". Vì vậy, chúng ta đừng dùng con mắt của con người để suy nghĩ xem Thần có tốt với mình hay không, có thể những gì Ngài an bài mới là tốt nhất cho bạn.

Cuối cùng, luật sư Trương Bồi Nguyên nói rằng ông rất vui khi có cơ hội đọc bài viết này: "Mở ra đọc là có ích, ôn cố tri tân, hy vọng mọi người sẽ có cơ hội đọc toàn bộ bài viết, và có được nhiều thu hoạch".

Lý Di Hân - Epoch Times
Thanh Hà biên dịch



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Luật sư: Đại sư Lý nói rõ Thiên cơ, mọi người cần duy trì đạo đức truyền thống