Mạng xã hội thu hẹp khoảng cách của cái ác và đe dọa tính cách xã hội

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sự phổ biến của phương tiện truyền thông xã hội là một mối đe dọa lớn đối với tính cách con người. Giờ đây, mọi người thích chia sẻ tâm tư của mình trên internet hơn là với bạn bè, người thân. Tại sao lại như vậy?

Có lẽ có một khoảng cách vô hình trong nhận thức giữa con người với nhau. Stanley Milgram đã chứng minh trong “Thí nghiệm Milgram” rằng, những người bình thường cũng có khả năng làm hại người khác.

Có thể bạn từng nghe về “Thí nghiệm Milgram”. Năm 1961, Giáo sư Milgram là một trong những nhà tâm lý học hàng đầu của Mỹ làm việc tại Đại học Yale. Ông cùng các cộng sự đăng quảng cáo tuyển người tham gia một cuộc thí nghiệm về “Tác động của hình phạt đối với việc học” với giá 4 USD/giờ. Tổng cộng 40 người tham gia mà không hề biết rằng mình sắp bước vào một trải nghiệm kinh hoàng. Trong thí nghiệm này, người tham gia sẽ đóng vai “giáo viên” và đặt câu hỏi cho “học sinh” (là thành viên trong nhóm nghiên cứu của Giáo sư Milgram). Hai bên ngồi ở 2 phòng khác nhau và chỉ liên lạc qua bộ đàm. “Giáo viên” lần lượt đặt câu hỏi và mỗi lần “học sinh” trả lời sai, “giáo viên” sẽ được người giám sát thí nghiệm yêu cầu nhấn nút gây giật điện để trừng phạt “học sinh” với cường độ lớn dần, tối đa là 450 volt.

Dĩ nhiên, “giáo viên” không hề biết rằng chẳng có ai bị điện giật cả và “học sinh” là người trong nhóm của Milgram, giả vờ kêu la đau đớn hoặc đập vào tường van xin dừng thí nghiệm. Kết quả cho thấy sự thật đáng kinh ngạc: các "giáo viên" trong thí nghiệm liên tục trừng phạt "học viên", dù một số người có tỏ ra lo lắng. Nhưng mỗi khi có người chần chừ, họ lại bị người giám sát thí nghiệm bắt ép phải tiếp tục thực hiện. Đặc biệt, khi đạt mức 300 volt, các "học viên" được yêu cầu phải đập cửa, van xin dừng thí nghiệm. Nhưng kết quả cuối cùng cho thấy có tới 65% người đóng vai “giáo viên” trừng phạt “học sinh” ở mức 450 volt. Từ đó, Milgram đưa đến kết luận rằng, dưới sức ép của mệnh lệnh từ những người có quyền, khi con người tự cho rằng bản thân không phải chịu trách nhiệm thì họ có thể gây ra những hành động độc ác, gây tổn thương đến người khác dù biết rằng chúng trái với niềm tin và đạo đức.

Kết luận này cũng đang thể hiện trên mạng xã hội ngày nay. Trên không gian mạng, mọi người không thể trực tiếp cảm nhận được sức ảnh hưởng của lời nói, hoặc hành vi mà chính mình biểu hiện ra, một số người lại cảm thấy không bị gò bó nên họ nói những điều không nên nói và làm tổn thương người khác. Mà nội dung trên mạng xã hội không được chắt lọc, điều này cực kỳ nguy hiểm đối với những người có nhiều rủi ro, bất ổn về tính cách. Nội dung gây thù hận và thành kiến thường liên quan đến bạo loạn đám đông.

Một ví dụ điển hình là vụ tai nạn chết người ở Charlottesville, Virginia, trong vụ này, một phụ nữ trẻ đã bị một người ủng hộ chủ nghĩa dân tộc da trắng lái xe tông chết. Việc chia sẻ thông tin rộng rãi trên mạng xã hội cũng làm dấy lên sự phẫn nộ của những người theo chủ nghĩa dân tộc da trắng và những người chống đối. Một cộng đồng người sử dụng Twitter đã tạo ra một “mặt trận giả”, đẩy thái độ về vụ việc Charlottesville lên cao trào và đổ thêm dầu vào lửa khiến mâu thuẫn ngày càng gay gắt hơn.

Bạo loạn và bạo lực nhóm không còn là hiện tượng mới. Như chúng ta đã biết, đám đông có thể làm lộ ra những khía cạnh tồi tệ nhất của bản chất con người. Ở thời đại này, “đám đông ảo” có thể được hình thành một cách dễ dàng và nhanh chóng trở nên cuồng tín vì những câu chuyện hoang đường của một nhóm người hoặc sự thao túng có chủ ý của các thế lực bên ngoài. Điều này cho thấy các mối đe dọa tiềm ẩn đối với tính cách xã hội là rất đáng lo ngại.

Mất đi các mối quan hệ trong xã hội thực làm rối loạn hành vi của con người

Mất đi các mối quan hệ trong xã hội thực làm rối loạn hành vi của con người (Ảnh: Pixabay)
Mất đi các mối quan hệ trong xã hội thực làm rối loạn hành vi của con người (Ảnh: Pixabay)

Sự cô lập xã hội là một yếu tố chính dẫn đến khiếm khuyết trong tính cách con người.

Nhưng đôi khi tính cách cũng dẫn đến sự cô lập với xã hội, giống như những người cực kỳ hướng nội; Hoặc ở vào hoàn cảnh cụ thể khiến chúng ta khó tiếp xúc và nhận được hỗ trợ trực tiếp từ xã hội, chẳng hạn như những người lính đóng quân xa nhà trong một thời gian dài.

Các nhà lãnh đạo cấp cao thường có quan hệ xã hội kém, đặc biệt là trong các tổ chức được xác định rõ ràng như quân đội. Tổng Tư lệnh hoặc Giám đốc điều hành có thể xin lời khuyên hoặc thảo luận các vấn đề quan trọng với một số ít người, và sự cô lập này sẽ làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn.

Cách đây vài năm, một tướng quân đội đã tự sát ngay sau khi được thăng cấp bậc.

Tổng tham mưu trưởng quân đội đã giao nhiệm vụ cho một vị tướng có quân hàm 3 sao thành lập một đội nghiên cứu các yếu tố đe dọa đến sức khỏe của các tướng lĩnh trong quân đội. Một trong những mối đe dọa mà nhóm nghiên cứu tìm thấy là các sĩ quan cấp tướng thường không dễ dàng tìm được các đồng nghiệp ở cùng cấp độ để xin lời khuyên. Mặc dù Lầu Năm Góc và một số căn cứ quân sự lớn có nhiều tướng lĩnh, nhưng hầu hết các tướng lĩnh được phân về các đơn vị đồn trú, mà ở đó đều không có tướng cùng cấp bậc với họ, đây là nguyên nhân cho một vài trường hợp tướng tự sát.

Đối với những người khác, sự mất mát nhân cách do cô lập xã hội như vậy có thể không quá nghiêm trọng, nhưng nó vẫn có sức ảnh hưởng khá lớn.

Biện pháp ngăn chặn những khiếm khuyết nhân cách

Có nhiều cách để lấp đầy những khoảng trống trong nhân cách của một người. Chúng ta có thể luôn nhắc nhở mình về những điểm mạnh của bản thân, hãy nhớ về những ưu điểm đó và cách sử dụng chúng. Và trong những hoàn cảnh nào bạn không tuân theo các giá trị của mình? Khi đó, hãy nhìn xem những thói quen cá nhân của chúng ta có đang làm hỏng tính cách của chúng ta không? Chẳng hạn như lạm dụng rượu hoặc ma túy. Nếu vậy, hãy yêu cầu giúp đỡ.

Chúng ta nên tìm kiếm người bạn thân, những người mà chúng có thể tìm đến họ khi gặp hoàn cảnh khó khăn, đồng thời tìm kiếm sự chia sẻ, cân bằng và ý kiến ​​từ họ và gia đình.

Hoặc khi nhận thấy những thay đổi trong tâm trạng hoặc thói quen ngủ cũng có thể là dấu hiệu của căng thẳng và bất ổn về tâm lý. Hãy tìm hiểu về nguyên nhân gây ra căng thẳng và cố gắng tìm cách thích nghi. Nếu không thể thoát khỏi hoàn toàn những tình trạng này, chúng ta phải nghĩ đến các biện pháp đối phó với chúng.

Sau đó, chúng ta cần đối mặt với bản thân một cách trung thực. Sự phù phiếm và kiêu hãnh của chúng ta có đang cản trở những mối quan hệ hiệu quả không? Liệu cái tôi của chúng ta có quá mạnh không? Chúng ta nên tìm hiểu để điều chỉnh các chỉ số của ba nhân tố này trong tính cách của chúng ta.

Một người cũng nên tìm kiếm người bạn chân thành, một “cố vấn” chẳng hạn và cố gắng thảo luận trung thực về tính cách và đặc điểm của chính chúng ta. Rồi sau đó, chúng ta sẽ ngồi xuống sắp xếp và nhìn lại để điều chỉnh mình. (Ảnh: Pixabay)
Một người cũng nên tìm kiếm người bạn chân thành, một “cố vấn” chẳng hạn và cố gắng thảo luận trung thực về tính cách và đặc điểm của chính chúng ta. Rồi sau đó, chúng ta sẽ ngồi xuống sắp xếp và nhìn lại để điều chỉnh mình. (Ảnh: Pixabay)

Một người cũng nên tìm kiếm người bạn chân thành, một “cố vấn” chẳng hạn và cố gắng thảo luận trung thực về tính cách và đặc điểm của chính chúng ta. Rồi sau đó, chúng ta sẽ ngồi xuống sắp xếp và nhìn lại để điều chỉnh mình.

Những gì người khác nghĩ về bạn có thể khác với những gì bạn nghĩ về chính mình. Nếu bạn biết rằng bạn không khiêm tốn trong mắt người khác, hoặc bạn thiếu trí thông minh xã hội (chúng ta thường vụng về trong việc phát hiện ra những thiếu sót của bản thân), những cuộc thảo luận như vậy có thể kích thích sự tiến bộ của cá nhân.

Ở cấp độ xã hội, các cá nhân nên cố gắng thiết lập và duy trì các mối quan hệ tích cực với bạn bè, gia đình và đồng nghiệp. Không có cách tiếp cận chung cho tất cả mọi người. Mọi người đều có những nhu cầu khác nhau về sự hỗ trợ xã hội và những cách tìm kiếm chúng khác nhau. Nhưng tất cả chúng ta đều cần một người để có thể chia sẻ niềm vui và thành tích, cũng như tìm kiếm sự an ủi và hướng dẫn.

Hãy tự hỏi bản thân rằng: “Nếu tôi có việc cần chia sẻ với ai đó, tôi có thể gặp ai hoặc gọi điện ngay cho ai, bất cứ lúc nào?”

Nếu bạn không thể nhớ được thì có lẽ bạn phải dành ít thời gian hơn cho công việc hoặc học tập, dành nhiều thời gian hơn cho các mối quan hệ xã hội. Những mối quan hệ xã hội này giúp thúc đẩy tính cách tốt và là giá trị cốt lõi của một cuộc sống cân bằng.

Ở cấp độ nhóm, các nhà lãnh đạo có trách nhiệm tạo ra một môi trường tích cực dựa trên tính cách và mục tiêu rõ ràng. Một tôn chỉ về tầm nhìn cởi mở và sứ mệnh rõ ràng sẽ là một sự khởi đầu tốt. Nhưng quan trọng nhất, các nhà lãnh đạo phải chân thành tin tưởng vào giá trị của tổ chức và tuân thủ nó. Bởi vì người lao động, sinh viên và thành viên của tất cả các loại nhóm có thể nhanh chóng và nhạy bén phát hiện ra hành vi đạo đức giả nếu tôn chỉ đó không được thực hiện.

Các nhà lãnh đạo có thể sử dụng 8 nguyên nhân dẫn đến hành vi sai trái của Deloitte (Bộ Quy tắc Chuẩn mực Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp Deloitte) để chẩn đoán rủi ro về tính cách của nhóm. Các nhà lãnh đạo quan trọng phải quen thuộc với các nguyên nhân thúc đẩy của những hành vi sai trái này và nên sử dụng điều này để đánh giá từng nhóm trong tổ chức. Đây không chỉ là ưu tiên cho toàn bộ tổ chức mà còn giúp tổ chức tránh được “ổ gà”.

Một khi nhân cách bị khiếm khuyết thì rất khó để phục hồi. Các cá nhân hoặc nhóm muốn nổi trội và thành công trong dài hạn nên nhấn mạnh vào tính cách. Mô hình rủi ro tính cách của chúng tôi cung cấp hướng dẫn để tìm ra các dấu hiệu đe dọa tính cách. Trước khi thất bại, chủ động kiểm soát tính cách sẽ hiệu quả hơn việc thụ động tập trung vào sửa chữa những thiệt hại sau đó.

Đông Mai

Tác giả: Robert L. Caslen, Michael D. Matthews

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Mạng xã hội thu hẹp khoảng cách của cái ác và đe dọa tính cách xã hội