Mẹ của em bé không có cẳng tay viết thư cho bác sĩ từng khuyên cô phá thai: ‘Tôi nhớ đến bạn’

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hai năm trước, một người mẹ cảm thấy lo sợ khi cô mang thai bé gái 19 tuần tuổi bị mất cả hai tay, đã tìm kiếm sự hướng dẫn của bác sĩ về cách chăm sóc hiệu quả cho cô con gái nhỏ của mình. Thế nhưng, thay vào đó bác sĩ lại khuyên cô nên bỏ thai đi.

Trước lời đề nghị bất ngờ này, bà mẹ Vanessa McLeod, đến từ Vancouver, British Colombia, đã trải qua từ trạng thái hy vọng thành cảm giác kinh sợ. Những lời nói của người bác sĩ đó giống như một "tang lễ" đối với cô ấy.

Đứa bé là đứa con thứ hai của cô - một bé gái mà cô đặt tên là Ivy khi mang thai được 19 tuần.

Ảnh do Melissa Hopfner Photography cung cấp
Ảnh do Melissa Hopfner Photography cung cấp

Vanessa tin rằng cuộc sống của đứa con gái chưa sinh ra của cô là vô giá và cô không bao giờ nghĩ đến việc phá thai. Cho đến ngày hôm nay, Ivy, một bé gái khỏe mạnh và hay cười, đã tròn 2 tuổi.

Tuy nhiên, Vanessa không bao giờ có thể quên được ngày định mệnh đó khi cô phải trải qua “nỗi sợ hãi và đau buồn không gì sánh được”.

Vẫn thất vọng về những lời khuyên y tế mà cô nhận được trong khi mang thai, Vanessa đã viết một bức thư ngỏ cho người bác sĩ của cô trên trang web của mình, Grow Like Ivy.

(Được sự cho phép của Vanessa McLeod)
(Được sự cho phép của Vanessa McLeod)

Vanessa nói rằng các bác sĩ có "sức mạnh để giúp thay đổi câu chuyện" và đó là lý do tại sao cô ấy viết bức thư.

Cô bắt đầu: “Bạn có thể không nhớ tới tôi. Nhưng tôi thì nhớ đến bạn”.

“Bạn đã ở bên tôi vào một trong những ngày khó khăn nhất của cuộc đời tôi. Đó là một ngày mà tôi cảm thấy hoàn toàn lạc lõng, lúc mà tôi dễ bị tổn thương, tuyệt vọng và đang [cố gắng] giữ cho mọi thứ được bình thường từng chút một”.

“Và tôi nhớ những gì bạn đã nói ngày hôm đó. Bạn bảo tôi phải phá bỏ cái thai đi”.

“Tôi ước gì bạn đã nói với tôi rằng mọi thứ sẽ ổn… Tôi ước bạn sẽ nói với tôi về niềm tự hào và niềm vui mà tôi sẽ cảm nhận được khi nhìn con gái mình lớn lên”.

(Được sự cho phép của Vanessa McLeod)
(Được sự cho phép của Vanessa McLeod)

Gia đình McLeods chào đón em bé Ivy vào tháng 2/2019. Mặc dù được sinh ra sớm 4 tuần và bị khuyết tật hai cẳng tay bẩm sinh nhưng Ivy vẫn khỏe mạnh.

Vanessa đã bị choáng ngợp, giống như bất kỳ người mẹ nào, lo lắng về cách cô sẽ phải xoay sở ra sao để nuôi dạy một em bé có vẻ ngoài khác biệt. Nhưng Ivy đã nhanh chóng chứng minh rằng: cuộc sống dẫu thiếu đi bàn tay thì cuộc sống cũng không hề bị thu hẹp lại.

Vanessa cho biết Ivy có một “đội quân” gồm gia đình và bạn bè hậu thuẫn cho cô bé. Cô bé có một đội ngũ chuyên gia luôn đầu tư vào sự phát triển, sức khỏe và hạnh phúc của cô bé, một số tổ chức phi lợi nhuận đã đưa ra lời khuyên và sự hỗ trợ vô giá.

Vanessa đã viết cho bác sĩ của mình: “Những cách xoay sở mà tôi đang tìm kiếm… chúng ở [ngay] ngoài kia. Và tất cả mọi người mà chúng tôi đã gặp trên suốt chặng đường đã trở thành gia đình [của nhau]. Tôi ước gì bạn đã nói với tôi điều đó”.

Kể từ đó, để giúp đỡ những người có nhu cầu đặc biệt, gia đình cô đã thành lập một số tổ chức phi lợi nhuận bao gồm The War Amps of Canada, The Lucky Fin Project, và I Am Possible Foundation.

(Được sự cho phép của Vanessa McLeod)
(Được sự cho phép của Vanessa McLeod)

Người mẹ tự hào khi nhìn cô con gái tinh nghịch, cười khúc khích, học cách đi, chạy và nhảy; bắt đầu chơi bóng đá; gắn bó với người chị gái lớn Elena; dùng ngón chân để vẽ và chơi đùa; và múa theo những bài hát yêu thích của cô bé.

Không còn là “người khuyết tật”, Ivy đã tìm ra cách làm các việc của riêng mình.

Vanessa theo dõi sự tiến bộ của con gái mình trên Instagram. Là một người mẹ, cô không ảo tưởng rằng cuộc sống sẽ dễ dàng, nhưng cô sẽ tiếp tục tôn vinh sự đa dạng và trao quyền khích lệ cô con gái mà cô gọi là “quý giá, vui vẻ, hoàn hảo”.

(Được sự cho phép của Vanessa McLeod)
(Được sự cho phép của Vanessa McLeod)

Vào tháng 1, khi Ivy bắt đầu đi học mẫu giáo, Vanessa lo lắng rằng cô bé sẽ có thể phải đối mặt với nạn bắt nạt.

Cô viết: “Tôi chỉ là không bao giờ muốn có ai đó làm cho cô bé phải tự đặt câu hỏi về bản thân mình hoặc giá trị của mình”.

“Tôi chỉ có thể cố gắng hết sức để nuôi dạy cô bé trở nên tự tin, và tin rằng cô bé được tạo ra một cách hoàn hảo”.

Ivy đã được phê duyệt cho Chương trình Tại nhà của British Columbia, có nghĩa là gia đình sẽ nhận được các quyền lợi y tế và thời gian nghỉ để giúp đỡ cô bé Ivy trong các hoạt động phụ thuộc như việc ăn uống, mặc quần áo, giặt giũ và vệ sinh.

(Được sự cho phép của Vanessa McLeod)
(Được sự cho phép của Vanessa McLeod)

Biết rằng Ivy sẽ bắt đầu đặt câu hỏi về cơ thể của mình khi cô bé lớn lên, Vanessa đã có một ý tưởng khác: nhận nuôi một chú chó con có một chân khác biệt tương tự để cho Ivy thấy rằng sự khác biệt đó là tốt đẹp.

Cùng ngày mà Vanessa chia sẻ điều ước của mình trên Instagram, họ biết được có một chú chó con được sinh ra trong thành phố với một "cái tay may mắn" nhỏ bé.

Vanessa gọi đó là duyên phận, và gia đình cô hiện đang kiên nhẫn chờ đợi thành viên mới nhất được đặt tên là Lucky hòa nhập cùng gia đình.

(Được sự cho phép của Vanessa McLeod)
(Được sự cho phép của Vanessa McLeod)

Vanessa nói trong bức thư rằng, câu chuyện của cô ấy "vốn không phải là cùng đường", mà chính bác sĩ của cô đã muốn như vậy.

Và sự dũng cảm của một người mẹ đã được đáp trả.

Theo CTV News, sau khi cô gửi thư, người bác sĩ đó đã phản hồi và mời cô nói chuyện với các sinh viên y khoa di truyền học để giúp họ đưa ra các chẩn đoán theo một hướng tích cực hơn. Vanessa đã vui mừng khôn xiết.

Cô ấy nói với hãng truyền thông rằng cô rất hào hứng với cơ hội này. Cô hy vọng có thể gửi thông điệp đến thế hệ các bác sĩ tiếp theo rằng: "Sự khác biệt là điều tuyệt vời và tất cả đều sẽ ổn cả… Những bậc cha mẹ này sẽ tìm thấy sự hỗ trợ và vượt qua được, họ sẽ yêu thương những đứa con của mình”.

(Được sự cho phép của Vanessa McLeod)
(Được sự cho phép của Vanessa McLeod)

Thanh Tâm
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Mẹ của em bé không có cẳng tay viết thư cho bác sĩ từng khuyên cô phá thai: ‘Tôi nhớ đến bạn’