Mới nhất: 46 người chết trong trận động đất mạnh 6,8 độ richter ở Tứ Xuyên - Cảnh báo bị bác bỏ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngày 5/9, trận động đất mạnh 6,8 độ richter khiến 46 người chết ở Tứ Xuyên, đáng nói nhất là khi người dân di chuyển ra khỏi tòa nhà để tránh động đất, họ đã nhân viên phòng chống dịch hoặc quản lý tòa nhà ngăn cản.

Vào lúc 12 giờ 52 phút ngày 5/9, một trận động đất mạnh 6,8 độ richter đã xảy ra ở huyện Lô Định, thuộc Châu tự trị dân tộc Tạng Cam Tư, tỉnh Tứ Xuyên.

Tính đến 20 giờ 30 phút ngày 5/9, trận động đất khiến ít nhất 46 người thiệt mạng, 16 người mất liên lạc và hơn 50 người bị thương.

Một số người tiết lộ rằng "cảnh báo động đất" chính thức nhận được chỉ 1 phút trước khi trận động đất địa phương xảy ra. Đáng nói nhất là khi họ đi ra khỏi tòa nhà để tránh động đất, họ đã bị nhân viên phòng chống dịch hoặc quản lý tòa nhà ngăn cản. Trong khi đó, động vật chạy tán loạn sau khi có điềm báo động đất khiến người dân than thở rằng “(người) chẳng bằng cả chó mèo”.

Ngoài ra, việc chính thức bác bỏ tin đồn vào cuối tháng 8 rằng "sẽ có một trận động đất lớn sau hạn hán" đã một lần nữa làm dấy lên các cuộc thảo luận bên ngoài.

Người dân nhận được ‘cảnh báo sớm’ trước 1 phút, liệu trước động đất có dị tượng không?

"Nhân dân Nhật báo" đưa tin vào lúc 12h52 ngày 5/9, một trận động đất mạnh 6,8 độ richter đã xảy ra tại thị trấn Ma Tây, huyện Lô Định, thuộc Châu tự trị dân tộc Tạng Cam Tư, tỉnh Tứ Xuyên, với độ sâu tâm chấn là 16 km.

Tính đến 20h30 ngày 5/9, trận động đất đã làm ít nhất 46 người thiệt mạng, 16 người mất liên lạc và hơn 50 người bị thương. Tuy nhiên, phần lớn mọi người nghi ngờ rằng con số thương vong tại địa phương vượt xa số liệu chính thức.

Vào lúc 12h52 ngày 5/9, một trận động đất mạnh 6,8 độ richter đã xảy ra tại thị trấn Ma Tây, huyện Lô Định, thuộc Châu tự trị dân tộc Tạng Cam Tư, tỉnh Tứ Xuyên, với độ sâu tiêu cự là 16 km. (Nguồn ảnh: Ảnh chụp màn hình Weibo)
Vào lúc 12h52 ngày 5/9, một trận động đất mạnh 6,8 độ richter đã xảy ra tại thị trấn Ma Tây, huyện Lô Định, thuộc Châu tự trị dân tộc Tạng Cam Tư, tỉnh Tứ Xuyên, với độ sâu tâm chấn là 16 km. (Nguồn ảnh: Ảnh chụp màn hình Weibo)

"Nhật báo Đô thị phương Nam" đưa tin rằng nhiều người dân ở Tứ Xuyên và Trùng Khánh đã chia sẻ thể nghiệm về trận động đất và tin tức gần đó trên mạng xã hội.

Một trong những ảnh chụp màn hình cảnh báo của cư dân mạng Trùng Khánh cho thấy "64 giây sau, sóng biến dạng của trận động đất đã đến quận Giang Bắc, thành phố Trùng Khánh, với tâm chấn ở huyện Lô Định, tỉnh Tứ Xuyên, cường độ cảnh báo là 6,9 độ và chấn động mạnh." - nguồn đưa ra thông tin là "Trung tâm Dự báo Động đất Đại Lục, thuộc Viện nghiên cứu giảm nhẹ thiên tai công nghệ cao Thành Đô".

Nói cách khác, 1 phút trước trận động đất, người dân địa phương mới nhận được "cảnh báo động đất".

Vào tối ngày 4/9, một ngày trước trận động đất, trên bầu trời ở Miên Trúc, tỉnh Tứ Xuyên xuất hiện một số lượng lớn dơi, chúng bay lượn dày đặc trên bầu trời đêm, khi đó nhiều người cho rằng đó là dị tượng trước khi động đất xảy ra. Ngoài ra, Internet cũng đưa tin video quay cảnh gấu trúc địa phương di chuyển trước trận động đất.

Trước trận động đất ở Tứ Xuyên, những dị tượng ở địa phương đã làm dấy lên cuộc thảo luận của công chúng. (Nguồn ảnh: Ảnh chụp màn hình Weibo)
Trước trận động đất ở Tứ Xuyên, những dị tượng ở địa phương đã làm dấy lên cuộc thảo luận của công chúng. (Nguồn ảnh: Ảnh chụp màn hình Weibo)

Rất đông người dân ra khỏi tòa nhà để tránh động đất, nhưng bị nhân viên phòng chống dịch và quản lý tòa nhà ngăn cản

Khi người dân Tứ Xuyên cố gắng đi ra khỏi tòa nhà để tránh động đất, họ đã bị nhân viên phòng chống dịch và quản lý tòa nhà ngăn cản.

Đoạn video được đăng trên mạng cho thấy sau trận động đất ở Tứ Xuyên, người dân địa phương đã cãi nhau với người quản lý ở cổng tiểu khu, nguyên nhân là người dân yêu cầu ra ngoài để tránh động đất, nhưng các nhân viên nhà nước cho biết: "Tôi hỏi anh chị (nhà cửa) đã sụp đổ chưa?"

Ngoài ra còn có video cho thấy những người dân trong sảnh yêu cầu ra ngoài để tránh động đất, nhưng bị nhân viên phòng chống dịch ngăn cản và cấm ra khỏi tòa nhà, vì vậy hai bên xảy ra cự cãi.

Về vấn đề này, người dân địa phương không khỏi than thở rằng:

  • “(Người) chẳng bằng cả chó mèo”.
  • "Người dân địa phương không được coi là con người".
  • "Dịch bệnh không nhất định chết người, nhưng động đất thì có".
  • "Tôi nhận được cảnh báo động đất trước 1 phút và chạy xuống cầu thang ngay lập tức, nhưng cửa của tòa nhà đã bị khóa".
Cư dân mạng nói: "Tôi nhận được cảnh báo động đất trước 1 phút và chạy xuống cầu thang ngay lập tức, nhưng cửa của tòa nhà đã bị khóa." (Nguồn ảnh: Ảnh chụp màn hình Weibo)
Cư dân mạng nói: "Tôi nhận được cảnh báo động đất trước 1 phút và chạy xuống cầu thang ngay lập tức, nhưng cửa của tòa nhà đã bị khóa." (Nguồn ảnh: Ảnh chụp màn hình Weibo)

Tính đến 22h tối ngày 5/9, đã có hơn 700 triệu người đã chú ý đến các chủ đề liên quan và có rất nhiều cuộc thảo luận sôi nổi giữa mọi người.

  • "Trận động đất ở huyện Lô Định khiến 21 người thiệt mạng".
  • "Trận động đất ở Tứ Xuyên xảy ra 7 lần trong 1 giờ".
  • "Người dân sống trên tầng 35 nói rằng họ đang ngồi trên một con lắc lớn trong trận động đất "...

Nhiều cư dân mạng để lại lời nhắn:

  • "Tứ Xuyên hứng chịu 7 trận động đất trong vòng 1 giờ, mong bình an vô sự".
  • "Thật đáng sợ. Đêm nay liệu có thể ngủ hay không? Tôi thực sự sợ rằng nó sẽ rung chuyển vào ban đêm. Hôm nay chấn động thực sự rất mạnh".
  • "Nhiệt độ cao, hạn hán, mất điện, cháy rừng, dịch bệnh, động đất, người dân Tứ Xuyên đã gặp quá nhiều khó khăn trong năm nay!"
  • "Từ lâu đã nói rằng sẽ có một trận động đất lớn sau đại hạn hán".
  • “Một cư dân mạng đã hỏi Cục quản lý động đất Tứ Xuyên vào ngày hôm qua (ngày 4) về tình hình mây địa chấn. Kết quả phản hồi của Cục quản lý động đất Tứ Xuyên khiến người dân không nói nên lời... ”

Ngoài ra, khá nhiều người đề cập đến tin đồn "sẽ có một trận động đất lớn sau đợt hạn hán nghiêm trọng" vào cuối tháng 8, họ cho rằng việc chính quyền chính thức bác bỏ tin đồn làm tổn hại cho người dân Trung Quốc.

Tin đồn rằng "sẽ có một trận động đất lớn sau hạn hán" hóa ra là sự thật

Vào cuối tháng 8 năm nay, trên mạng Internet Trung Quốc có tin đồn lan rộng rằng "sau đợt hạn hán nghiêm trọng, nhất định sẽ có một trận động đất lớn" và các nhận xét khác. Trích lời nhà địa chất Trung Quốc Cảnh Khánh Quốc (Geng Qingguo), người đề xuất "lý thuyết động đất và hạn hán", nói rằng có một mối liên hệ nhất định giữa động đất và hạn hán.

Dựa trên số liệu thống kê về mối liên hệ giữa các trận hạn hán và động đất lớn từ năm 1956 đến 1970, ông Cảnh Khánh Quốc nhận thấy rằng: “Khu vực tâm chấn của một trận động đất lớn trên 6 độ, thường là nơi khô hạn từ 1 đến 3,5 năm trước khi xảy ra động đất. Diện tích khô hạn càng lớn thì thời gian khô hạn càng kéo dài và quy mô tương ứng càng cao”.

Năm 1972, ông Cảnh Khánh Quốc đề xuất "Phương pháp dự báo trung hạn cho các trận động đất lớn liên quan đến hạn hán và động đất". Căn cứ theo quy luật này, ông Cảnh Khánh Quốc đã dự đoán về trận động đất Hải Thành vào năm 1975, đặc biệt là trận động đất ở Đường Sơn năm 1976.

Tuy nhiên, những thành quả này đã động chạm đến lợi ích của những người nắm quyền trong lĩnh vực địa chấn. Năm 1980, ông Cảnh Khánh Quốc được chuyển đến Trung tâm Phân tích và Dự báo của Cục Quản lý Động đất Nhà nước để tham gia nghiên cứu ứng dụng về dự báo động đất. Ông hiện là giám đốc Ủy ban Chuyên môn Dự báo Thiên tai của Hiệp hội Địa vật lý Trung Quốc, và là cố vấn khoa học cho Chương trình Toàn cầu của Liên hợp quốc về Quản lý và Giảm nhẹ Thiên tai.

Sau khi chủ đề "một trận động đất lớn sau đại hạn hán" một lần nữa thu hút sự chú ý của công chúng, quan chức ĐCSTQ đã lên tiếng bác bỏ tin đồn.

Tờ báo kỹ thuật số "The Paper" chỉ ra rằng ngay từ năm 2011, Trương Vĩnh Tiên, khi đó là Phó Giám đốc Phòng Dự báo Động đất, thuộc Trung tâm Mạng lưới Động đất Trung Quốc, đã nói trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông rằng: "Sử dụng các hiện tượng bất thường của khí hậu và hạn hán để dự đoán động đất có tỷ lệ báo động sai cao và rất khó để dự đoán trước động đất”.

Có thể dự đoán được động đất không? Kết luận cuối cùng của tờ "The Paper": Cho đến nay, "các nhà khoa học chưa phát hiện ra bất kỳ tín hiệu nào có vẻ chắc chắn xảy ra trước một trận động đất lớn".

Tuy nhiên, một số cư dân mạng đặt câu hỏi về trận động đất Đường Sơn là một ví dụ và chỉ ra rằng trong cuốn sách "Động đất Đường Sơn" đã đề cập đến những tình huống bất thường xảy ra vài ngày trước trận động đất ở Đường Sơn năm đó. Đặc biệt là trong những giờ trước trận động đất, dị tượng rất rõ ràng. Ví dụ, một số lượng lớn chuột chạy tán loạn, chó mèo không yên và sủa vào đêm trước trận động đất, giếng nước dâng cao.

Trước trận động đất ở Vấn Xuyên 14 năm trước, hàng trăm nghìn con cóc đã di cư ở Miên Trúc.

Nhưng về vấn đề này, chính quyền địa phương đã thuê một người được gọi là "chuyên gia động vật" để giải thích một cách vô lý rằng "những con cóc này di chuyển để chào đón Thế vận hội (2008)".

Hình ảnh trên không của huyện Vấn Xuyên sau trận động đất, chụp ngày 14 tháng 5 năm 2008. (Ảnh: wikimedia)
Hình ảnh trên không của huyện Vấn Xuyên sau trận động đất, chụp ngày 14 tháng 5 năm 2008. (Ảnh: wikimedia)

Từ lâu người xưa đã ghi chép về ‘sự liên quan giữa hạn hán và động đất’

Nhìn qua các sử liệu, có thể nhận thấy rằng từ lâu người xưa đã ghi chép về “sự liên quan giữa hạn hán và động đất”.

Mới đây, ít nhất 14 tỉnh ở Trung Quốc đã phải trải qua thời tiết khô nóng khắc nghiệt nhất trong lịch sử. (Ảnh: Getty Images)
Mới đây, ít nhất 14 tỉnh ở Trung Quốc đã phải trải qua thời tiết khô nóng khắc nghiệt nhất trong lịch sử. (Ảnh: Getty Images)

Năm 1972, miền Bắc Trung Quốc phải hứng chịu một trận hạn hán nghiêm trọng chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ, kết quả là: Năm 1975, trận động đất 7,3 độ richter xảy ra ở Hải Thành, Liêu Ninh. Năm 1976, trận động đất 7,8 độ richter xảy ra ở Đường Sơn.

Năm 1972, một trận hạn hán nghiêm trọng xảy ra ở Tây Nam Trung Quốc, dẫn đến năm 1973, một trận động đất 7,9 độ richter xảy ra ở Lô Hoắc, Tứ Xuyên. Năm 1974, một trận động đất 7,1 độ richter xảy ra ở Chiêu Thông, Vân Nam.

Ngoài ra, vào năm 2006, Tứ Xuyên và Trùng Khánh bị hạn hán nghiêm trọng, một số khu vực phải hứng chịu đợt hạn hán khắc nghiệt nhất hàng trăm năm mới có một lần, nhiệt độ ở một số khu vực nhiều lần vượt quá 40 độ, thậm chí 44 độ và hạn hán kéo dài cho đến năm 2007.

Kết quả là vào ngày 12/5/2008, đã xảy ra trận động đất ở Vấn Xuyên gây chấn động thế giới.

Bách Diệp
Theo Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

Mới nhất: 46 người chết trong trận động đất mạnh 6,8 độ richter ở Tứ Xuyên - Cảnh báo bị bác bỏ