Một câu chuyện chân thực cảm động hàng triệu người, xem xong ai cũng rơi lệ (Radio)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong lễ chia tay các học sinh tốt nghiệp, hiệu trưởng đã mời cậu con trai của người mẹ đó lên đài danh dự. Cậu con trai đó còn bối rối nghĩ: “Đỗ đại học điểm cao còn có mấy bạn nữa, sao lại chỉ mời mỗi mình lên thế này?”

Vào những năm thập niên 80 thế kỷ 20, huyện Hồng An, thành phố Hoàng Cương, tỉnh Hồ Bắc có một gia đình nông dân gồm 3 nhân khẩu. Khi cậu con trai học tiểu học thì người cha qua đời, chỉ để lại một căn nhà ngói 2 gian rách nát. Người mẹ nhịn ăn nhịn mặc tằn tiện nuôi con. Ở làng không có điện. Buổi tối, cậu con trai thắp đèn dầu học, còn người mẹ ngồi bên khâu vá. Những tờ giấy khen của cậu treo đầy trên tường, cứ như là giấy dán tường vậy, trang điểm cho 2 bức tường đất trong căn phòng. Cuộc sống cực kỳ nghèo khổ và vất vả, nhưng người mẹ chỉ chất phác kiên trì rằng: “Tuổi đi học thì phải đi học”.

Sau này người mẹ bị bệnh phong thấp nặng, không làm việc nhà nông được nữa, miếng ăn của hai mẹ con đã trở thành vấn đề lớn. Lúc này cậu con trai đã 16 tuổi và thi đỗ vào trường cấp 3 trọng điểm của huyện, nhà trường yêu cầu mỗi tháng nộp 15kg gạo cho căng-tin. Cậu con trai biết mẹ không thể kiếm nổi số gạo đó hàng tháng, nên nói với mẹ rằng: “Mẹ à, con muốn nghỉ học, giúp mẹ làm việc đồng áng”.

Lập tức, người mẹ tát con trai một cái rồi nói: “Việc học hành không thể không học, mẹ sinh ra con thì sẽ có cách nuôi con. Con hãy đến trường sớm làm thủ tục nhập học trước đi, sau đó mẹ sẽ đem gạo đến”.

Không lâu sau, có một người phụ nữ siêu siêu vẹo vẹo bước vào căng-tin trường học, bà khó nhọc lê chân vào trong và hạ bao gạo từ trên vai xuống. Bếp trưởng Hùng là người phụ trách Căng-tin, ông mở bao gạo ra, vừa nhìn thấy gạo ông đã không vui và nói: “Phụ huynh như các người chỉ thích được chút lợi nhỏ. Bà hãy xem xem, trong đây có gạo mới, gạo cũ, còn có gạo tấm nữa, khiến căng-tin chúng tôi thành cửa hàng tạp hóa rồi”.

Người mẹ xấu hổ đỏ mặt tía tai, chỉ biết không ngừng nói: “Xin lỗi, xin lỗi…”. Bếp trưởng Hùng không nói năng gì nữa, nhận chỗ gạo đó. Tiếp theo, người mẹ lấy ra một chiếc túi vải nhỏ và nói: “Thưa bác, 5 đồng này là tiền sinh hoạt phí của con trai nhà em, phiền bác chuyển giúp cho cháu”.

Bếp trưởng Hùng nhận túi tiền, bên trong là những đồng tiền xu kêu lẻng xẻng. Bếp trưởng Hùng lắc lắc đầu và nói đùa rằng: “Sao thế này, bà bán trứng vịt lộn trên phố à?”

Mặt người mẹ lại đỏ dựng lên, ấp úng nói lời cảm ơn, rồi tập tễnh bước ra ngoài.

UNSPECIFIED - CIRCA 1754: Hoard of Roman gold coins found in England (Photo by Universal History Archive/Getty Images)

Tháng thứ 2, người mẹ lại cõng một bao gạo bước vào căng-tin. Vẫn như thường lệ, bếp trưởng Hùng mở túi xem gạo, ông lập tức chau mày, vẫn là gạo tạp. Ông nghĩ, có lẽ lần trước mình chưa nói rõ, thế là ông nói dằn từng chữ: “Bất kể gạo gì tôi cũng nhận, nhưng chủng loại phải rõ ràng, không được trộn lẫn với nhau, nếu không sẽ khó nấu cơm, cơm nấu cũng dễ lẫn cơm sống. Lần sau như thế này thì tôi sẽ không nhận đâu”.

Người mẹ hoảng sợ van xin: “Thưa bác, gạo nhà em như thế này thì làm thế nào ạ?”

Bếp trưởng Hùng cảm thấy dở khóc dở cười, bèn hỏi lại: “Một mẫu ruộng nhà bà có thể trồng trăm loại lúa sao? Quả là nực cười”.

Bị châm biếm thế này, người mẹ không dám ho he gì nữa, chỉ khép nép cun cút ra về.

Tháng thứ 3, người mẹ lại đến, trên vai vẫn là một bao gạo. Bước tới chỗ bếp trưởng Hùng, trên gương mặt bà là nụ cười khẩn thiết và ngượng ngùng. Bếp trưởng Hùng mở ra xem, đùng đùng nổi giận, bực tức quát mắt rằng: “Hừm, tôi nói bà là bậc làm mẹ, sao lại ngoan cố không nghe lời thế này hử? Tại sao vẫn cứ là gạo tạp hử? Bà hôm nay mang đến thế nào thì hãy mang về như thế cho tôi”.

Người mẹ kinh hãi, hai đầu gối sụp xuống, hai dòng lệ nóng từ đôi mắt mệt mỏi thất thần trào tuôn: “Thưa bác, nhà em xin được nói thực, chỗ gạo này là nhà em đi ăn xin được”.

Bếp trưởng Hùng kinh ngạc mãi không nói ra lời. Người mẹ ngồi trên nền nhà, kéo ống quần để lộ ra đôi chân cứng nhắc sưng phồng biến dạng, rồi lau nước mắt nói: “Nhà em bị phong thấp giai đoạn cuối, đi lại cũng rất khó khăn, nói gì đến làm ruộng. Con trai hiểu biết, nó muốn nghỉ học giúp nhà em, bị nhà em tát cho một cái, bắt phải đi học…”

Người mẹ nói, bà sợ con trai biết sẽ tổn thương lòng tự trọng của nó, nên bà vẫn luôn giấu cả người làng, mỗi sáng sớm, bà liền chống gậy đi đến những thôn làng xa ngoài chục dặm để xin ăn, trời tối mới len lén mò mẫm trở về làng. Bà gom góp gạo lại để đầu tháng đem đến trường học…

Bếp trưởng Hùng nghe chuyện, khuôn mặt ông đã giàn giụa nước mắt từ khi nào không biết nữa. Ông đỡ người mẹ đứng lên và nói: “Bà quả là người mẹ tốt, tôi sẽ lập tức báo cáo việc này với hiệu trưởng, muốn nhà trường quyên góp cho nhà bà”.

Người mẹ cuống quýt ngăn lại: “Xin đừng, xin đừng, nếu con trai nhà em biết mẹ nó đi ăn xin để cho nó đi học, thì sẽ tổn thương lòng tự trọng của nó, sẽ ảnh hưởng đến việc học hành của nó, như thế không tốt. Ý tốt của bác nhà em xin ghi nhận, xin bác nhất định giữ bí mật việc này cho nhà em”.

Cuối cùng hiệu trưởng cũng biết sự việc này, ông lấy danh nghĩa nhà trường miễn giảm học phí và sinh hoạt phí cho học sinh đặc biệt khó khăn để miễn phí ăn ở và sinh hoạt cho cậu con trai của bà mẹ đó trong suốt cả 3 năm học.

3 năm sau, người con trai đã thi đỗ vào trường đại học hàng đầu quốc gia - Đại học Thanh Hoa. Trong lễ chia tay các học sinh tốt nghiệp, hiệu trưởng đã mời cậu con trai của người mẹ đó lên đài danh dự. Cậu con trai đó còn bối rối nghĩ: “Đỗ đại học điểm cao còn có mấy bạn nữa, sao lại chỉ mời mỗi mình lên thế này?”

Trong lễ chia tay các học sinh tốt nghiệp, hiệu trưởng đã mời cậu con trai của người mẹ đó lên đài danh dự. (Hình minh họa: Getty Images)

Càng khiến mọi người ngạc nhiên hơn là trên đài danh dự còn có có 3 chiếc bao xác rắn căng phồng.

Lúc này, bếp trưởng Hùng bước lên sân khấu kể câu chuyện một người mẹ đi ăn xin để lấy gạo đóng cho con đi học. Dưới khán đài im phăng phắc. Hiệu trưởng chỉ vào 3 bao xác rắn trên đài và nói: “Đây chính là 3 bao gạo mà người mẹ trong câu chuyện đi ăn xin mà có được. Đây là lương thưc mà trên đời này dùng tiền cũng không mua được. Xin mời người mẹ vĩ đại này đang ở dưới khán đài lên sân khấu”.

Cậu con trai nghi hoặc nhìn ra, chỉ thấy bếp trưởng Hùng đang dìu mẹ cậu khó nhọc lên chân từng bước từng bước lên sân khấu. Cậu con trai chấn động như gặp cơn sóng thần. Hai mẹ con đối diện nhau, ánh mắt người mẹ rực sáng dịu dàng và ấm áp, mấy sợi tóc hoa râm lòa xòa trước trán. Cậu con trai bỗng lao về phía trước ôm chầm lấy mẹ và khóc nức nở, cậu nói lớn trong tiếng nấc, âm thanh như xé nát tâm can: “Mẹ, mẹ của con…”. Tất cả mọi người có mặt đều lã chã lệ tuôn rơi.

Thanh Hà
Theo Từ Hy Vy - Sound of hope

 



BÀI CHỌN LỌC

Một câu chuyện chân thực cảm động hàng triệu người, xem xong ai cũng rơi lệ (Radio)