Một câu chuyện cổ tích mới được dịch sang 34 ngôn ngữ truyền cảm hứng cho trẻ em và người lớn

Giúp NTDVN sửa lỗi

“Ba Kho Báu” là một câu chuyện cổ tích nhẹ nhàng nhằm truyền tải thông điệp về lòng tốt, dành cho học sinh lớp một, đã nhận được nhiều phản hồi tốt và được xuất bản thành sách và được dựng thành một buổi biểu diễn âm nhạc.

Tác giả Lyudmila Orel - một nhà trị liệu ngôn ngữ sống ở Ukraine - chia sẻ lý do tại sao “Câu chuyện cổ tích về hoa sen” của cô, ban đầu được viết cho trẻ em, nhưng lại có thể cuốn hút người trưởng thành, và truyền cảm hứng cho mọi người ở mọi lứa tuổi.

Tác giả Lyudmila Orel chia sẻ lý do tại sao “Câu chuyện cổ tích về hoa sen” của cô, ban đầu được viết cho trẻ em, nhưng lại có thể cuốn hút người trưởng thành.
Tác giả Lyudmila Orel chia sẻ lý do tại sao “Câu chuyện cổ tích về hoa sen” của cô, ban đầu được viết cho trẻ em, nhưng lại có thể cuốn hút người trưởng thành. (Được sự cho phép của Katsiaryna Babok qua Armina Nimenko)

Câu chuyện cổ tích miêu tả hành trình sống của một hạt sen nhỏ bị chôn vùi sâu dưới Hồ nước Ma thuật. Con đường đầy gian khổ của hạt giống đòi hỏi phải chiến thắng những sinh vật lạ, để có thể vươn lên từ vùng nước âm u thành một bông hoa sen lộng lẫy. Tuy nhiên, sự chuyển hóa đáng chú ý này chỉ có thể thực hiện được khi ghi nhớ điều mà Đại Liên Hoa đã dạy: “Ba Kho Báu” trong đời người đó chính là CHÂN - THIỆN - NHẪN.

Tác giả Lyudmila Orel - một nhà trị liệu ngôn ngữ sống ở Ukraine
Tác giả Lyudmila Orel - một nhà trị liệu ngôn ngữ sống ở Ukraine. (Được sự cho phép của Mishchenko Olga qua Armina Nimenko)

Orel cho biết lý do tại sao câu chuyện cổ tích đơn giản của cô lại chạm đến trái tim trên khắp thế giới bởi vì "thông điệp mang năng lượng mạnh mẽ về các quy luật vĩnh cửu của Chân-Thiện-Nhẫn."

“Câu chuyện ‘Ba Kho Báu’ này là lời hồi đáp trong tâm hồn mỗi người ở mọi lứa tuổi. Mọi người đều cần niềm tin và hy vọng để có thể sửa chữa những lỗi lầm trong cuộc sống,” Orel nói. “Cuộc đời của mỗi người đều giống như một câu chuyện cổ tích. Và Đại Liên Hoa (tượng trưng cho vị Thần) vẫn đang chờ đợi chúng ta, và hy vọng chúng ta có thể hoàn thiện bản thân, tìm ra con đường chân chính trong cuộc đời”.

Lyudmila Orel (47 tuổi), từng làm việc trong lĩnh vực y tế 12 năm, cho biết cô đã nhận được những phản hồi tích cực đầy hứa hẹn về “Câu chuyện cổ tích Hoa sen”, được phát hành lần đầu bằng tiếng Nga vào năm 2013 với 10.000 bản, và hiện có bản trực tuyến bằng 34 ngôn ngữ.

Cô kể lại rằng, một độc giả ở thành phố Odessa (Ukraine) đã nói với cô rằng, câu chuyện cổ tích này nói về "điều quan trọng nhất" trong cuộc đời. “Đây không phải là câu chuyện của trẻ em. Đây là một câu chuyện dành cho người lớn. Điều quan trọng là tất cả người lớn phải đọc nó”.

Trong khi đó một người đàn ông đến từ Armenia nói "Đây là câu chuyện về cuộc đời tôi!"

Ký tự Trung Quốc được hiển thị trong hình ảnh này là "Zhen", có nghĩa là trung thực.
Ký tự Trung Quốc được hiển thị trong hình ảnh này là "Zhen", có nghĩa là trung thực. (Được sự cho phép của Katsiaryna Babok qua Armina Nimenko)

'Ba Kho Báu'

Nội dung được đề cập trong câu chuyện cổ tích “Ba Kho Báu”, được Orel chia sẻ bắt nguồn từ môn tu luyện tinh thần cổ xưa Pháp Luân Đại Pháp mà cô đã thực hành từ năm 2001. Ba chữ Chân-Thiện-Nhẫn như chiếc la bàn đạo đức đã dẫn dắt cuộc đời của Orel, cũng như truyền cảm hứng cho cô sáng tác câu chuyện.

Pháp Luân Đại Pháp, hay Pháp Luân Công, là một môn tu luyện hoàn thiện bản thân bao gồm năm bộ bài tập và các bài giảng đạo đức dựa trên các nguyên lý về Chân - Thiện - Nhẫn. Bộ môn này đã trở nên phổ biến vào cuối những năm 1990 và được công nhận vì đã mang đến những lợi ích sức khỏe to lớn. Hiện nay đã lan rộng ra hơn 100 quốc gia và có hơn 100 triệu người từ mọi tầng lớp xã hội thực hành hệ thống thiền định ôn hòa này.

Lyudmila Orel tập bài công pháp thứ năm của Pháp Luân Công.
Lyudmila Orel tập bài công pháp thứ năm của Pháp Luân Công. (Được sự cho phép của Mishchenko Olga qua Armina Nimenko)

Orel từng bị thoát vị đĩa đệm và mắc bệnh viêm amidan mãn tính. Orel không có đủ tài chính để lựa chọn các phương pháp điều trị lau dài. Vì vậy cô quyết định đi tập vật lý trị liệu, và cơ duyên này đã dẫn cô đến với môn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Trong một buổi vật lý trị liệu, người hướng dẫn của Orel nói với cô rằng, một trong những động tác mà cô đang làm là “tư thế khí công” và khuyến khích cô tìm kiếm một môn tập khí công nếu nó giúp cô thấy nhẹ nhõm hơn. Ba tháng sau, Orel nhìn thấy một thông báo trên đường phố về một môn khí công miễn phí có tên là Pháp Luân Đại Pháp.

Orel cho biết nhờ luyện công, cô đã dần lấy lại sức khỏe. Cô cũng học cách nhìn mọi thứ theo hướng tích cực khi gặp phải vấn đề trong cuộc sống.

“Chúng ta không nên tìm ai đó để đổ lỗi cho các vấn đề của mình. Và thay vì mong muốn thay đổi người khác, chúng ta nên nhìn lại bản thân và cải thiện tâm tính. Một cách tự nhiên vấn đề cũng sẽ được thay đổi ở một mức nhất định”, Orel nói

Lên kế hoạch cụ thể để tự cải thiện

Orel quyết định chọn hoa sen làm nhân vật chính trong câu chuyện của mình, khi một người bạn hỏi cô rằng liệu cô có thể soạn một bài học đạo đức dành cho trẻ em không.

Cô giải thích rằng hoa sen không chỉ tượng trưng cho sự thuần khiết và lòng nhân từ ở phương Đông, mà còn là biểu tượng của sự hoàn thiện bản thân. Cô hy vọng rằng câu chuyện cổ tích này khuyến khích các cuộc thảo luận giữa cha mẹ, các nhà giáo dục và trẻ em, dựa trên nền tảng đạo đức vững chắc có thể giúp đỡ bất cứ ai khi đối mặt với tình huống khó khăn.

“Tôi tin rằng khi một người có nền tảng giá trị đạo đức vững chắc từ khi còn nhỏ, họ sẽ có một kim chỉ nam để phân biệt giữa thiện và ác, có cơ hội để sống một cuộc đời xứng đáng, không đánh mất chính mình và chống lại những cám dỗ,” Orel nói.

Irina Vetryak, giám đốc Nhà hát Thiếu nhi Odessa đã dàn dựng một buổi biểu diễn âm nhạc dựa trên “Câu chuyện cổ tích Hoa sen” vào năm 2013, và mời Orel giao lưu với một số diễn viên nhí từ 5 đến 7 tuổi trong một bữa tiệc trà.

Cô giải thích rằng hoa sen không chỉ tượng trưng cho sự thuần khiết và lòng nhân từ ở phương Đông, mà còn là biểu tượng của sự hoàn thiện bản thân.
Cô giải thích rằng hoa sen không chỉ tượng trưng cho sự thuần khiết và lòng nhân từ ở phương Đông, mà còn là biểu tượng của sự hoàn thiện bản thân. (Được sự cho phép của Katsiaryna Babok qua Armina Nimenko)

Orel nói: “Chúng tôi uống trà, nói chuyện và sau đó làm hoa sen bằng giấy origami. Và vào cuối buổi gặp mặt, các em tự biến thành những bông hoa sen nhỏ trong một thời gian ngắn - các em ngồi kiết già và cố gắng tĩnh tâm để cảm nhận sự bình yên trong tâm hồn”

Vetryak nói với Orel rằng bọn trẻ đã trải qua những thay đổi như thế nào trong hành vi và kết quả học tập ở trường.

Có một câu chuyện thú vị nổi bật: Một diễn viên 16 tuổi nhận xét sau màn trình diễn, "Bạn có nhận thấy rằng tôi đã ngừng nói lắp không?"

Vì các nguyên tắc đạo đức được miêu tả trong câu chuyện cổ tích cũng có thể áp dụng cho các tình huống thực tế, một số cha mẹ thậm chí đã tạo ra phiên bản câu chuyện của riêng họ.

Trong cuộc sống hàng ngày, Orel thường khuyên những bậc cha mẹ đang phàn nàn về hành vi của con cái họ hãy lập danh sách và dán vào tủ lạnh. Orel tin rằng con cái phản ánh hành vi của cha mẹ chúng. Do đó, mục đích của cô là liệt kê ra những thói quen không tốt của cha mẹ trước tiên, và tìm cách thay đổi bản thân trước khi muốn sửa đổi hành vi con cái mình.

Lyudmila Orel tập bài công pháp thứ năm của Pháp Luân Công với trẻ em trong công viên.
Lyudmila Orel tập bài công pháp thứ năm của Pháp Luân Công với trẻ em trong công viên. (Được sự cho phép của Denys Nahorniuk qua Armina Nimenko)

Ngoài các nguyên tắc phổ biến về Chân - Thiện - Nhẫn, Orel gợi ý rằng có nhiều giá trị quan trọng khác trong mỗi gia đình được truyền lại từ các thế hệ cũ, chẳng hạn như “chân thành, cởi mở, vị tha, sẵn sàng giúp đỡ, tôn trọng, hết mình công việc."

Ví dụ, Orel cho biết cha mẹ cô tin vào cuộc sống lương thiện và có trái tim bao dung với người khác. Cha cô đã dạy cô, "Hãy sống trung thực và con sẽ có giấc ngủ ngon."

“Điều rất quan trọng là phải truyền những giá trị này cho trẻ em. Tôi rất biết ơn bố mẹ vì tôi đã lớn lên trong một môi trường như vậy.” Cô nói.

Orel hy vọng rằng câu chuyện cổ tích "Ba Kho Báu" sẽ giúp ích cho mọi người trong cuộc sống của họ. “Chúng ta, những người thân yêu của chúng ta và thế giới này rất cần những phẩm chất vô giá này,” Orel nói.

Đọc truyện "Chuyện cổ tích hoa sen" tại đây hoặc xem toàn bộ video tại đây.

Thiên Bình

Theo Epoch Times tiếng Anh



BÀI CHỌN LỌC

Một câu chuyện cổ tích mới được dịch sang 34 ngôn ngữ truyền cảm hứng cho trẻ em và người lớn