Một nữ sinh bị ép cởi quần áo để chụp ảnh, sự việc gây xôn xao cộng đồng mạng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đoạn video cho thấy nữ sinh bị kẻ bạo hành đe dọa, nhục mạ, đấm và đá. Vụ việc bạo lực học đường này đã làm dấy lên sự phẫn nộ của cư dân mạng đại lục.

Mới đây, một đoạn video ghi lại cảnh một nữ sinh ở huyện Phong Khâu, thành phố Tân Hương, tỉnh Hà Nam bị ép cởi quần áo và chụp ảnh đã được tung lên mạng. Theo video được đăng tải trên mạng, nhiều người đã đe dọa bắt cô gái nạn nhân cởi quần áo để chụp ảnh. Những người này dùng lời lẽ thô tục chửi mắng, thậm chí tát, kéo tóc và đá vào người cô gái. Nạn nhân bị cưỡng bức cởi bỏ quần áo nằm cuộn tròn trong góc, cô gái còn bị bạo hành lấy tàn thuốc châm, dí vào người rồi dùng gậy đánh đập.

Trong video, một nữ sinh bạo hành nói với nạn nhân: "Đồ lót không cởi, chỉ cởi quần áo thôi sao? Có cởi ra hay không? Có cởi không?”. Đồng thời nghe thấy tiếng ai đó đánh vào đầu cô gái, ép cô ấy phải cởi bỏ hết quần áo. Sau đó một nam sinh nói: “Có cởi ra hay không?".

Sau đó nữ sinh bị hại van nài: "Làm ơn đi".

Khi đó, có nam sinh hét lên: "Sao chúng ta không tránh ra trước, để nó cởi ra rồi chúng ta quay lại".

Mới đây, đoạn video ghi lại cảnh một nữ sinh ở huyện Phong Khâu, thành phố Tân Hương, tỉnh Hà Nam bị nhiều người cưỡng bức để chụp ảnh đã thu hút sự chú ý. (Ảnh chụp màn hình video)
Mới đây, đoạn video ghi lại cảnh một nữ sinh ở huyện Phong Khâu, thành phố Tân Hương, tỉnh Hà Nam bị nhiều người cưỡng bức để chụp ảnh đã thu hút sự chú ý. (Ảnh chụp màn hình video)

Vụ việc sau khi bị tố cáo, có thông tin cho rằng những người liên quan là học sinh lớp 9 của một trường trung học cơ sở ở huyện Phong Khâu.

Ngày 8/12, Văn phòng Công an huyện Phong Khâu, tỉnh Hà Nam đã phát đi thông báo cho biết nạn nhân đã trình báo cảnh sát vào ngày 26/11. Sau đó vào ngày 6/12 cảnh sát đã tạm giữ cả 6 người, trong đó có Liu (nữ, 14 tuổi) và những người liên quan, tiến hành xử phạt hành chính.

Vụ việc bạo lực học đường này đã làm dấy lên sự phẫn nộ trong cộng đồng mạng. Các cư dân mạng để lại những lời bình luận như:

"Tạm giữ hành chính quá nhẹ. Những người này tuy còn là học sinh, nhưng là hình thức ban đầu của xã hội đen. Bọn họ sẽ không thèm để ý, về sau lại tiếp tục làm chuyện ác?"

"Rất đáng trách. Đừng chia những kẻ bắt nạt thành trẻ vị thành niên, tất cả đều phải ngồi tù. Người bị bắt nạt có lẽ sẽ bị ám ảnh suốt đời".

"Nhìn thật xót xa, cha mẹ nhìn thấy cảnh này sẽ đau lòng biết bao".

"Chúng ta phải phản đối bạo lực học đường, và trừng phạt nghiêm khắc những học sinh có hành vi xấu này".

"Yuan Zhezhi", một cư dân mạng Sina Weibo đại lục cho biết:

"Nữ sinh này bị nhiều người bắt nạt, bị ép cởi quần áo để chụp ảnh, không cởi còn bị đốt bằng tàn thuốc. Còn có cả học sinh nam ở đó. Những đứa trẻ vị thành niên này không biết mình phạm phạm hay sao? ‘Tử bất giáo phụ chi quá’, phụ huynh của những học sinh này cũng phải chịu trách nhiệm rất lớn. Việc cha mẹ không dạy dỗ tốt con cái khiến những đứa trẻ vị thành niên này trở nên ngang tàng, bắt nạt người khắp nơi. Mong rằng nhà trường sẽ điều tra, xử lý, đồng thời tạo sự thoải mái về tâm lý cho nữ sinh bị nạn".

Bạo lực học đường liên tiếp xảy ra, nguyên nhân do đâu?

Những năm gần đây, tại các trường học ở Trung Quốc đại lục liên tục xảy ra các vụ việc bạo lực học đường gây xôn xao dư luận. Vào ngày 19 tháng 3 năm nay, truyền thông chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), tạp chí "Bán nguyệt đàm" đã đăng một bài báo với tựa đề "97% trường hợp bạo lực học đường không được nhìn thấy", thú nhận rằng "nạn bạo lực học đường phát triển trong một góc khuất bí mật".

One Psychology là một nền tảng chuyên cung cấp các dịch vụ tâm lý, với 2,8 triệu người dùng trả phí. One Psychology đã xuất bản một bài báo với tiêu đề "Nguyên nhân thường xuyên xảy ra bạo lực học đường" vào tháng 10 năm ngoái. Bài viết phân tích: Nếu coi xã hội là một chỉnh thể, thì những vụ bạo lực học đường liên tiếp xảy ra trong những năm gần đây chính là dùng sự thật đẫm máu để bộc lộ những vấn đề vô hình. Những vấn đề này có thể đã được nhen nhóm từ lâu, nhưng khi chúng ta nhắm mắt làm ngơ, xã hội chỉ có thể thông qua phương thức để nhắc nhở chúng ta”.

Bạo lực học đường ngày càng nhiều ở Trung Quốc đại lục. (Ảnh: Shutterstock)
Bạo lực học đường ngày càng nhiều ở Trung Quốc đại lục. (Ảnh: Shutterstock)

"Vấn đề vô hình" là gì? Về vấn đề này, bà Lý Nguyên Hoa (Li Yuanhua), cựu phó giáo sư Viện Khoa học Giáo dục của Đại học Sư phạm Thủ đô Trung Quốc, trước đây đã nói với Epoch Times rằng: ĐCSTQ tuyên dương bạo lực bằng triết học đấu tranh, điều này đã gây ra tác động xấu đến sức khỏe tinh thần của học sinh.

Bà Lý Nguyên Hoa nói rằng: "Nguyên nhân chủ yếu nhất là ĐCSTQ tuyên dương văn hóa đảng, hệ quả là thúc đẩy bạo lực học đường. Hình thái văn hóa của ĐCSTQ là coi đối phương là kẻ thù, giải quyết bất kỳ chuyện gì cũng sử dụng thủ đoạn bạo lực. Loại văn hóa này lan tràn trong xã hội, bất tri bất giác đã ảnh hưởng đến con trẻ. Bởi vì trẻ em trong quá trình trưởng thành, trong gia đình, ngoài xã hội, đều nhìn thấy những điều này. Bạo lực học đường cũng là một loại văn hóa bạo lực".

Bà cho hay: "Bản thân trẻ ở tuổi dậy thì còn chưa ổn định về mặt tâm lý, việc giáo dục ở nhà trường cũng không đến nơi đến chốn. Bởi vì thực trạng giáo dục ở Trung Quốc hiện nay chủ yếu vẫn là giáo dục theo định hướng thi cử, xoay quanh việc thi cử. Như vậy, những việc không liên quan đến thi cử, chẳng hạn như tư vấn tâm lý, hầu hết đều do giáo viên kiêm nhiệm, cũng không chuyên nghiệp".

Về giải pháp cho bạo lực học đường, bà Lý Nguyên Hoa nói:

"Một số người cho rằng chúng ta nên bắt đầu từ gia đình, nhưng nhận thức của các bậc cha mẹ cũng đến từ xã hội. Ở những xã hội bình thường khác, rất ít xung đột bạo lực, nhưng ở Trung Quốc thì đặc biệt phổ biến. Học sinh Trung Quốc khi đi du học ở nước ngoài, sau khi thất tình còn giết cả đối phương. Ở nước ngoài cũng có bạo lực học đường, nhưng ở Trung Quốc thì càng phổ biến hơn".

"Ở phương tây có nhiều đoàn thể viện trợ, các cá nhân có thể nhận được sự giúp đỡ thông qua các kênh tư nhân hoặc chính quyền, nhưng điều này là không thể ở Trung Quốc, bởi vì Trung Quốc không phải là một xã hội biết phân rõ phải trái. Nếu như bên bắt nạt không đạt đến mức độ phạm tội, gia đình lại có quyền thế, cá nhân bạn lại phản kháng yếu ớt hoặc hoặc bạn sẽ bị bắt nạt nhiều hơn. Vậy nên, đứa trẻ từ một gia đình yếu thế cũng sẽ từ bỏ việc tìm kiếm sự trợ giúp, bởi vì nó không thể nhìn thấy một ví dụ thực tế nào như vậy. xem này. Điều này cũng dẫn đến bạo lực học đường trở nên nghiêm trọng hơn".

Quỳnh Chi
Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Một nữ sinh bị ép cởi quần áo để chụp ảnh, sự việc gây xôn xao cộng đồng mạng