Mùa Đông nên uống loại nước nào để vừa giữ ấm cơ thể lại tốt cho sức khoẻ?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Những đồ uống này sẽ giúp bạn cảm thấy ấm áp hơn, xua tan cái lạnh của tiết trời Đông.

  1. Ca cao nóng

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cacao giàu protein, carbohydrate và lipid giúp cung cấp năng lượng. Chất béo trong cacao chủ yếu là các triglyceride và các acid béo không no, hàm lượng chất béo tốt trong cacao tương đương với hàm lượng chất béo không bão hòa đơn có trong dầu olive.

Ngoài ra, cacao còn chứa hàm lượng chất xơ hòa tan cao giúp cải thiện bệnh táo bón. Không chỉ vậy, uống cacao còn cung cấp cho cơ thể rất nhiều khoáng chất thiết yếu, như mangan, đồng, sắt, magie... Đây là những chất rất cần cho quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Cách pha: Món cacao nóng là loại thức uống có vị đắng nhẹ của cacao kết hợp cùng vị ngọt béo của sữa đặc, tất cả các nguyên liệu trên đã tạo nên một thức uống vừa ấm áp vừa ngon miệng trong những đêm mùa đông buốt giá. Cho 2 thìa bột ca cao vào 200ml nước nóng cùng với sữa đặc (tuỳ độ ngọt bản thân ưa thích), khuấy đều rồi thưởng thức. Uống vào mỗi buổi sáng để có một sức khỏe tốt.

Uống ca cao nóng vào mỗi buổi sáng để có một sức khỏe tốt. (Ảnh pexels)
  1. Trà sả

Trà sả có công dụng chữa cảm lạnh và ho bằng cách kết hợp lá sả, mật ong, hạt tiêu, quế, nước cốt chanh, lá bạc hà. Loại trà sả hỗn hợp này giúp thông mũi họng, giữ ấm toàn thân và dịu cơn ho trong mùa lạnh.

Ngoài ra, trà sả có tính kháng nấm, kháng khuẩn, chống ký sinh trùng, đặc biệt chống viêm. Khi bạn gặp phải những triệu chứng về đường tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu,... cách đơn giả là dùng nguyên sả từ 30-50g sả, sắc lấy nước uống 2-3 lần trong ngày để chữa trị các triệu chứng trên.

Cách làm trà sả hỗn hợp: 6 cây sả, 50gr gừng tươi, tinh dầu hoa cúc: 1 giọt, lá dứa: 1 lá, nước: 1 lít, mật ong: ½ thìa. Gừng không gọt vỏ cắt thành lát mỏng, đập dập sả cắt thành từng khúc, lá dứa rửa sạch. Thêm sả, gừng và lá dứa vào ấm, sau đó, đun sôi. Khi nước sôi, đun nhỏ lửa trong khoảng một giờ. Thêm ½ thìa mật ong tùy khẩu vị và thưởng thức.

Uống loại trà này mỗi ngày, giúp bảo vệ sức khỏe và phòng chống bệnh tật hiệu quả.

  1. Trà hoa cúc

Một tách trà hoa cúc ấm sẽ giúp bạn phòng cảm lạnh, cúm, giúp thanh nhiệt, hạ hỏa, mát phổi, thanh lọc gan và an thần. Đặc biệt, trà hoa cúc còn hiệu quả với những triệu chứng khô miệng, nhiệt, khô mắt do thời tiết hanh khô của mùa Đông gây ra.

Dùng trà hoa cúc thường xuyên sẽ giúp cơ thể giảm căng thẳng, tâm trạng thư thái, ngủ sâu giấc. Với những bệnh nhân tiểu đường, trà hoa cúc giúp kiểm soát bệnh và giảm đường huyết tốt hơn ở những người không uống.

Vì hoa cúc có tính mát, tác dụng thanh nhiệt nên những người tỳ vị hư hàn, hay lạnh tay chân, lạnh bụng, huyết áp thấp thì không nên dùng trà hoa cúc. Phụ nữ mang thai, người dị ứng, hệ tiêu hóa kém, người già và trẻ nhỏ, người bị cảm lạnh không nên uống trà hoa cúc.

Trà hoa cúc mật ong uống vào buổi tối trước khi ngủ 30 phút sẽ giúp làm ấm cơ thể, xua tan căng thẳng, giúp bạn dễ ngủ và có một giấc ngủ sâu.

Trà hoa cúc mật ong uống vào buổi tối giúp bạn có giấc ngủ sâu. (Ảnh pexels)
  1. Trà gừng

Vào mùa đông, trà gừng sẽ giúp bạn giữ ấm cơ thể, ngăn ngừa cảm lạnh. Uống đều đặn 2-4 tách trà gừng sẽ có tác dụng thông xoang, long đờm, hạn chế chất nhờn gây tắc nghẽn đường thở. Gừng có tác dụng kháng vi rút và kháng khuẩn nên có lợi cho đường hô hấp.

Bên cạnh đó, trà gừng tốt cho sức khỏe dạ dày, khắc phục những sự cố liên quan đến đầy hơi, tiêu hóa kém, thậm chí cả ung thư ruột.

Qua nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học, gừng có nhiều hợp chất pararadol và gingerol, có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư, hạn chế khối u di căn sang các tế bào mô và bộ phận khác.

Tuy nhiên nếu bạn lạm dụng cũng không hề tốt cho sức khỏe, sẽ gây chướng bụng, đầy hơi. Ngoài ra, gừng còn gây loãng máu. Vì vậy bạn bên cân nhắc lượng trà gừng tiêu thụ trong một ngày.

Trà gừng ngăn ngừa cảm lạnh. (Ảnh pexels)
  1. Trà bạc hà

Lá bạc hà chứa vitamin B, canxi, kali giúp tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể. Vì vậy, trà bạc hà có thể giúp chống lại một số bệnh thông thường mùa đông như cảm lạnh, ho khan, cảm cúm,...

Một ly trà bạc hà hàng ngày sẽ giúp bạn tăng cường hệ tiêu hóa, làm giảm các cơn co thắt đường hô hấp và đường tiêu hóa.

Lưu ý: trà bạc hà không thích hợp dùng cho trẻ nhỏ, hoặc bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp.

  1. Sữa hạt

Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, macca và yến mạch có thể được chế biến thành món sữa hạt ấm áp cho mùa đông buốt giá đấy.

Các loại sữa được chế biến từ hạt không chỉ thơm béo, hấp dẫn mà còn giúp làm ổn định hệ tiêu hóa của bạn và mang lại các lợi ích sức khỏe như đẹp da và giảm cân.

  1. Sữa đậu nành

Trong sữa đậu nành giàu protein và vitamin, một ly sữa đậu nành mỗi ngày sẽ giúp cho Phụ nữ ngăn ngừa bệnh ung thư vú, giảm cholesterol xấu, giảm nguy cơ loãng xương, chống oxy hóa…

  1. Nước chanh, cam

Khi trời trở lạnh khiến chúng ta lười uống nước, thời gian lâu sẽ khiến cơ thể bị mất nước, mệt mỏi, gây khô da và một số vấn đề tiêu hóa. Chỉ cần 1 cốc nhỏ, bạn đã giúp cơ thể giữ đủ nước và bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết.

Chanh giàu vitamin C, đáp ứng tới 51% nhu cầu hàng ngày nên hỗ trợ bảo vệ sức khỏe tim mạch. Uống nước chanh vào mùa đông vô cùng có lợi cho sức khỏe của bạn, vì trong chanh chứa nhiều vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, đây là thức uống rất tốt cho cơ thể vừa giúp loại bỏ các sắc tố trên da, trắng da, tăng độ đàn hồi cho da và điều đặc biệt là giúp da không bị khô ráp hay nứt nẻ vào mùa đông này.

Nước chang tăng sức đề kháng. (Ảnh pexels)

Ngoài nước chanh, bạn có thể uống nước cam vì hàm lượng vitamin C trong cam cũng nhiều hơn so với chanh.

Có thể thêm 1 thìa mật ong vào nước chanh để tăng miễn dịch và chống lại những bệnh vặt trong mùa đông. Đặc biệt đây cũng là cách chữa viêm họng mà không phải dùng thuốc. Nhờ lượng vitamin C dồi dào, nước chanh sẽ hỗ trợ tăng cường sức khỏe gan hiệu quả nhất.

Tố Như
(Tổng hợp)



BÀI CHỌN LỌC

Mùa Đông nên uống loại nước nào để vừa giữ ấm cơ thể lại tốt cho sức khoẻ?