Múa rối nước: Nghệ thuật dân gian độc đáo nghìn năm của Việt Nam 

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nếu bạn đến Việt Nam du lịch, múa rối nước là một hoạt động văn hóa không thể bỏ qua. Biểu diễn của nghệ thuật truyền thống này là dựng một sân khấu trên hồ bơi, các nghệ sĩ “vô hình” đứng ở đằng sau tấm rèm và điều khiển những con rối bằng cọc tre và dây dài, để khiến chúng thực hiện các hành động khác nhau để diễn một câu chuyện. Trong toàn bộ màn biểu diễn, các nghệ sẽ phải ngâm nửa người trong nước để đạt được màn trình diễn mãn nhãn, có thể gọi họ là những anh hùng hậu trường thực sự.

Múa rối nước Việt Nam được cho là có nguồn gốc từ đồng bằng sông Hồng và đã tồn tại từ thế kỷ thứ 11. Khi đó, người dân sẽ dựng lều dưới nước và múa rối để giải trí trong mùa nông nhàn, hoặc khi nước sông dâng cao. Với sự phát triển của thời đại, múa rối nước đã phát triển thành một nghệ thuật biểu diễn dân gian, và hiện là một nét văn hóa truyền thống của Việt Nam.

Các tiết mục của múa rối nước đa dạng, từ cuộc sống nông thôn, câu chuyện lịch sử đến thần thoại và các câu truyện truyền thuyết. Sẽ có một dàn nhạc đi kèm với buổi biểu diễn, một số thành viên của dàn nhạc cũng sẽ đóng vai trò là người kể chuyện và ca xướng. Múa rối nước ngày nay thường gồm nhiều vở kịch ngắn thay vì một vở kịch dài, đôi khi lấy truyện cổ tích nước ngoài làm chủ đề để đáp ứng nhu cầu giao lưu quốc tế.

Những con rối biểu diễn được chạm khắc và sơn từ gỗ sung, vì loại gỗ này nhẹ có thể nổi trên mặt nước, sau đó chúng sẽ được sơn để đạt được hiệu quả chống thấm nước và bảo quản lâu dài. Chiều cao của những con rối này khoảng vài chục cm, trọng lượng từ 9 đến 14 kg, người điều khiển rối thường dùng cọc tre, dây mảnh để điều khiển chúng từ phía sau bức mành tre trên sân khấu, còn những con rối lớn hơn thì phải có sự phối hợp của hai hoặc ba người người để điều khiển.

Hình thù của con rối thường tươi tắn, ngộ nghĩnh, tính hài và tính tượng trưng cao. Nhân vật tiêu biểu nhất là chú Tễu – thân hình tròn trĩnh, nụ cười hóm hỉnh lạc quan, chú Tễu là nhân vật mở màn của vở kịch, xuất hiện vui vẻ, nghịch ngợm làm nhiệm vụ giáo đầu dẫn chuyện.

undefined
Hình thù của con rối thường tươi tắn, ngộ nghĩnh, tính hài và tính tượng trưng cao. (Wikipedia)

Sự thành công của quân rối nước chủ yếu trông vào sự cử động của thân hình, hành động làm trò đóng kịch của nó.

Sân khấu rối nước là khoảng trống trước mặt buồng trò. Buồng trò, sân khấu được trang bị cờ, quạt, voi, lọng, cổng hàng mã...Buổi diễn rất nhộn nhịp với lời ca, tiếng trống, mõ, tù và, chen tiếng pháo chuột, pháo thăng thiên, pháo mở cờ từ dưới nước lên, trong ánh sáng lung linh và màn khói huyền ảo.

Rối nước lấy động tác làm ngôn ngữ diễn đạt, gắn bó chặt chẽ với âm nhạc. Âm nhạc điều khiển tốc độ, giữ nhịp, dẫn dắt động tác, gây không khí với tiết tấu truyền thống giữ vai trò chủ đạo, nhạc rối nước thường sử dụng các làn điệu chèo hoặc dân ca đồng bằng Bắc Bộ.

Những nghệ sĩ múa rối dễ mắc bệnh thấp khớp, nấm tổ đỉa vì thường xuyên ngâm mình trong nước. Trong khi những nghệ sĩ múa rối thời kỳ đầu họ phải uống nước mắm hoặc trà gừng để tránh lạnh trước khi biểu diễn vào mùa đông. Ngày nay, những nghệ sĩ múa rối hiện đại được trang bị quần áo bảo hộ không thấm nước.

Khán giả dù không hiểu tiếng Việt vẫn có thể thưởng thức loại hình biểu diễn này, bởi họ có thể hiểu đại khái nội dung câu chuyện từ chuyển động của những con rối, điều này phải nhờ đến công sức của những người điều khiển rối. Cho đến khi kết thúc màn biểu diễn, những anh hùng hậu trường này sẽ xuất hiện từ bể bơi để hạ màn, nhận những tràng pháo tay tán thưởng của khán giả.

Lý Ngọc

(Tổng hợp từ Epichtimes, wikipedia)



BÀI CHỌN LỌC

Múa rối nước: Nghệ thuật dân gian độc đáo nghìn năm của Việt Nam