Ngũ hành năm 2024 theo các tháng, ngũ hành tương sinh tương khắc?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Năm 2024 thuộc hành gì? Thông tin chi tiết về ngũ hành năm 2024 theo các tháng ra sao? Ngũ hành tương sinh tương khắc là gì?

Đồng thời bài viết cung cấp thông tin chi tiết về 30 biểu tượng ngũ hành nạp âm năm 2024 cùng bảng lục thập hoa giáp.

Năm Giáp Thìn 2024 thuộc ngũ hành gì?

Năm 2024 là năm Giáp Thìn hay còn gọi là năm con Rồng. Đối chiếu âm lịch và dương lịch thì năm Giáp Thìn được tính từ ngày 10/02/2024.

  • Người sinh năm 2024 cầm tinh con Rồng
  • Can chi (tuổi Âm lịch): Giáp Thìn
  • Ngũ hành năm 2024 Giáp Thìn là Phú Đăng Hỏa (Lửa đèn to)
  • Tương sinh với mệnh hành: Mộc và Thổ
  • Tương khắc với mệnh hành: Thủy và Kim

Như vậy ngũ hành năm 2024 là Hỏa. Nếu sinh năm 2024 thì dù nam mệnh hay nữ mệnh cũng đều thuộc hành Hỏa (Phú Đăng Hỏa)

Ngũ hành các tháng trong năm 2024

Dưới đây là ngũ hành năm 2024 cụ thể theo từng tháng trong năm (tính theo tháng âm lịch):

  • Ngũ hành năm 2024 tháng 1 là tháng Bính Dần, thuộc hành Hỏa (Lư Trung Hỏa)
  • Tháng 2 là tháng Đinh Mão, thuộc hành Hỏa (Lư Trung Hỏa)
  • Ngũ hành năm 2024 tháng 3 là tháng Mậu Thìn, thuộc hành Mộc (Đại Lâm Mộc)
  • Tháng 4 là tháng Kỷ Tỵ, thuộc hành Mộc (Đại Lâm Mộc)
  • Tháng 5 là tháng Canh Ngọ, thuộc hành Thổ (Lộ Bàng Thổ)
  • Ngũ hành năm 2024 tháng 6 là tháng Tân Mùi, thuộc hành Thổ (Lộ Bàng Thổ)
  • Tháng 7 là tháng Nhâm Thân, thuộc hành Kim (Kiếm Phong Kim)
  • Ngũ hành năm 2024 tháng 8 là tháng Quý Dậu, thuộc hành Kim (Kiếm Phong Kim)
  • Ngũ hành năm 2024 tháng 9 là tháng Giáp Tuất, thuộc hành Hỏa (Sơn Đầu Hỏa)
  • Tháng 10 là tháng Ất Hợi, thuộc hành Hỏa (Sơn Đầu Hỏa)
  • Ngũ hành năm 2024 tháng 11 là tháng Bính Tý, thuộc hành Thủy (Giảm Hạ Thủy)
  • Ngũ hành năm 2024 tháng 12 là tháng Đinh Sửu, thuộc hành Thủy (Giảm Hạ Thủy)

Xem thêm: Ngũ hành năm 2023 theo các tháng, ngũ hành năm sinh con giáp

Ngũ hành là gì?

Ngũ hành là 5 hành tố cơ bản: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Theo thuyết ngũ hành, vạn vật trên vũ trụ này đều được tạo ra từ 5 hành tố này. Các yếu tố này đều có sự tác động qua lại lẫn nhau và có những tính chất riêng.

  • Hành kim tượng trưng cho kim loại, có tính chất thu lại
  • Hành mộc tượng trưng cho cây, có tính động, khởi đầu.
  • Thổ tượng trưng cho đất, có tính sinh sản, nuôi dưỡng
  • Hành thủy tượng trưng cho nước, có tính tàng chứa

  • Hành hỏa tượng trưng cho lửa, có tính chất tỏa ra

Các biểu tượng của Ngũ hành

Hành Mộc

  • Tượng trưng: Mùa Xuân – Phương Đông – Mùa Xanh
  • Vật liệu: Gỗ.

Mặc dù các hành liên tiếp nhau theo một trật tự liên tục không có đầu không có cuối, nhưng Mộc vẫn được coi như đứng đầu chuỗi bởi vì nó tượng trưng cho mua Xuân, bắt đầu một năm. Do vậy Mộc cũng tượng trưng cho sáng tạo, nuôi dưỡng và phát triển.

Hành Hỏa

  • Tượng trưng: Mùa Hạ – Phương Nam – Màu Đỏ
  • Vật liệu: Chất dẻo, vật liệu nguồn gốc động vật

Màu đỏ của lửa là màu của máu, cho nên Hỏa tượng trưng cho gia súc (đời sống động vật), phân biệt với đời sống thực vật. Hành Hỏa được dùng để chỉ trí tuệ.

Hành Thổ

  • Tượng trưng: Ở Giữa – Màu Vàng
  • Vật liệu: Gạch

Những ngôi nhà thuộc hành Thổ có thế vững chắc, lâu bền và đáng tin cậy nhưng không có tác dụng kích thích phát triển, vì vậy thường được dùng làm nơi chứa đựng dụng cụ đồ đạc như kho…

Trong công nghiệp, Thổ rất tốt cho việc làm cầu đường, hầm, xây trang trại, nhà cửa, giao thông… Trong kinh doanh Thổ tốt cho các ngành liên quan đến gốm sứ, thủy tinh…

Hành Kim

  • Tượng trưng: Mùa Thu – Phương Tây – Màu Trắng
  • Vật liệu: Kim loại

Hình dáng thuộc hành Kim được bộc lộ trong những ngôi nhà có mái vòm, mái cong, cửa tò vò. Vì hành Kim tượng trưng cho tiền, bạc nói chung nên các cơ sở kinh doanh, công ty tòa nhà liên quan tới kinh doanh thường được thiết kế theo hành này.

Hành Thủy

  • Tượng trưng: Mùa Đông – Phương Bắc – Màu Đen
  • Vật liệu: Thủy tinh

Thủy là sự giao tiếp của mọi vấn đề liên quan đến sự thuyết giảng, truyền bá, văn học nghệ thuật mà đặc biệt là âm nhạc đều chịu ảnh hưởng tốt của hành này, (ví dụ: nhà hát Sydney Opera House thể hiện hành Thủy).

Trong kinh doanh, Thủy tượng trưng cho thông tin liên lạc, các phuong tiện truyền thông quảng cáo, xử lý văn bản, ngôn ngữ máy tính…

Âm dương Ngũ hành
Khoa học hiện đại đã thừa nhận vũ trụ được tạo nên bởi Ngũ hành, nhân loại cũng là một phần trong vũ trụ, do đó cũng do ngũ hành tạo nên. Chỉ cần nắm được ngũ hành của một người, người ta có thể dự đoán được vận mệnh lên xuống của người đó (Hình: NTDVN)

Ngũ hành tương sinh tương khắc là gì?

Trong ngũ hành có mối quan hệ tương sinh, tương khắc. Cụ thể, ngũ hành biến thiên tương sinh: Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim. Đối với ngũ hành tương khắc: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim.

Quy luật tương sinh, tương khắc là sự chuyển hóa qua lại giữa Trời và Đất để tạo nên sự sống của vạn vật. Hai yếu tố này không tồn tại độc lập với nhau, trong tương sinh luôn có mầm mống của tương khắc, ngược lại trong tương khắc luôn tồn tại tương sinh. Đó là nguyên lý cơ bản để duy trì sự sống của mọi sinh vật.

Ngũ hành tương sinh

Tương sinh nghĩa là cùng thúc đẩy, hỗ trợ nhau để sinh trưởng, phát triển. Trong quy luât ngũ hành tương sinh bao gồm hai phương diện, đó là cái sinh ra nó và cái nó sinh ra hay còn được gọi là mẫu và tử. Nguyên lý của quy luật tương sinh là:

  • Mộc sinh Hỏa: Cây khô sinh ra lửa, Hỏa lấy Mộc làm nguyên liệu đốt.
  • Hỏa sinh Thổ: Lửa đốt cháy mọi thứ thành tro bụi, tro bụi vun đắp thành đất.
  • Thổ sinh Kim: Kim loại, quặng hình thành từ trong đất.
  • Kim sinh Thủy: Kim loại nếu bị nung chảy ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra dung dịch ở thể lỏng.
  • Thủy sinh Mộc: Nước duy trì sự sống của cây.
Ngũ hành tương sinh tương khắc
Quy luật Ngũ hành tương sinh tương khắc

Ngũ hành tương khắc

Tương khắc là sự áp chế, sát phạt cản trở sinh trưởng, phát triển của nhau. Tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng nhưng nếu thái quá sẽ khiến vạn vật bị suy vong, hủy diệt. Trong quy luật ngũ hành tương khắc bao gồm hai mối quan hệ đó là: cái khắc nó và cái nó khắc.

Nguyên lí của quy luật tương khắc là:

  • Thủy khắc Hỏa: Nước sẽ dập tắt lửa
  • Hỏa khắc Kim: Lửa mạnh sẽ nung chảy kim loại
  • Kim khắc Mộc: Kim loại được rèn thành dao, kéo để chặt đổ cây.
  • Mộc khắc Thổ: Cây hút hết chất dinh dưỡng khiến đất trở nên khô cằn.
  • Thổ khắc Thủy: Đất hút nước, có thể ngăn chặn được dòng chảy của nước.

Có thể nói rằng, tương sinh và tương khắc là hai quy luật luôn tồn tại song hành với nhau, có tác dụng duy trì sự cân bằng trong vũ trụ. Nếu chỉ có sinh mà không có khắc thì sự phát triển cực độ sẽ gây ra nhiều tác hại.

Ngược lại nếu chỉ có khắc mà không có sinh thì vạn vật sẽ không thể nảy nở, phát triển. Do đó, sinh-khắc tạo ra quy luật chế hóa không thể tách rời. (Theo Vansu.net)

Ngũ hành phản sinh và ngũ hành phản khắc

Một quy luật của vũ trụ là "vật cực tất phản" (theo sách Chuyển Pháp Luân). Vì vậy trong ngũ hành tương sinh tương khắc cũng có ngũ hành phản tương sinh, phản tương khắc.

Ngũ hành phản sinh

Tương sinh là quy luật phát triển của ngũ hành, tuy nhiên sinh nhiều quá đôi khi trở thành tai hại. Cũng giống như cây củi khô là nguyên liệu đốt để tạo ra lửa, thế nhưng nếu quá nhiều cây khô sẽ tạo nên một đám cháy lớn, gây nguy hại đến tài sản và tính mạng của con người.

Đó là nguyên do tồn tại quy luật phản sinh trong ngũ hành:

  • Kim hình thành trong Thổ, nhưng Thổ quá nhiều sẽ khiến Kim bị vùi lấp.
  • Hỏa tạo thành Thổ nhưng Hỏa quá nhiều thì Thổ cũng bị cháy thành than.
  • Mộc sinh Hỏa nhưng Mộc nhiều thì Hỏa sẽ gây hại.
  • Thủy cung cấp dinh dưỡng để Mộc sinh trưởng, phát triển nhưng Thủy quá nhiều thì Mộc bị cuốn trôi.
  • Kim sinh Thủy nhưng Kim nhiều thì Thủy bị đục.

Ngũ hành phản khắc

Tương khắc tồn tại hai mối quan hệ: cái khắc nó và cái nó khắc. Tuy nhiên khi cái nó khắc có nội lực quá lớn sẽ khiến cho nó bị tổn thương, không còn khả năng khắc hành khác nữa thì đây được gọi là quy luật phản khắc.

Nguyên lý của ngũ hành phản khắc:

  • Kim khắc Mộc, nhưng Mộc quá cứng khiến Kim bị gãy
  • Mộc khắc Thổ nhưng Thổ nhiều sẽ khiến Mộc suy yếu.
  • Thổ khắc Thủy nhưng Thủy nhiều sẽ khiến Thổ bị sạt nở, bào mòn.
  • Thủy khắc Hỏa nhưng Hỏa quá nhiều thì Thủy cũng phải cạn.
  • Hỏa khắc Kim nhưng Kim nhiều Hỏa sẽ bị dập tắt.

Có thể nói rằng, ngũ hành không chỉ tồn tại các quy luật tương sinh, tương khắc mà còn có cả trường hợp phản sinh, phản khắc xảy ra. Biết rõ được các mối quan hệ đó sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát, tổng quan và tinh tế hơn về sự vật, con người.

Ngũ hành chưa bao giờ tách rời chúng ta, tất cả vạn vật đều đang trong ngũ hành. Vì nó có ở mọi lúc, mọi nơi và hòa tan trong mọi thứ mà ai ai cũng cảm nhận được và cũng có thể không cảm nhận được. Đó là trạng thái tự nhiên của vũ trụ, nên Lão Tử nói rằng “Đạo thuận theo tự nhiên", chính là như vậy.

Người xưa hiểu Đạo, thuận theo âm dương và tôn trọng các quy luật siêu hình. Họ nghiêm ngặt trong ăn uống, ngủ và thức đều đặn, và không bao giờ lao lực cho công việc. Hành vi của họ tuân theo quy luật tâm linh nên tuổi thọ của họ thường là hơn 100 năm.

Con người ngày nay có lối sống không điều độ, dinh dưỡng không cân đối, tâm trạng buồn vui thất thường khiến âm-dương và ngũ hành mất cân bằng.

Ngũ hành theo năm sinh

Lục thập hoa giáp chính là sự kết hợp 6 chu kỳ hàng can với 5 chu kỳ hàng chi (lịch can chi) thành hệ 60.

Cách tính năm, tháng, ngày, giờ đều theo hệ số đó, gọi là lịch can chi. Có 6 chu kỳ hàng can tức là có 6 giáp, mà mỗi chu kỳ hàng can hay mỗi giáp gồm 10 can (đó là: Giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quý) nên gọi là lục thập hoa giáp.

Bảng tra ngũ hành theo năm sinh

Năm Can chi Niên mệnh Nghĩa niên mệnh Quẻ dịch nam Quẻ dịch nữ
1967 Đinh Mùi Thiên Hà Thủy Nước trên trời Càn Kim Ly Hỏa
1968 Mậu Thân Đại Trạch Thổ Đất nền nhà Khôn Thổ Khảm Thủy
1969 Kỷ Dậu Đại Trạch Thổ Đất nền nhà Tốn Mộc Khôn Thổ
1970 Canh Tuất Thoa Xuyến Kim Vàng trang sức Chấn Mộc Chấn Mộc
1971 Tân Hợi Thoa Xuyến Kim Vàng trang sức Khôn Thổ Tốn Mộc
1972 Nhâm Tý Tang Đố Mộc Gỗ cây dâu Khảm Thủy Cấn Thổ
1973 Quý Sửu Tang Đố Mộc Gỗ cây dâu Ly Hỏa Càn Kim
1974 Giáp Dần Đại Khê Thủy Nước khe lớn Cấn Thổ Đoài Kim
1975 Ất Mão Đại Khê Thủy Nước khe lớn Đoài Kim Cấn Thổ
1976 Bính Thìn Sa Trung Thổ Đất pha cát Càn Kim Ly Hỏa
1977 Đinh Tỵ Sa Trung Thổ Đất pha cát Khôn Thổ Khảm Thủy
1978 Mậu Ngọ Thiên Thượng Hỏa Lửa trên trời Tốn Mộc Khôn Thổ
1979 Kỷ Mùi Thiên Thượng Hỏa Lửa trên trời Chấn Mộc Chấn Mộc
1980 Canh Thân Thạch Lựu Mộc Gỗ cây lựu Khôn Thổ Tốn Mộc
1981 Tân Dậu Thạch Lựu Mộc Gỗ cây lựu Khảm Thủy Cấn Thổ
1982 Nhâm Tuất Đại Hải Thủy Nước biển lớn Ly Hỏa Càn Kim
1983 Quý Hợi Đại Hải Thủy Nước biển lớn Cấn Thổ Đoài Kim
1984 Giáp Tý Hải Trung Kim Vàng trong biển Đoài Kim Cấn Thổ
1985 Ất Sửu Hải Trung Kim Vàng trong biển Càn Kim Ly Hỏa
1986 Bính Dần Lư Trung Hỏa Lửa trong lò Khôn Thổ Khảm Thủy
1987 Đinh Mão Lư Trung Hỏa Lửa trong lò Tốn Mộc Khôn Thổ
1988 Mậu Thìn Đại Lâm Mộc Gỗ rừng già Chấn Mộc Chấn Mộc
1989 Kỷ Tỵ Đại Lâm Mộc Gỗ rừng già Khôn Thổ Tốn Mộc
1990 Canh Ngọ Lộ Bàng Thổ Đất đường đi Khảm Thủy Cấn Thổ
1991 Tân Mùi Lộ Bàng Thổ Đất đường đi Ly Hỏa Càn Kim
1992 Nhâm Thân Kiếm Phong Kim Vàng mũi kiếm Cấn Thổ Đoài Kim
1993 Quý Dậu Kiếm Phong Kim Vàng mũi kiếm Đoài Kim Cấn Thổ
1994 Giáp Tuất Sơn Đầu Hỏa Lửa trên núi Càn Kim Ly Hỏa
1995 Ất Hợi Sơn Đầu Hỏa Lửa trên núi Khôn Thổ Khảm Thủy
1996 Bính Tý Giảm Hạ Thủy Nước cuối khe Tốn Mộc Khôn Thổ
1997 Đinh Sửu Giảm Hạ Thủy Nước cuối khe Chấn Mộc Chấn Mộc
1998 Mậu Dần Thành Đầu Thổ Đất trên thành Khôn Thổ Tốn Mộc
1999 Kỷ Mão Thành Đầu Thổ Đất trên thành Khảm Thủy Cấn Thổ
2000 Canh Thìn Bạch Lạp Kim Vàng chân đèn Ly Hỏa Càn Kim
2001 Tân Tỵ Bạch Lạp Kim Vàng chân đèn Cấn Thổ Đoài Kim
2002 Nhâm Ngọ Dương Liễu Mộc Gỗ cây dương Đoài Kim Cấn Thổ
2003 Quý Mùi Dương Liễu Mộc Gỗ cây dương Càn Kim Ly Hỏa
2004 Giáp Thân Tuyền Trung Thủy Nước trong suối Khôn Thổ Khảm Thủy
2005 Ất Dậu Tuyền Trung Thủy Nước trong suối Tốn Mộc Khôn Thổ
2006 Bính Tuất Ốc Thượng Thổ Đất nóc nhà Chấn Mộc Chấn Mộc
2007 Đinh Hợi Ốc Thượng Thổ Đất nóc nhà Khôn Thổ Tốn Mộc
2008 Mậu Tý Thích Lịch Hỏa Lửa sấm sét Khảm Thủy Cấn Thổ
2009 Kỷ Sửu Thích Lịch Hỏa Lửa sấm sét Ly Hỏa Càn Kim
2010 Canh Dần Tùng Bách Mộc Gỗ tùng bách Cấn Thổ Đoài Kim
2011 Tân Mão Tùng Bách Mộc Gỗ tùng bách Đoài Kim Cấn Thổ
2012 Nhâm Thìn Trường Lưu Thủy Nước chảy mạnh Càn Kim Ly Hỏa
2013 Quý Tỵ Trường Lưu Thủy Nước chảy mạnh Khôn Thổ Khảm Thủy
2014 Giáp Ngọ Sa Trung Kim Vàng trong cát Tốn Mộc Khôn Thổ
2015 Ất Mùi Sa Trung Kim Vàng trong cát Chấn Mộc Chấn Mộc
2016 Bính Thân Sơn Hạ Hỏa Lửa trên núi Khôn Thổ Tốn Mộc
2017 Đinh Dậu Sơn Hạ Hỏa Lửa trên núi Khảm Thủy Cấn Thổ
2018 Mậu Tuất Bình Địa Mộc Gỗ đồng bằng Ly Hỏa Càn Kim
2019 Kỷ Hợi Bình Địa Mộc Gỗ đồng bằng Khôn Thổ Khảm Thủy
2020 Canh Tý Bích Thượng Thổ Đất tò vò Tốn Mộc Khôn Thổ
2021 Tân Sửu Bích Thượng Thổ Đất tò vò Chấn Mộc Chấn Mộc
2022 Nhâm Dần Kim Bạch Kim Vàng pha bạc Khôn Thổ Tốn Mộc
2023 Quý Mão Kim Bạch Kim Vàng pha bạc Khảm Thủy Cấn Thổ
2024 Giáp Thìn Phú Đăng Hỏa Lửa đèn to Ly Hỏa Càn Kim
2025 Ất Tỵ Phú Đăng Hỏa Lửa đèn to Cấn Thổ Đoài Kim
2026 Bính Ngọ Thiên Hà Thủy Nước trên trời Đoài Kim Cấn Thổ

Biểu tượng ngũ hành theo tuổi, năm sinh

Trong bảng nạp âm lục thập hoa giáp, chia làm 30 biểu tượng về ngũ hành nạp âm sau đây:

  1. Giáp Tý, Ất Sửu: Hải trung kim
    Ngũ hành của địa chi Tý là thủy, thủy được coi là hồ, sông, biển lơn, nơi đó thủy thịnh vượng. Theo vòng trường sinh kim cục, Tử ở Tý và Mộ ở Sửu, thủy ở thế vượng mà kim lại tử ở đó nên người ta gọi là Hải trung kim.
  2. Bính Dần, Đinh Mão: Lô trung hỏa.
    Dần Mão ở địa chi là ngôi thứ 3 và thứ 4, ngũ hành là mộc, thiên can Bính, Đinh trong ngũ hành thuộc hỏa. Hỏa đã ở chính ngôi lại được Dần Mão thuộc Mộc trợ giúp, giai đoạn này trời đất ấm nóng lên như lửa trong lò mới bắt đầu, vạn vật mới bắt đầu sinh trưởng nên gọi là Lô trung hỏa.
  3. Mậu Thìn, Kỷ Tỵ: Đại lâm mộc.
    Thìn Tỵ là 2 địa chi thuộc ngôi thứ 5 và 6, Thìn thổ đại diện cho đất đai ẩm ướt và hoang dã. Mộc ờ đất này phát triển tốt cây lá xum xuê, cây to lớn mọc thành rừng nơi đất hoang dã nên gọi là Đại lâm mộc.
  4. Canh Ngọ, Tân Mùi: Lộ bàng thổ
    Mùi là địa chi ngôi thứ 8, Mùi thổ, nơi dưỡng mộc, mộc sinh hỏa làm cho Ngọ hỏa càng vượng. Ngọ hỏa vượng lại đốt thổ làm cho thố bị khô hạn cho nên thổ bị hại coi mình như bụi ven đường nên gọi là Lộ bàng thổ.
  5. Nhâm Thân, Quý Dậu: Kiếm phong kim.
    Thân Dậu thuộc ngôi thử 9,10 của địa chi, ngũ hành là kim và nằm trong giai đoạn phát triển của vạn vật. Theo vòng trường sinh kim cục thì Thân tọa ở “Lầm quan” Dậu tọa ở “Đế vượng”. Vậy Thân Dậu là nơi cực vượng của kim cục. Do đó kim ở đây rất cương cứng. Sự vật cương cứng thì không thể vượt qua được mũi kiếm, kim cứng được coi như mũi kiếm, nên gọi là Kiếm phong kim.
  6. Giáp Tuất, Ất Hợi: Sơn đầu hỏa
    Tuất, Hợi trong địa bàn thuộc phương Tây Bắc, thuộc quái càn – càn biểu tượng của trời Tuất, Hợi là nơi cửa trời. Thiên can Giáp, Ất phương Đông thuộc ngũ hành mộc, mộc ở nơi cửa trời như gỗ cháy soi sáng cửa trời, ánh lửa chiếu sáng trên cao, cho nên gọi là lửa trên núi. Hoàng hôn, mặt trời xuống ngang núi, chiếu sáng lung linh cho nên lửa trên núi phản ánh được ráng trời.
  7. Bính Tý, Đinh Sửu: Giản hạ thủy
    Vòng trường sinh thủy cục, Đế vượng ở Tý và Suy ở Sửu. Thủy vượng ở Bính Tý, lại suy ở Đinh Sửu, nên không thể là nước sông to mà chỉ là nước ở khe suối. Sau cơn mưa, nước từ sườn núi đổ xuống khe, khe hợp lại thành suối, nước theo dòng chảy xiết va vào đá mà bắn tung tóe, suối hợp lại thành dòng lớn, thành sông chảy về biển.
  8. Mậu Dần, Kỷ Mão: Thành đầu thổ
    Địa chi Dần Mão, ngũ hành mộc, thiên can Mậu Kỷ ngũ hành thổ, thổ trung ương. Hình tượng cây cối mọc xung quanh thành liên tưởng đến khái niệm tích thổ thành núi, đắp đất thành tường nên gọi là đất trên thành. Kinh đô nơi Hoàng đế cư ngụ gọi là thành, thành xưa kia đắp bằng đất, xây bằng gạch, uy thế bốn phương.
  9. Canh Thìn, Tân Tỵ: Bạch lạp kim.
    Kim vốn sinh ra từ trong lòng đất, nhưng lại nhờ có hỏa mà hình thành vật dụng hữu ích. Ở đây hình thái của kim đã bắt đầu hình thành nhưng độ cứng rắn chưa có, nên gọi là kim giá đèn (Bạch lạp kim) Kim mới bắt đầu phát triển, giao hòa với trái đất mà kết khí âm dương.
  10. Nhâm Ngọ, Quý Mùi: Dương liễu mộc
    Mộc cục, vòng trường sinh Tử ở Ngọ và Mộ ở Mùi. Vì vậy mộc chỉ có thể mượn thiên can Nhâm, Quý ngũ hành thủy để cứu sống. Tuy vậy sức sống của mộc vẫn yếu ót nên gọi là gỗ cây liễu.
  11. Giáp Thân, Ất Dậu: Tuyền trung thủy
    Kim cục, vòng trường sinh kiến lộc (Lâm quan) ở Thân, đế vượng ở Dậu. Vậy kim ở đây là cực vượng, kim dựa vào hỏa để sinh thủy, tuy vậy thủy mới được sinh thì còn yếu ớt, lại không vượng nên gọi là nước trong suối. Thủy sẽ không bao giờ ngừng khi có kim.
  12. Mậu Tý, Kỷ Sửu: Tích lịch hỏa
    Địa chi Tý thuộc ngũ hành thủy, Sửu thuộc ngũ hành thổ, Tý thủy ở cho nên nạp âm là hỏa, tức hỏa trong thủy. Như vậy chỉ có thể là lửa sấm sét, sấm sét liền với tỉa chớp biến không cùng. Về bản chất thủy hỏa vốn chẳng bao giờ hòa hợp mà nay thủy hỏa hợp nhất, ngày xưa cho là một loài rồng thần.
  13. Bính Tuất, Đinh Hợi: Ốc thượng thổ
    Tuất Hợi như cánh cửa trời, Bính Đinh ngũ hành hỏa, Tuất Hợi một thổ, một thủy hòa lại thành đất dẻo, được hỏa nung lên mới thành gạch ngói làm mái nhà.
  14. Canh Dần, Tân Mão: Tùng bách mộc
    Mộc cục, theo vòng trường sinh Lâm quan ở Dàn và Đế vượng ở Mão, mộc ở Dần Mão là thế thịnh vượng không phải là loại yếu đuối cho nên người xưa gọi là gỗ cây thông, cây tùng. Cây tùng, cây thông là loại cây có sức sống và chịu đựng mãnh liệt, có thể hứng tuyết mùa đông, có thể hứng sương, che nắng mặt trời.
  15. Nhâm Thìn, Quý Tỵ: Trường lưu thủy
    Trong thủy cục, Thìn là mộ kho (Thân Tý Thìn) là nơi tích trữ nước, Tỵ ngũ hành hỏa là Trường sinh của kim cục, trong ngũ hành kim vốn sợ thủy, nhưng kim trong Tỵ có hàm chất thủy. Bởi vì nơi tích trữ thủy lại gặp kim sinh thủy nên nguồn thủy dồi dào và liên tục nên gọi là nước sông dài (Trường lưu thủy). Trường lưu thủy ở quái tốn, Đông Nam lấy yên tĩnh làm quý.
  16. Giáp Ngọ, Ất Mùi: Sa trung kim
    Vòng trường sinh của hỏa cục: Ngọ là Đế vượng, Mùi là Suy, hỏa vượng thì kim suy, hỏa yếu kim mới có thể trưởng thành. Còn hỏa bắt đầu suy, kim mới hiện hình chưa có lực, chưa kịp lớn mạnh nên gọi là kim trong cát (Sa trùng kim)
  17. Bính Thân, Đinh Dậu: Sơn hạ hỏa
    Thân ở Tây Nam, thuộc quái Khôn (Mùi Khôn Thân) có thể gọi là cửa mở xuống đất. Bính Đỉnh là hỏa là mặt trời, giờ Dậu là lúc hoàng hôn, mặt trời lặn. Hàng ngày đến giờ Dậu giống như mặt trời đi xuống núi nên gọi là lửa dưới núi (Sơn hạ hỏa).
  18. Mậu Tuất, Kỷ Hợi: Bình địa mộc
    Mậu thổ được coi như đồng bằng, Hợi là Trường sinh của mộc cục, cây sinh ở đồng bằng không thể là rừng, chỉ là ruộng vườn với các giống cây nhỏ mặc dù diện tích trồng rộng lớn. Nên gọi là cây đồng bằng (Bình địa mộc)
  19. Canh Tý, Tân Sửu: Bích thượng thổ
    Sửu, chính ngũ hành thổ, Tý là Đế vượng của vòng trường sinh thủy cục, thổ gặp phải thủy vượng mà biến thành bùn. Đất bùn chỉ có thể đắp tường, đắp đê, đắp đập, nên gọi là đất trên tường (Bích thượng thổ)
  20. Giáp Thìn, Ất Tỵ: Phúc đăng hỏa
    Thìn về thời gian là lúc mà trời đã sáng, Tỵ là giờ buổi trưa, vào giờ Thìn, Tỵ mặt trời sáng rực rỡ, không cần phải dùng đèn chiếu sáng nữa. Cho nên hỏa ở đây rất bé nhỏ, chỉ được xem như lửa ngọn đèn. Ánh sáng của đèn chỉ dùng những chỗ mà mặt trời, mặt trăng không thể chiếu sáng tói được.
  21. Nhâm Dần, Quý Mão: Kim bạc kim
    Mộc cục, vòng trường sinh Lâm quan ở Dần, Đế vượng ở Mão, Dần Mão là nơi mộc vượng. Nơi mộc vượng cũng là nơi kim bị gầy yếu, nhược. Kim Tuyệt ở Dần, Thai ở mão, kim mềm yếu, không có lực tại Dần Mão nên gọi là kim loại trang sức (Kim bạc kim).
    Kim bạc kim làm đồ trang sức, ngày xưa dùng nhiều trong trang trí kiến trúc đền chùa hay cung điện của Hoàng đế. Chất liệu kim và ánh sáng của nó đẹp đẽ tôn quý, nguồn gốc do kim được chế tác mà thành.
  22. Bính Ngọ, Đinh Mùi: Thiên hà thủy.
    Bính Đinh, ngũ hành thuộc hỏa. Vòng trường sinh hỏa cục, Ngọ là đế vượng, thủy sinh ra từ hỏa nên có thể xem như nước ở trên trời, nước ở trên trời rơi xuống thành mưa, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của vạn vật.
  23. Mậu Thân, Kỷ Dậu: Đại trạch thổ
    Thân ở hướng Tây Nam, thuộc quái Khôn đại biểu là đất. Dậu ở hướng Tây thuộc quái Đoài, đại biểu cho ao đầm, Mậu Kỷ thuộc ngũ hành thổ. Chính là đất ở trên mặt đất hay ao hồ giống như bụi bay trong không khí. Cho nên gọi nó là đất dịch chuyển, có sách cho là đất vườn lớn.
    Tại Thân Dậu, âm dương bắt đầu thu lại, nguyên khí dần hồi phục giống như đất dịch chuyển quay về mặt đất. Như con người hay vạn vật trở về với bản tính tự nhiên trường tồn) trong vũ trụ.
  24. Canh Tuất, Tân Hợi: Thoa xuyến kim
    Kim cục, vòng trường sinh Suy tại Tuất, Bệnh tại Hợi, kim tại nơi vừa suy vừa bệnh nên rất yếu ớt mà gọi là kim trang sức (Thoa xuyến kim).
  25. Nhâm Tý, Quý Sửu: Tang đố mộc
    Ngũ hành của Tý là thủy, của Sửu là thổ, thổ sinh kim, thủy sinh mộc, làm cho mộc phát triển xanh tươi, nhưng kim khắc, ý mộc lại có thể chặt nó. Người ta ví mộc mới sinh trưởng như giống cây dây dễ bị chặt nên gọi là gốc cây dâu (Tang đố mộc).
  26. Giáp Dần, Ất Mão: Đại khê thủy
    Dần Mão thuộc phương Đông, là nơi gió đông thịnh vượng. Nếu dòng chảy chính Đông với các nước Á Đông – hướng Đông. Vậy nên gọi là nước suối lớn.
  27. Bính Thìn, Đinh Tỵ: Sa trung thổ
    Thổ cục, vòng trường sinh Mộ ở Thìn, Tuyệt ở Tỵ (thủy thổ đồng cục) Bính Đinh ngũ hành hỏa. Hỏa cục, Quan đới ở Thìn, Lâm quan ở Tỵ. Ở Thìn, Tỵ, thổ bị Mộ Tuyệt, hỏa thì thịnh vượng khiến cho nó có thể làm lại mới tất cả. Người ta ví như những đốm tro khi đốt bay lên trời rồi rơi xuống thành thổ. Nên gọi là đất trong cát (sa trung thổ).
  28. Mậu Ngọ, Kỷ Mùi: Thiên thượng hỏa
    Hỏa cục, Ngọ là đế vượng tức cực thịnh của hỏa, Mùi và Kỷ thổ là nơi mộc sinh trưởng, mộc sinh hỏa khiến hỏa càng mạnh hơn. Hỏa mạnh bốc cao nên gọi là lửa trên trời.
  29. Canh Thân, Tân Dậu: Thạch lựu mộc
    Hai vị Thân và Dậu ở nơi âm dương đã bắt đầu thu lại, vạn vật chuẩn bị đi vào hồi kết. Tân và Dậu đại biểu cho tháng 7 và 8 khi mà cây cối đang bắt đầu tàn lụi. Chỉ có cây thạch lựu kết trái mà gọi Canh Thân, Tân Dậu là gỗ cây lựu.
  30. Nhâm Tuất, Quý Hợi: Đại hải thủy
    Thủy cục, Quan đới tại Tuất, Lâm quan tại Hợi, do đó tại Tuất Hợi là nơi thủy đang thịnh vượng, ngũ hành của Hợi thuộc thủy, hình tượng như cửa sông đổ ra biển, nên gọi là nước biển lớn.

(Theo tuvivanso.com)

Trên đây là những tổng hợp của NTD Việt Nam về ngũ hành nạp âm tính theo năm sinh, độ tuổi, cũng như ý nghĩa của các biểu tượng của ngũ hành.

Nếu bạn có câu hỏi về ngũ hành năm 2024 và các năm khác, vui lòng để lại bình luận ở dưới đây.



BÀI CHỌN LỌC

Ngũ hành năm 2024 theo các tháng, ngũ hành tương sinh tương khắc?