Người đàn ông 26 tuổi không ngờ mình bị tiểu đường vì lý do ‘uống trà sữa thay nước’

Giúp NTDVN sửa lỗi

Xiaojin là giám đốc điều hành của một công ty, năm nay mới 26 tuổi. Cách đây một tháng, do luôn cảm thấy khát và đói, sau đó tiểu nhiều, anh đã đến bệnh viện để khám, kết quả cho thấy anh mắc bệnh tiểu đường. Điều này khiến Xiaojin cảm thấy khó tin, làm sao mình có thể mắc bệnh tiểu đường khi còn trẻ như vậy?

Sau khi được bác sĩ tư vấn cẩn thận, Xiaojin nhận ra rằng tất cả những điều này đều liên quan đến sở thích uống trà sữa của mình.

Xiaojin thường thích uống trà sữa, mỗi lần đi chơi với bạn bè đều uống trà sữa, ở văn phòng cũng mua một ít trà sữa hòa tan, hầu như dùng trà sữa thay nước.

Kẻ hủy diệt âm thầm

Lúc Xiaojin đang chìm đắm trong “khoảng thời gian vui vẻ” này, anh không ngờ cơ thể mình đang thay đổi âm thầm, gần đây anh thấy mình rất dễ khát, uống nước xong lại thấy khát, và dễ bị đói. Anh cũng phải đi vệ sinh thường xuyên.

Xiaojin nghĩ rằng mẹ mình cũng có những triệu chứng tương tự liên quan đến bệnh tiểu đường, nên đã đến bệnh viện để khám, kết quả anh thực sự mắc bệnh tiểu đường.

Vì vậy, bác sĩ khuyên mọi người rằng trà sữa dù ngon nhưng không nên uống thay nước, chỉ nên dùng vừa phải. Bác sĩ cho biết, một cốc trà sữa 750ml chứa 99g đường và 41g chất béo. Uống trà sữa trong thời gian dài sẽ làm tăng lượng đường huyết trong cơ thể và gây ra bệnh tiểu đường.

Đối với thanh thiếu niên Việt Nam, khi hỏi một thanh niên 18 tuổi và xem họ muốn trải qua một ngày cuối tuần như thế nào, họ sẽ nói với bạn: “Uống trà sữa ở quán cà phê!”.
Khi hỏi một thanh niên 18 tuổi rằng muốn trải qua một ngày cuối tuần như thế nào, câu trả lời sẽ là: “Uống trà sữa ở quán!”. (Wikimedia Commons)

May mắn thay, Xiao Jin còn trẻ và được phát hiện kịp thời, chỉ cần anh làm theo lời khuyên của bác sĩ, thư giãn đầu óc, chú ý đến chế độ ăn uống và tập thể dục nhiều hơn là có thể hạ đường huyết.

Ngoài trà sữa ra, có 3 loại thực phẩm khác có thể gây ra bệnh tiểu đường!

Thứ nhất: Trái cây bảo quản

Nhiều người thường thích ăn các loại trái cây đã qua bảo quản như nho khô, mơ khô, dứa khô, xoài sấy khô… Tuy nhiên, những loại trái cây này có chứa hàm lượng đường cao, nếu ăn trong thời gian lâu sẽ làm tăng lượng đường huyết trong cơ thể và gây ra bệnh tiểu đường.

Thứ hai: Cháo

Cháo dễ tiêu nên nhiều người cho rằng ăn cháo nhiều sẽ tốt cho sức khỏe, tuy nhiên người có đường huyết cao thì không nên ăn cháo. Do cháo có nhiều chất bột đường, ăn quá nhiều, cơ thể sẽ chuyển hóa thành đường nho, khiến đường huyết tăng cao.

Thứ ba: gạo nếp

Các món ăn được làm từ gạo nếp rất ngon, nhưng chúng ta cần biết rằng gạo nếp không chỉ là một loại thực phẩm có hàm lượng calo cao, mà còn chứa không ít đường. Vì vậy, ăn quá nhiều gạo nếp sẽ làm tăng lượng đường trong máu.

Lưu ý: Nếu cơ thể có những biểu hiện sau, hãy chú ý, đó có thể là giai đoạn khởi phát của bệnh tiểu đường:

  • Chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi,
  • Da ngứa ngáy không chịu được,
  • Vết thương nhỏ không dễ lành,
  • Tê bì chân tay,
  • Tầm nhìn mờ.

Các phương pháp khắc phục

  • Xoa bóp để giảm lượng đường trong máu: Bấm huyệt bàn chân là phương pháp có hiệu quả lâu dài.
  • Đi bộ: đây là “liều thuốc” miễn phí, đi bộ 20 phút mỗi ngày có thể làm cho mạch máu chi dưới lưu thông, tăng khả năng bơm máu của tim, giúp phục hồi độ đàn hồi của mạch máu, có thể hạ đường huyết xuống thấp.

Thanh Vân

Theo Apollo



BÀI CHỌN LỌC

Người đàn ông 26 tuổi không ngờ mình bị tiểu đường vì lý do ‘uống trà sữa thay nước’