Người nghèo nghiện dopamine, người giàu theo đuổi endorphin: thực tế xã hội tương phản nghiệt ngã

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thực tế xã hội đôi khi không công bằng. Trong một thế giới mà khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, một số người nghiện dopamine để trốn thoát, trong khi những người khác lại chạy theo endorphin. Đây là thực tế xã hội tàn khốc nhất.

 

Dopamine là một chất dẫn truyền thần kinh khiến con người cảm thấy hạnh phúc và mãn nguyện. Nó được gọi là "hormone hạnh phúc" bởi vì não của chúng ta giải phóng dopamine khi chúng ta trải qua những khoảnh khắc vui vẻ. Tuy nhiên, chất này không phải lúc nào cũng được khơi gợi bởi những trải nghiệm tích cực và một số người trở nên nghiện dopamin vì những lý do như nghèo đói, thất nghiệp, cô đơn và các vấn đề gia đình. Họ có thể tìm kiếm sự phấn khích, chẳng hạn như cờ bạc, dùng ma túy, uống rượu hoặc dùng thuốc để giải trí.

Tuy nhiên, lạm dụng dopamine có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về thể chất và tâm lý. Những vấn đề này bao gồm nghiện ngập, trầm cảm, lo lắng, hoang tưởng, suy giảm nhận thức và mất cân bằng tâm lý. Và tồi tệ nhất, chứng nghiện dopamine có thể đặt con người vào những tình huống mà họ không thể tự giải thoát, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Ngược lại, những người giàu có theo đuổi endorphin, chất mang lại cảm giác sảng khoái và yên bình. Endorphin là opioid nội sinh giúp giảm đau và căng thẳng, đồng thời thúc đẩy thư giãn về thể chất và tinh thần. Những cảm giác này thường đạt được thông qua các hoạt động có lợi như thể dục, yoga, thiền, đọc sách, v.v. Tuy nhiên, các hoạt động này thường đòi hỏi một sức mạnh kinh tế nhất định để có thể đạt được.

Người nghèo nghiện dopamine, trong khi người giàu chạy theo endorphin, đó là biểu hiện của sự phân hóa xã hội. Do sự phân bổ của cải và nguồn lực không đồng đều, người nghèo có thể rơi vào tình trạng ám ảnh, trong khi người giàu có thể tận hưởng nhiều hoạt động bổ ích hơn và lối sống lành mạnh hơn. Hiện tượng này không chỉ tạo ra sự bất bình đẳng về thể chất và tâm lý mà còn có thể dẫn đến các vấn đề xã hội nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như tội phạm và bất ổn xã hội.

Vì vậy, chúng ta cần tập trung vào sự bất bình đẳng và chia rẽ trong xã hội để đảm bảo rằng mọi người đều có quyền tiếp cận bình đẳng với endorphin. Chúng ta cần nỗ lực để chấm dứt tình trạng phân phối của cải và tài nguyên không đồng đều, đồng thời mang đến cho người nghèo nhiều cơ hội và hỗ trợ hơn để họ thoát khỏi cơn nghiện dopamine. Đồng thời, chúng ta cũng nên giáo dục mọi người về sự nguy hiểm của việc nghiện dopamine và khuyến khích họ tìm thấy niềm vui và sự thỏa mãn theo những cách lành mạnh và bổ ích hơn.

Ngoài ra, chính phủ và các tổ chức xã hội cũng cần tăng cường hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo, giúp họ thay đổi hoàn cảnh bằng các hỗ trợ kinh tế, giáo dục đào tạo, chăm sóc y tế và các biện pháp khác. Đồng thời, chúng ta cũng nên chú ý đến việc phân phối của cải và nguồn lực một cách bình đẳng để đảm bảo rằng mọi người đều có cơ hội bình đẳng để có được endorphin, từ đó thúc đẩy công bằng và ổn định xã hội.
Nói tóm lại, sự nghiện ngập dopamine và theo đuổi endorphin do khoảng cách giàu nghèo gây ra là một trong những thực tế phũ phàng nhất trong xã hội hiện nay. Chúng ta cần nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề này và có những hành động để giảm bớt và giải quyết hiện tượng này. Chỉ thông qua những nỗ lực và hợp tác chung, một xã hội bình đẳng và công bằng hơn mới có thể được tạo ra.
Theo Wang He - Aboluowang
Thanh Hương biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Người nghèo nghiện dopamine, người giàu theo đuổi endorphin: thực tế xã hội tương phản nghiệt ngã