Người sáng lập TOPGUN kể về khởi đầu của trường phi công tác chiến tinh nhuệ và viết lại sách hướng dẫn không chiến

Giúp NTDVN sửa lỗi

Gần đây, sự trở lại màn bạc của Top Gun: Maverick đã khiến những người hâm mộ bộ phim kinh điển Top Gun cực kỳ hài lòng. Nhưng ít ai biết rằng, ở ngoài đời thực, câu chuyện về ngôi trường phi công chiến đấu tinh nhuệ này (trường Top Gun) cũng đáng kinh ngạc không kém gì trong phim, thậm chí còn ấn tượng hơn cả trong phim.

Trường dạy vũ khí tác chiến Hải quân (The Navy’s Advanced Fighter Weapons School hay còn gọi là Top Gun) đã được thành lập và dẫn dắt bởi Dan Pedersen, 86 tuổi, người được mệnh danh là "Bố già của Top Gun" ,vào thời điểm thảm khốc trong cuộc Chiến tranh Việt Nam. Khi ấy, Top Gun đã bắt đầu từ con số không — không có lớp học, không có kinh phí, không có cơ khí máy móc hay máy bay của riêng họ. Tất cả những gì ông có chỉ là một vài phi công hàng đầu mà ông đã tự mình tuyển chọn, và một thời hạn ngắn ngủi.

Nhiệm vụ của họ là gì? Là để giành lại ưu thế trên không từ những người Bắc Việt do Liên Xô đào tạo, những người rất nhiều thủ thuật trên bầu trời.

Như được nhắc đến trong bộ phim Top Gun năm 1986, khi Maverick và Goose được giao nhiệm vụ ứng phó với các máy bay MiG Nga trên Đại Tây Dương, Pedersen đã phải đối mặt với một tình huống nghiêm trọng ở Việt Nam: Các phi công máy bay chiến đấu Mỹ bị bắn hạ và thiệt mạng với tốc độ đáng kinh ngạc.

Cuốn sách của Pedersen “Top Gun: một câu chuyện Mỹ” đã nêu rõ bối cảnh hấp dẫn đó. Ông Pedersen nói với The Epoch Times rằng, các bộ phim bom tấn Hollywood có tính “giải trí đại chúng tuyệt vời” nhưng lại “rất phi thực tế về Top Gun, về cách Top Gun tồn tại nhiều năm trước cũng như cho đến ngày nay”.

Bây giờ đã 53 năm trôi qua, Top Gun “vẫn đang phát triển mạnh mẽ,” ông nói thêm.

Lúc này, cứ 2 quân địch ngã xuống, thì có 1 phi công Mỹ thiệt mạng. Quân Bắc Việt đã rất thành thạo trong việc vượt giới hạn của những chiếc MiG Nga lỗi thời của họ trong các cuộc “không chiến”.

Ảnh của Epoch Times
Dan Pedersen, "Bố già của Top Gun." (Được sự cho phép của Tổ chức Lịch sử Hải quân qua Dan Pedersen)

Về cơ bản, các phi công Mỹ được đào tạo để sử dụng máy móc vũ khí, họ bước vào trận chiến, và mong đợi chiến thắng. Tuy nhiên, điều đó đã không xảy ra. “Chúng tôi đã mất 11 người trong 17 ngày,” Pedersen nói về thời gian làm việc trên tàu sân bay USS Enterprise, khi họ đi ăn tối và chỉ nhìn thấy những chiếc ghế trống bên bàn ăn.

Được cố vấn bởi phi công ACE (Phi công ACE, hay Át, là thuật ngữ thông dụng trong hàng không quân sự dùng để chỉ các phi công đã bắn hạ từ 5 máy bay đối phương trở lên.)

Eugene Valencia trong Thế chiến II, Pedersen, khi đó 31 tuổi, nhận lệnh để lật ngược tình thế. Ông đã chọn tám phi công chiến đấu ưu tú - tất cả đều ở độ tuổi 20 - bao gồm cả cánh tay phải của ông, Mel Holmes, và bắt đầu viết lại sách hướng dẫn về cách chiến đấu đối không tại Trạm Không quân Hải quân ở Miramar, California. Nhiệm vụ là thực nghiệm, hệ trọng và nguy hiểm.

“Chúng tôi chỉ có 60 ngày,” ông nói. “Đây phải là thứ mà chúng tôi biết sẽ giúp chúng tôi giành được chiến thắng.

“Khi Top Gun được thành lập, ban đầu, chúng tôi đã đưa hai tàu sân bay đến Việt Nam. Nhiệm vụ chúng tôi làm lúc đó rất quan trọng. ”

Không được cung cấp những chiếc máy bay mới với khả năng lớn hơn, họ chỉ dựa vào những gì họ có: F-4 Phantom, một “chiếc máy bay tuyệt vời” với “hai động cơ công suất cao rất đáng tin cậy,” Pedersen nói. “Tôi đã bay chiếc máy bay đó với tốc độ 2,47 mach (tức 2.940 km trên giờ) … Với tốc độ đó, chiếc máy bay F-4 sẽ bị bung ra do nóng lên. ”

Đẩy F-4 đến ngưỡng giới hạn, họ cần vạch ra chiến thuật mới.

Ảnh của Epoch Times
Một chiếc F-4 Phantom thả một loạt bom Mark 82 xuống miền Nam Việt Nam. (Được sự cho phép của Hải quân Hoa Kỳ)

Ông cho biết thêm: “Tất cả chúng tôi đều có các ý kiến riêng bởi vì chúng tôi đều đã đi trên các tàu sân bay khác nhau ít nhất hai lần. Và một trong hai người trong chúng tôi đã bị bắn hạ hai lần”. Tiếp đó, họ đã lái máy bay theo những chiến thuật mới của mình để chứng minh rằng chúng hiệu quả.

Không chỉ hiểu rõ về các máy bay chiến đấu MiG, ông còn biết cách đánh bại chúng. Đó là cách điều khiển mới liên quan đến việc phóng thẳng lên, thẳng đứng, đốt cháy nhiên liệu hoàn toàn ngay ở vòi đốt (tốc độ 0). Điều này sẽ đánh bại kẻ thù.

Pedersen nói: “Không có phi công MiG nào trên thế giới có thể theo dõi được bạn tại vùng bay đó. “Bay cao tới 40.000 feet. Và máy bay MiG không thể làm được điều đó."

Điều đó phù hợp với chiến thuật “bay trong trứng”, là bay đến vị trí phía trên cùng của “quả trứng”, lộn ngược máy bay ở “đỉnh của quả trứng”. Lúc này phi công có thể quan sát toàn diện kẻ địch bên dưới, sau đó sà xuống từ phía sau để tiêu diệt máy bay địch.

Pedersen giải thích: “Nếu bạn không có cú bắn tốt, bạn vẫn tiếp tục. Nếu bạn bắn trượt, bạn lại bay thẳng theo chiều dọc, thẳng lên và lộn ngược trên đỉnh quả trứng.

Trong khi bạn ở dưới đó chiến đấu, một máy bay khác, là người yểm trợ của bạn, sẽ luôn ở trên cao theo dõi trận chiến và đề phòng những người khác.”

Bạn hoàn toàn có thể tiêu diệt hai, ba hoặc thậm chí sáu máy bay địch trong một trận không chiến khốc liệt”.

Chỉ trong vòng vài tuần, họ đã sẵn sàng tái tham chiến. Kỹ thuật bay mới và được cải tiến này rất nhanh được áp dụng trong quân đội Hoa Kỳ và vào cuối chiến tranh, tỷ lệ tiêu diệt từ 2 - 1 đã tăng thành 24 - 1 (bị bắn rơi 1 chiếc máy bay trong khi đối phương bị bắn rơi 24 chiếc).

Điều làm nên thành công cho sự trở lại này là việc các phi công vượt qua giới hạn an toàn do nhà sản xuất đặt ra; Một chiếc máy bay chiến đấu F-4 thật sự có thể làm được nhiều điều hơn so với các nhận định ban đầu.

Ảnh của Epoch Times
Dan Pedersen. (Trái: Được phép của Dan Pedersen; Bên phải: Được phép của Bảo tàng Hàng không Palm Springs)

Pedersen nói: “Hệ số an toàn được tích hợp trong chiếc máy bay đó là khá lớn. So với 5 năm đầu của cuộc chiến đó, hiện một chiếc máy bay F-4 có thể phát huy tác dụng hơn rất nhiều."

Vậy thì, những người đứng đầu quân đội đã nghĩ gì về việc phá vỡ các quy tắc an toàn của họ?

Pedersen nói: “Kết quả thành công quá rõ ràng, không có gì bàn cãi. Khi giành chiến thắng ở mức độ tỷ lệ tiêu diệt 24 trên 1, không ai có thể đánh bại chúng tôi.

“Chúng tôi thực sự đã thắng trong cuộc chiến trên không ở Việt Nam. Ai còn có thể tranh cãi được điều ấy?

"Không ai ở Washington có thể bác bỏ điều ấy."

Hiện tại, với bộ phim “Top Gun: Maverick”, chúng ta chứng kiến những tiến ngoạn mục trong công nghệ máy bay, chiếc F-35 với khả năng cất cánh và hạ cánh thẳng đứng, chiếc F-22 Raptor có khả năng tàng hình. Trong phim, các phi công lái chiếc F-18 Super Hornet đáng ngưỡng mộ và mạnh mẽ.

Vậy tất cả sự cải tiến tinh xảo này có thay đổi các quy tắc trong một cuộc không chiến?

Ảnh của Epoch Times
F-18 Super Hornet. (Miguel Lagoa / Shutterstock)

Theo Pederson, câu trả lời là không.

“Chỉ cần một viên đạn cũng đủ để hạ gục bạn, kể cả ngày hôm nay,” ông nói. "Đưa cho tôi một khẩu súng và một vài tên lửa tầm nhiệt, và tôi sẽ đối đầu với bất kỳ ai ở Trung Quốc hoặc Nga ngay bây giờ."

Một thập kỷ sau khi thành lập Top Gun, vào năm 1980, ông trở thành chỉ huy trưởng của tàu sân bay USS Ranger, chỉ huy 5.000 thủy thủ với độ tuổi trung bình là 19,5 tuổi. Pedersen nói rằng, ưu thế về số lượng trong các loại máy bay phản lực dễ sử dụng vượt xa sự vượt trội về công nghệ của các loại vũ khí siêu đắt tiền khó bảo trì.

Ông nói: “Đôi khi, một chiếc máy bay trị giá 300 triệu đô la không phải là câu trả lời. Cá nhân tôi thích có 8 hoặc 10 máy bay chiến đấu hạng nhẹ có thể bảo trì được hơn, với độ ổn định 98%.”

Ông cho biết thêm: “Các ‘tên lửa kỳ diệu’ [của thời nay]… ai đó đang kiếm được rất nhiều lợi nhuận từ thứ này. Tôi vẫn tin vào sự đơn giản. Khi bay những chiếc MiG thuộc thế hệ cũ hơn, những khẩu súng máy vẫn hoạt động được 98% thời gian ”.

Di sản của trường Top Gun ngày nay vẫn tiếp tục và quan trọng như trong cuộc chiến ở Việt Nam. Họ tiếp tục đào tạo 1% phi công máy bay chiến đấu hàng đầu, những người truyền thừa lại kiến thức cho phi đội của họ — với rất nhiều sự tín nhiệm. Kết quả thành công của họ đã nói lên tất cả.

“Chúng tôi đã viết lại chiến thuật hàng không mà hiện vẫn là tiêu chuẩn trên toàn thế giới” Pedersen cho biết. Ông cũng tán dương công lao của những người xứng đáng- những người trẻ tuổi có tư tưởng độc lập, cũng như trường Top Gun ngày nay. “Không chỉ tôi, mà tám người chúng tôi và một số thành viên cấp cao đã giúp tôi kiên cường— Việc chúng tôi cố gắng làm lúc đó khá mạo hiểm, những điều mạo hiểm như vậy trong suốt 60 ngày.”

"Vì vậy, khi chúng tôi tham chiến và tỷ lệ tiêu diệt là 24 trên 1, tôi muốn đảm bảo câu chuyện được kể chính xác."

Ảnh của Epoch Times
Những người hướng dẫn Top Gun vào năm 1969 với 8 tên in đậm là thành viên trong đội của Peterson. (Được sự cho phép của Hải quân Hoa Kỳ)

Minh Hòa
Theo Michael Wing - Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Người sáng lập TOPGUN kể về khởi đầu của trường phi công tác chiến tinh nhuệ và viết lại sách hướng dẫn không chiến